22/06/2021
Kỹ thuật nuôi gà tre thịt nhanh thu hoạch
Gà tre là giống gà dễ nuôi và có giá trị kinh tế rất cao. Đến nay, dù đã có rất nhiều giống gà khác nhau nhưng các sản phẩm từ gà tre vẫn có chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Một quả trứng gà tre có thể được xuất bán ở mức 2,5 – 4 ngàn đồng, thịt gà tre thương phẩm có thể lên đến 150 – 180 ngàn đồng/ kg. Rất nhiều người đã dành thời gian tìm hiểu cách nuôi gà tre. Do đó, bài viết sẽ gửi đến bà con một vài hướng dẫn về kỹ thuật nuôi gà tre thịt và gà tre đẻ trứng.
Cách chọn giống gà tre
Người ta chọn giống gà tre từ những cá thể mới nở 1 – 3 ngày. Gà tre con đạt tiêu chuẩn là những cá thể có các đặc điểm:
Khối lượng 15 – 18g/con
Bộ lông màu vàng bông và sợi lông mịn đều, không loang lổ
Nhanh nhẹn, mỏ khép kín, chân láng bóng và mạnh khỏe, bụng thon, rốn kín.
Không có bất kì dị tật nào
Mắt sáng, lanh lẹ
Nếu chọn trứng cho ấp, bà con chọn trứng của những con gà mái khỏe mạnh, không bị dị tật, nhanh nhẹn, linh hoạt, có lịch sử đẻ trứng đều và liên tục trong thời gian dài. Nếu nuôi gà mái chỉ để đẻ trứng mà không ấp thành con thì bà con không cần nuôi cùng gà trống và ngược lại.
Xây dựng chuồng trại nuôi gà tre
Mật độ chuồng gà tre
Mật độ nuôi gà là yếu tố tiếp theo bà con cần cân nhắc để từ đó biết được diện tích chuồng trại của mình xây dựng nên sẽ nuôi được đàn gà như thế nào thì hợp lý:
Mật độ nuôi nhốt hoàn toàn: 8 – 10 con/m2
Mật độ nuôi theo mô hình bán tự nhiên: 1 – 1.2 con/m2(bao gồm cả diện tích thả vườn)
Vật liệu làm chuồng
Vật liệu làm chuồng gà rất đa dạng, bà con có thể tận dụng các nguồn vật liệu có sẵn của gia đình và vật liệu dễ tiếp cận ở địa phương. Tuy nhiên, nếu hướng đến tiêu chí sử dụng lâu dài và muốn thuận tiện trong quá trình vệ sinh, chuồng làm bằng khung sắt bọc lưới thép hiện vẫn có ưu thế hơn cả.
Chuồng nuôi nên có chân cao 0.4 – 0.5m để vừa thoáng mát vừa hạn chế ảnh hưởng của các loài động vật gây hại như rắn, chuột…
Gà con cần có lồng úm do lúc mới sinh chúng không thể tự duy trì thân nhiệt ổn định. Kích thước lồng úm là dài x rộng x cao = 2 x 1 x 0.5 m/ 100 gà con, xung quanh được bao bằng bạt hoặc vải, giữa lồng có thiết bị sưởi.
Thức ăn cho gà:
Gà là một trong số con vật nhạy cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rửa.
Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
Đối với gà thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng bằng gà nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.
Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.
- Ngày đầu tiên chỉ cho gà uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà.
- Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.
Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.
- Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.
Chế biến thức ăn cho gà tre
Để tự tận dụng các nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Người chăn nuôi nên dùng các thiết bị để chế biến làm thức ăn cho gà giúp tiết kiệm thời gian và nhân công. Ví dụ như:
Dùng Máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw (phễu tròn) để nghiền bột các loại nguyên liệu như: Hạt ngô, các loại hạt ngũ cốc, sắn củ (sắn lát) khô, các loại cá khô, lá cây khô,... từ dạng thô sang dạng tinh bột làm nguyên liệu để ép cám viên, hoặc chế biến các dạng thức ăn khác cho gà.
Dùng Máy làm cám viên trục đứng 3A3Kw để ép, đùn cám viên từ các nguyên liệu dạng cám như: cám ngô, cám gạo, bột đỗ tương, bột sắn, bột cá... thành dạng cám viên có đủ chất dinh dưỡng cho gà.
Phòng ngừa dịch bệnh cho gà tre
* Vệ sinh phòng bệnh:
- Thức ăn tốt.
- Nước sạch.
- Con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao.
- Chuồng nuôi sạch.
- Quanh chuồng nuôi phải phát quang.
- Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.
* Phòng bằng Vaccine:
Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh:
- Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.
- Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.
- Vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.
Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.
*Phòng bằng thuốc:
- Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol...
- Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,...
Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét