01/07/2021
Mách bà con kỹ thuật ủ củ sắn tươi làm thức ăn cho gia súc một cách đơn giản
Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm vô cùng lý tưởng cho sự phát triển của các nông sản và thực phẩm để làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, các loại thực phẩm chỉ có mùa vụ, do vậy để bảo quản được lâu bà con nông dân ở nước ta đã tìm ra một số cách chế biến nông sản bằng cách ủ chua, lên men vi sinh với nhiều lợi ích bất ngờ. Bài viết dưới đây xin chia sẻ đến bà con kỹ thuật ủ củ sắn tươi giúp đàn vật nuôi mau lớn và thức ăn giàu chất dinh dưỡng hơn nhé.
1. Tác dụng của việc ủ chua nông sản
Việc ủ chua và lên men sẽ giúp dự trữ được nguồn thức ăn vào những thời điểm khan hiếm như vụ đông - xuân, khi mưa lũ, ngập lụt hoặc hạn hán. Ngoài ra tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp (lá, thân cây, dây khoai, thân cân chuối…) để nuôi bò, nuôi lợn mang lại nguồn lợi kinh tế cao.
Kỹ thuật ủ chua phải trải qua nhiều công đoạn từ việc lựa chọn nguồn nông sản phù hợp, cắt chúng thành những mẩu nhỏ, cho vào thùng đựng hoặc hố ủ, sau đó bọc kín thùng và hố để tránh nước mưa và không khí vọt vào. Có thể ủ chua củ sắn tươi, lá sắn, củ chuối, ngọn mía, khoai lang…
2. Điều kiện để ủ chua thành công
Đối với mỗi một loại nông sản sẽ có những bước thực hiện hơi khác nhau, nhưng về cơ bản để ủ chua thành công vẫn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
Thùng chứa và hố ủ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn: Nơi chứa đều phải chắc chắn, kích thước đủ lớn và phải chống thấm tốt để nước bên ngoài không thể ngấm vào bên trong. Riêng đối với hố ủ phải láng mịn, tốt nhất là lát gạch men để có thể nén thức ăn chặt hơn và sử dụng được tối đa diện tích của hố. Sau khi nén chặt thức ăn cần che kỹ miệng thùng và hố ủ để tránh nước mưa cùng không khí lọt vào gây mốc, hư hại sản phẩm.
Dù là thức ăn cho vật nuôi nhưng khâu lựa chọn thức ăn cũng phải đảm bảo nguyên tắc: Rau củ quả tươi, có chất lượng tốt, không mốc, không thối… Đối với một số loại thức ăn có tỷ lệ đường cao như khoai lang, khoai tây, củ sắn… dễ lên men thì không cần cho thêm rỉ mật đường. Một số loại thức ăn có tỷ lệ đường kém thì bà con nên cho thêm phụ gia là rỉ mật để khi lên men thức ăn sẽ thơm ngon hơn, kích thích vị giác của vật nuôi.
Thức ăn trước khi cho vào hố ủ phải được nghiền nhỏ và có độ ẩm khoảng 60 - 75%. Nếu độ ẩm cao trên mức này nên hút bớt nước, còn nếu thức ăn khô, già và độ thơm ngon bị giảm thì nên pha loãng mật rỉ đường rồi trộn thêm vào.
Thao tác ủ phải càng nhanh càng tốt để có thể tránh không khí lọt vào nhiều, sau đó đậy kín miệng hố ngay.
Thức ăn sẽ có chất lượng tốt nhất khi được thu hoạch và ủ chua trong cùng 1 ngày. Khi cho khối thức ăn vào ủ cần nén thật chặt theo từng lớp.
3. Kỹ thuật ủ củ sắn tươi
Về cơ bản các bước ủ chua nhiều loại rau củ sẽ giống nhau, tuy nhiên tùy vào từng loại mà có thêm 1 số công đoạn. Dưới đây là chi tiết các bước ủ chua củ từng loại rau củ, bà con nông dân hãy thực hiện theo đúng các công đoạn để có thể ủ chua thành công rau củ tại nhà:
3.1. Kỹ thuật ủ củ sắn tươi
Cũng giống như các loại rau củ khác, củ sắn tươi chỉ có thể để được trong khoảng tối đa 3-5 ngày. Sau đó nếu không sử dụng sắn sẽ bị hỏng và chảy nhựa, không thể nấu thành thức ăn cho vật nuôi được. Chính vì vậy việc đem củ sắn tươi ủ chua với các phụ gia như men vi sinh Men vi sinh BTV, chế phẩm EM1 (1 kg men dùng cho 200kg sắn), … không những tăng thêm được hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn mà còn kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho vật nuôi, khử được chất độc giúp vật nuôi ăn ngon, chóng lớn.
Thành phần chủ yếu trong củ sắn tươi là nước, tinh bột (axit xian hiđric HCN) cao, không thể để được lâu sau khi thu hoạch, hàm lượng dinh dưỡng (chất đạm) lại thấp. Nếu thái lát phơi khô sẽ mất rất nhiều thời gian lại phụ thuộc vào thời tiết. Do đó bà con nên lựa chọn cách ủ chua để tận dụng được loại củ này.
Nguyên tắc ủ chua củ sắn
- Đảm bảo hoàn toàn yếm khí: Kỹ thuật ủ chua củ sắn tươi tại nhà là phương pháp ủ chua yếm khí. Vì vậy, mà việc ủ chua phải đảm bảo yếm khí tốt nhất để tránh không khí lọt vào gây thối, mốc ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn. Vì vậy nên ủ chua bằng túi ủ chua 3A lồng 2 lớp hoặc bể chứa, thùng kín.
- Nên sử dụng 1 số nguyên liệu ủ kèm như muối ăn, bột lá sắn và cám gạo để tăng hương vị và độ thơm ngon cho thức ăn.
Cách ủ chua củ sắn bao gồm các bước:
Bước 1: Nghiền hoặc thái lát củ sắn thật nhỏ, hoặc sử dụng máy băm công nghiệp để băm sắn càng nhỏ càng tốt. Củ sắn khi thu hoạch về sẽ được rửa sạch, đem cắt hết phần thối, hư hỏng, phần già cỗi. Nên tiến hành ủ chua sắn càng sớm càng tốt và lưu ý là phải ủ luôn ngay sau khi nghiền nhỏ sắn.
Bước 2: Định lượng nguyên liệu: Cân sắn để ước lượng được các phụ gia cần thiết với các công thức cụ thể như dưới đây:
+ Công thức 1: Từ 60 - 80kg củ sắn tươi đem nghiền nhỏ trộn lẫn với dây khoai lang tươi băm nhỏ và thêm 0,5kg muối hạt.
+ Công thức 2: Từ 60 - 80kg củ sắn tươi đem nghiền nhỏ trộn lẫn ngọn lá lạc tươi không dùng dây lạc phơi héo và thêm 0,5 kg muối hạt.
+ Công thức 3: 85kg củ sắn tươi đem nghiền nhỏ trộn lẫn bột cám gạo hoặc lá sắn phơi khô hoặc bột phân gà phơi khô và thêm 0,5 kg muối hạt.
Bước 3: Trộn và ủ
Nguyên liệu sau khi được cân đúng định lượng sẽ đem nghiền nát và trộn đều bằng xẻng hoặc nhào bằng tay. Muối ăn cần được trộn đều vào nguyên liệu để tránh chỗ mặn, chỗ nhạt thì bà con nên trộn muối ăn vào phụ gia như lá lạc và dây khoai lang băm nhỏ sau đó mới trộn vào bột sắn tươi.
Các nguyên liệu có thể cho vào túi nilon, bể hoặc thùng chứa. Nhưng tốt hơn cả và đảm bảo điều kiện yếm khí nhất bà con nên sử dụng túi ủ trong hai lớp để tránh không khí, tiết kiệm chi phí cho bà con. Việc ủ trong túi còn tiện lợi cho quá trình lấy thức ăn.
Lưu ý dù ủ ở đâu cũng cần nén chặt, đậy nắp hoặc buộc kín miệng túi hạn chế sự tiếp xúc với không khí và phải đẩy hết không khí ra bên ngoài trước khi buộc miệng bao.
Bước 4: Cách bảo quản
Cần chọn nơi ủ thoáng mát, khô ráo, tránh chuột, bọ, gián cắn thủng bao và nắp đựng. Không nên mở nắp chứa thức ăn trước khi chua. Trong 1-2 ngày đầu bà con cần kiểm tra thường xuyên miệng các bao ủ và nắp bể chứa. Nếu thấy không khí lọt vào nhiều cần phải tìm cách xử lý luôn để tránh hư hại thức ăn.
Hướng dẫn sử dụng củ sắn ủ chua để làm thức ăn chăn nuôi
Kỹ thuật ủ củ sắn tươi làm thức ăn chăn nuôi là công thức chung để bà con áp dụng khi làm thức ăn cho nhiều loại gia súc, gia cầm và thủy hải sản. Do đó cách ủ sắn tươi cho cá, cách ủ sắn tươi cho gà, cách ủ bã sắn cho bò… cũng sẽ làm tương tự như công thức trên.
Đối với công thức ủ sắn cùng bột cám gạo và muối thì sau khoảng nửa tháng có thể sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi được. Còn nếu ủ sắn với bột phân gà và muối thì sau khoảng 1 tháng sẽ sử dụng được.
Nếu ủ củ sắn tươi với dây lạc hoặc dây khoai lang sau khi ủ khoảng 20 ngày bà con có thể sử dụng để làm thức ăn.
Củ sắn ủ chua thành công sẽ để được trong khoảng 5 - 7 tháng (ít nhất 4 tháng), mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng. Thành phẩm có thể sử dụng trực tiếp không cần nấu chín để đảm bảo được độ thơm ngon và vitamin cùng các dinh dưỡng khác.
Với lợn nái, lợn thịt (50 kg trở lên) nên cho ăn khoảng 2 - 3 kg/ngày
Lợn nhỡ (25 - 35 kg) sử dụng 1 - 2 kg hàng ngày
Trâu bò trưởng thành và cần tăng cân: Nên cho ăn 2-3 kg/ngày kèm với cỏ và rơm, cây ngô. Trâu bò khi ăn sắn ủ chua sẽ kích thích tiêu hóa, giúp chúng ăn ngon, lớn nhanh, thịt săn chắc.
3.2. Cách ủ chua lá sắn
Có thể nhiều người chưa biết, trong lá sắn cũng có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao có thể làm thức ăn cho gia sức nhưng trên thực tế nhiều nơi lại bỏ lãng phí.
Việc ủ chua lá sẵn sẽ giúp tận dụng được tối đa nguồn thức ăn đồng thời hàm lượng độc tố acid cyanhydric (HCN) có trong lá sắn sẽ tránh được ngộ độc cho vật nuôi.
Công thức ủ chua
Lá sắn tươi khoảng 100 - 150kg, cùng cám gạo, bột khoai, dây khoai lang cộng với 0,5 kg muối hạt. Có thể cho thêm một số phụ gia khác như rỉ mật đường để tăng độ ngon miệng cho gia súc.
Vật liệu dùng để ủ lá sắn
Sử dụng hố xi măng hoặc hố đào, thùng phi, túi nilon 2 lớp để ủ. Hố ủ phải nhẵn mịn, có hình vuông hoặc hình chữ nhật, hình trụ không có góc cạnh và phải được láng xi măng hoặc lát gạch men. Như vậy khi ủ sẽ tận dụng được tối đa diện tích. Với hố đựng cần có thành chắc, các mạch trát kín tránh ngấm nước và vỡ khi lèn chặt. Nếu có điều kiện nên xây hố vững chắc để sử dụng lâu dài mỗi 1 mét khối thể tích (có thể chứa được khoảng 500 - 600kg lá sắn).
Cách tiến hành ủ chua lá sắn
Lá sắn hái về đem phơi héo trong bóng râm cứ khoảng 2 tiếng lại đem đảo đều 1 lần, dùng máy phay hoặc bơm nhỏ thành các đoạn ngắn. Trộn đều lá sắn với cám gạo và muối ăn theo tỉ lệ chuẩn, sau đó tiến hành cho vào các hố ủ.
- Ủ bằng hố ủ: Trải một lớp rơm khoảng 10 - 15 cm dưới đáy của hố ủ, sau đó lót một lớp lá chuối và cuối cùng là lót túi nilon lên trên để không bị ngấm đất, cát và để bịt kín các góc tránh không khí xâm nhập. Sau khi đã chuẩn bị xong hố ủ, các góc và thành hố đều được bọc kỹ bằng nilon bà con đổ nguyên liệu đã trộn đều vào hố và dùng xẻng nén chặt, mỗi một lớp lá sẽ rải 1 lớp cám gạo và muối hạt. Làm như vậy cho tới khi thức ăn đầy tới miệng hố. Sau đó lấy nilon phủ miệng hố thật kỹ, quấn chặt các góc và rải 1 lớp rơm mỏng lên trên, lấp đất lên để tránh cho nước mưa ngấm vào hố ủ.
- Ủ bằng túi Nilon: Nguyên liệu được chuẩn bị xong sẽ được lèn chặt vào trong túi ủi, vừa cho vừa dùng lực nén thật chặt giống như quá trình cho vào hố ủ, tuy nhiên tránh làm rách phần nilon bên ngoài. Nếu túi nilon bị thủng hoặc rách sẽ khiến quá trình lên men bị ảnh hưởng và khả năng hỏng rất cao. Mỗi một lớp lá sẵn khi cho vào túi bà con cũng nên rắc một lớp cám gạo mỏng và muối lên, làm vậy cho tới khi đầy miệng túi thì buộc chặt bảo quản chỗ khô thoáng, mát mẻ.
Thời gian ủ lá sắn
Thời gian ủ thường phụ thuộc vào thời tiết, nếu mùa hè chỉ mất khoảng 1 tuần đến 10 ngày là có thể đem lá sắn ủ chua làm thức ăn cho trâu bò, nhưng nếu ủ vào mùa đông bạn cần ít nhất nửa tháng để các nguyên liệu lên men. Lá sắn ủ chua được đánh giá là thành công khi mở ra có màu vàng thơm như dưa muối.
Thời gian bảo quản: Từ 5 - 6 tháng.
Hướng dẫn sử dụng
Đối với lá sắn ủ chua bà con nên cho bò ăn ít một để quen dạ dần sau đó mới tăng lượng lên. Mỗi lần cho ăn nên lấy lượng vừa phải phụ thuộc vào cân nặng của gia súc, sau đó buộc chặt thành túi lại để tránh không khí và nước làm hỏng thức ăn.
Ngoài củ sắn tươi ủ chua và lá sắn ủ chua bà con còn hay có câu hỏi “Sắn lát khô dùng để làm gì”. Vậy bài viết xin chia sẻ thêm thông tin hữu ích về sắn lát khô như sau: Cũng giống như sắn tươi ủ chua sắn lát cũng được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi, được dùng để sản xuất Cồn (ethanol) phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, việc phơi sắn sẽ tốn nguyên liệu và mất nhiều thời gian, ngoài ra còn phụ thuộc vào thời tiết. Vì thế, sắn ủ chua vẫn là phương pháp tối ưu nhất để làm thức ăn cho gia súc và thủy hải sản.
Trên đây là một số kỹ thuật ủ củ sắn tươi và cách ủ chua một số loại thực phẩm làm thức ăn chăn nuôi, bà con có thể áp dụng tại nhà để tận dụng và chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi của mình nhé!
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét