22/09/2016
Kỹ thuật chăn nuôi thỏ đã được nhiều hộ nông dân áp dụng vào nghề nuôi thỏ đã có từ lâu đời, trong đó chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và điều đáng quan tâm hơn là người tiêu dùng chưa quen sử dụng thịt thỏ như là thực phẩm có thể thay thế các loại thực phẩm quen thuộc khác như thịt bò, heo, gà, vịt, cá … trong các bữa ăn hàng ngày. Ngày nay, trước sự hấp dẫn của các món thịt thỏ chế biến đang ngày càng phổ biến tại các siêu thị, cùng với sự quan tâm của người tiêu dùng trong việc lựa chọn loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, các món ăn được chế biến từ thịt thỏ dần dần xuất hiện ngày càng nhiều trong các bữa ăn của nhiều gia đình.
I. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA THỎ
Thỏ là vật nuôi rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh, khả năng thích ứng với môi trường kém. Thân nhiệt của thỏ thay đổi theo nhiệt độ không khí môi trường. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Thân nhiệt, tần số hô hấp và nhịp đập của tim thay đổi tỷ lệ thuận với nhiệt độ không khí môi trường. Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển, thỏ mẹ có thể phân biệt được con đàn khác đưa đến bằng cách ngửi mùi. Thỏ rất thính tai và tinh mắt, trong bóng tối thỏ vẫn nhìn thấy để ăn uống bình thường và phát hiện được những tiếng động rất nhỏ.
- Sinh lý tiêu hóa:
Thỏ là gia súc có dạ dày đơn, dạ dày thỏ co giãn tốt nhưng co bóp yếu. Các chất dinh dưỡng được phân giải nhờ các men tiêu hóa của dạ dày và ruột sẽ được hấp thụ chủ yếu qua ruột non. Ruột già chủ yếu hấp thụ các muối và nước.
Manh tràng là đoạn đầu của ruột già có kích thước rất lớn. Đây là bộ phận chính tiêu hóa chất xơ (cỏ, lá cây,…) nhờ có hệ vi sinh vật cộng sinh.
- Sinh lý sinh sản:
Thỏ rất mắn đẻ, tuổi thành thục sinh dục từ 5 – 6 tháng, mang thai trung bình 30 ngày và sau khi đẻ 1 - 3 ngày động dục trở lại. Chu kỳ động dục của thỏ thay đổi (10 – 16 ngày). Thỏ cái chỉ cho phối giống khi động dục và 9 – 10 giờ sau khi giao phối trứng mới rụng (Đinh Xuân Bình), đây là đặc điểm sinh sản khác với các loài gia súc khác. Trên cơ sở đặc điểm này, người ta thường ứng dụng phương pháp “phối kép”, “phối lặp” tức phối giống 2 lần, lần phối thứ hai cách lần phối thứ nhất từ 4 – 6 giờ, để tăng số lượng trứng được thụ tinh và số lượng con đẻ ra trong 1 lứa.
Thỏ con mới sinh ra chưa có lông, sau 1 ngày tuổi bắt đầu mọc lông tơ, ba ngày tuổi thì có lông dày, ngắn 1 mm, năm ngày tuổi lông dài 5 - 6 mm và 20 - 25 ngày tuổi bộ lông được phát triển hoàn toàn. Thỏ con mở mắt vào 9 - 12 ngày tuổi.
II. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
1 Khả năng sinh trưởng
Các giống thỏ lai ở Việt Nam có tầm vóc nhỏ hơn so với thỏ ngoại nhưng có khả năng chịu đựng được trong điều kiện chăn nuôi kham khổ và dinh dưỡng thấp, khối lượng trưởng thành đạt 3,5 - 5,5 kg/ con.
2. Khả năng sinh sản
Thỏ là vật nuôi mắn đẻ, một năm có thể đẻ 6 - 7 lứa nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt. Thời gian động dục lại sau khi đẻ rất ngắn nên nếu nuôi dưỡng chăm sóc tốt và cho phối giống sớm sau khi đẻ thì khoảng cách hai lứa đẻ có thể rút ngắn còn 40 - 45 ngày.
3. Khả năng cho thịt
Thỏ mắn đẻ, chu kỳ sinh sản ngắn nên nếu được nuôi dưỡng tốt một thỏ cái mỗi năm đẻ 6 - 7 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con. Sau 3 tháng nuôi khối lượng giết thịt 1,8 - 2,2 kg/con, như vậy một thỏ mẹ có thể sản xuất 80 -100 kg thịt thỏ/ năm.
Thỏ cho tỷ lệ thịt xẻ 46 - 49%, tỷ lệ thịt lọc/ thịt xẻ là 85 - 86%.
III. KỸ THUẬT NUÔI
1. VỆ SINH CHUỒNG TRẠI
Các trại chăn nuôi lớn hàng tháng phun thuốc khử trùng một lần. Ngoài ra, nên rắc vôi khử trùng tiêu độc. Cần tránh không cho người lạ ra vào tự nhiên khu chăn nuôi đề phòng lây bệnh từ người sang thỏ.
Trong chăn nuôi thỏ gia đình, nên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tháng phun thuốc khử trùng (iodine) một lọ. Hàng ngày phải quét dọn phân, rác đọng lại ở đáy, góc chuồng thỏ.
2. Chọn thỏ giống
Nên mua thỏ giống từ những gia đình quen biết, tin tưởng họ là những người nuôi thỏ có nhiều kinh nghiệm, quản lý đàn giống tốt, chăm sóc thỏ cẩn thận.
Với đa số các giống thỏ, con cái có thể bắt đầu phối giống được lúc 5 tháng tuổi trở lên, con đực thì muộn hơn khoảng một tháng, vào lúc 6 tháng tuổi trở lên. Cho nên khi gia đình mới nuôi thỏ, nên mua thỏ giống ở lứa tuổi hậu bị, khi chúng biểu hiện rõ đặc điểm ngoại hình, có thể chọn giống được và phối giống được ngay để chóng có thỏ con. Để tránh cận huyết, khi mua thỏ giống phải chọn thỏ cái và thỏ đực giống có nguồn gốc khác bố khác mẹ.
Thỏ chọn làm giống phải khoẻ mạnh, lưng phẳng, cơ thăn, bắp đùi, mông phải đầy đặn và chắc chắn. Chỉ chọn mua những con thỏ có thể lực tốt, linh hoạt, nhạy cảm, mắt sáng sủa, mũi khô, tai và chân sạch sẽ không có vẩy; lông bóng mượt, răng cửa mọc bình thường.
Nên chọn những con thỏ làm giống từ đàn đẻ 5 - 6 con/lứa trở lên. Cần phải cân để chọn những con thỏ có khả năng sinh trưởng tốt, đạt 1,4 - 1,8 kg lúc 3 tháng tuổi làm giống. Để chọn con cái giống, cần theo dõi thỏ mẹ qua ba lứa đẻ, nếu không đạt (ví dụ số con ít hơn 5 con/lứa, hoặc hay cắn con) thì sẽ loại bỏ. Con cái phải có 8 vú xếp thẳng đều ở hai hàng để có thể nuôi được 8 con thỏ con. Thỏ giống nên chọn từ đàn đẻ 6-7 con, đầu nhỏ, chân tay to, nở, mình thon, phần hông nở nang.
Chọn giống thỏ đực thì tìm con đầu to, chân tay to, mập mạp, ngực nở, đặc biệt có dương vật thẳng và hai quả cà (tinh hoàn) đều nhau, nở nang (không bị lép).
3. Thức ăn cho thỏ
Thức ăn xanh Lá ngô, su hào, bắp cải...đó là những thức ăn thô cho thỏ, lá cây đậu, lạc, xoan, sung, mít, lá đu đủ, lá chuối, đậu lạc, cỏ ghi-nê, chè đại, cỏ voi... Cho thỏ ăn theo nguyên tắc thỏ ăn nhiều thì cho ăn, ăn ít thì thôi, nên cho thỏ ăn thức ăn đa dạng.
Tham khảo thêm dòng máy : Máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw
Thức ăn xanh cho thỏ cần thu hái từ nguồn sạch sẽ. Không được cắt thức ăn từ những nơi chăn thả gia súc, gia cầm hoặc đọng nước để tránh các bệnh giun sán. Cũng không được cho thỏ ăn thức ăn đã bị mốc, chua, nẫu, lên men để tránh các bệnh tiêu chảy, trướng bụng đầy hơi.
Không nên chất thức ăn thô xanh (cỏ, lá) thành đống sau khi cắt về, mà nên rải ra hoặc làm giàn phơi ráo nước mới cho ăn.
Có thể làm giàn phơi cỏ khô thật kỹ, bó lại treo lên để dự trữ làm thức ăn vào những ngày mưa, mùa đông khi không có thức ăn xanh.
Thức ăn tinh Tất cả ngô, khoai sắn...củ quả, cùng để nuôi kiểu công nghiệp, . Ngô lúa ngâm thì không nên cho ăn. Nên nuôi công nghiệp hiệu quả cao, năng suất nhanh. Cám Con Cò C16 (loại dành cho lợn từ 30 kg trở lên) vẫn dùng cho thỏ được. Chú ý không cho ăn cám nhiều đạm mà chỉ cần cho thức ăn khoảng 15-16% đạm. Trung tâm nghiên cứu Dê Thỏ khuyến cáo không nên cho thỏ ăn cám đậm đặc vì sợ thỏ ăn nhiều muối nên chết nhưng theo kinh nghiệm của tập huấn viên thì cho với mức độ vừa đủ thì vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho thỏ. Với cách này, tập huấn viên đã chia sẻ kinh nghiệm thức ăn cho thỏ ở nhiều vùng nuôi thỏ của Việt Trì, Tuyên Quang, Hà Giang .
Không nên cho thỏ ăn ngô khô cứng, mà nên cho thỏ ăn cơm, nấu 1 hôm 1 nồi cơm, cho cơm trộn cám.
Cách chế biến thức ăn tinh viên: Cách pha trộn thức ăn tinh cho 10 kg cám như sau: 10 kg cám pha trộn trong đó có 6 kg bột ngô (60%), còn lại cám gạo, cám sắn (10 – 15%), có thêm 15% cám đậm đặc (Cám C20) trộn với nước, đưa máy ép thành viên (độ ẩm vừa phải), phơi khô và bảo quản cho thỏ ăn trong nhiều tháng. Cũng có thể dùng cách chế biến này cho lợn, gà, ngan, vịt...Cho thỏ ăn cám viên cho trực tiếp.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét