10/04/2021
Hướng dẫn kỹ thuật ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh
Áp dụng kỹ thuật ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh chính là giải pháp vừa tiết kiệm chi phí thức ăn vừa đảm bảo giúp cho vật nuôi phát triển tốt mà không gây hại đến môi trường. Vậy có những kỹ thuật ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh nào, cách thực hiện ra sao,…? Để giải đáp những thắc mắc ấy hãy tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây của chúng tôi bạn nhé.
1. Phương pháp lên men ướt
Đây là một phương pháp khá dễ thực hiện, không tốn quá nhiều công sức, dù trong điều kiện nào cũng nhanh lên men. Thậm chí, bà con có thể lên men được cho cả bã đậu, bã sắn, các loại rau và thức ăn lên men, tất cả đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất. Cách thực hiện như sau:
+ Nguyên liệu chuẩn bị
100kg bột ngô hoặc cám gạo
100 lít nước sạch
0.5 kg men ủ vi sinh BTV. Bạn có thể mua sản phẩm này tại công ty CPĐT Tuấn Tú.
+ Cách thực hiện
Bước 1: Lấy 0.5 men ủ vi sinh BTV trộn cùng 4kg bột ngô hay cám gạo rồi sau đó cho vào thùng nước sạch 100 lít. Nên nhớ sử dụng loại không có sắt, không bị nhiễm mặn. Khuấy đều tất cả lên rồi để trong vòng 1 giờ.
Bước 2: Cân số nguyên liệu còn lại rồi trộn sơ qua cho đều, đổ từ từ vào trong thùng nước có men đến khi nào hết hoặc thấy nước hơi ngập phần mặt bột là được. Trường hợp thấy khô, thiếu nước thì thêm vào, thừa nước thì bỏ bớt. Cần lưu ý, trước khi đổ bột vào trong thùng thì phải khuấy để men được tan hết.
Bước 3: Để hở miệng trong thời gian 4 đến 5 giờ rồi mới đậy kín thùng lại.
Bước 4: Nếu mùa đông cần đặt thùng thức ăn vào khu vực ấm, còn vào mùa hè nên để ở nơi thoáng mát để thức ăn được lên men tốt hơn.
Với cách ủ cám gạo này thì tùy vào điều kiện thời tiết mà thời gian lên men sẽ nhanh hay chậm. Nếu nhiệt độ khoảng 30 độ C thì cần khoảng 24 giờ. Còn nhiệt độ từ 30 độ C trở xuống thì phải mất 24 đến 28 giờ lên men. Để nhận biết kỹ thuật ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh này có thành công hay không bạn có thể ngửi mùi, đảm bảo thơm mát và mùi chua nhẹ là được.
+ Lưu ý
Khi thức ăn lên men sẽ đẩy lên trên nên khi cho bột không được cho quá đầy mà phải đảm bảo cách miệng thùng chừng 15cm.
Mùa thu và mùa đông tiết trời mát mẻ nên có thể thực hiện một lần lên men rồi để cho vật nuôi ăn vài ngày. Còn nếu trời nóng, nhiệt độ trên 30 độ C thì tốt nhất chỉ nên cho ăn kéo dài khoảng 2 ngày dù áp dụng cách ủ cám ngô cho gà hay bất kỳ loài vật nào khác.
Trường hợp thùng lên men có lọt bọt khí hoặc bị mở ra nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng bị nấm trắng trên mặt. Do đó bà con cần nhớ đậy kín thùng lên men và chỉ nên cho lên men một lượng thức ăn đủ để dùng trong 1 đến 2 ngày vào một thùng là được. Giả sử nếu bị một ít nấm trắng thì bạn vẫn có thể dùng cho heo ăn được.
Với cách ủ thức ăn cho lợn, gà này thì khi cho vật nuôi ăn bà con cũng nên nhớ phải nhấn chìm bột ở trên xuống để giúp nó trộn đều với dịch lên men ở dưới.
2. Phương pháp lên men ẩm
Đây cũng là phương pháp dùng men ủ thức ăn chăn nuôi được ưa chuộng hiện nay. Theo đó, nó đòi hỏi điều kiện lên men chặt chẽ hơn phương pháp trên, cũng tốn công hơn, thích hợp dùng khi lên men cho các loại bột, không phù hợp sử dụng cho bã đậu, bã sắn.
Nếu bà con đang nuôi heo số lượng lớn hoặc cần lượng thức ăn có độ ẩm thấp cho vào máng ăn tự động nuôi gà, nuôi chim cảnh, chim cút, nuôi cá,… thì có thể áp dụng phương pháp này. Ưu điểm của nó là cho phép bà con có thể ủ được trong bao tải đầy tiện lợi và tiết kiệm. Cách thực hiện đơn giản như sau:
+ Chuẩn bị nguyên liệu
100kg bột ngô hay cám gạo
0.5kg men ủ vi sinh BTV
35 lít nước sạch
+ Cách thực hiện
Bước 1: Cho 0.5 men ủ vi sinh BTV và 2 kg bột ngô hay cám vào trong chiếc thùng có chứa 35 lít nước sạch. Khuấy hỗn hợp nguyên liệu cho chúng hòa quyện vào nhau rồi để trong vòng 1 giờ để thu được nước men.
Bước 2: Trộn ngô và cám cho đều rồi sau đó tưới nước men lên. Sử dụng xẻng trộn qua lần đầu rồi sau đó dùng sàng hoặc tay để xoa giúp cho bột tơi và đảm bảo độ ẩm được đồng đều. Trong một số cơ sở chăn nuôi lớn cần lượng thức ăn chăn nuôi nhiều bà con có thể trang bị thêm máy trộn. Cách thực hiện thiết bị này cũng tương đối đơn giản, chỉ cần cho nguyên liệu vào trong máy trộn rồi trộn sơ qua, sau đó cho nước men vào trộn đến khi nào bột tơi và thấy độ ẩm đồng đều là được.
Bước 3: Cho nguyên liệu trộn được vào thùng hay bao tải có lót ni lông nhưng không được lèn và dỗ chặt. Để hở miệng thùng, bao tải trong thời gian 5 đến 6 giờ rồi sau đó mới buộc chặt. Đặt nó ở nơi ấm áp nếu trời lạnh hoặc nơi thoáng mát nếu trời nóng.
Tùy theo nhiệt độ ngoài trời như thế nào mà thời gian ủ lên men có thể sẽ khác nhau. Giả sử nhiệt độ ngoài trời cao trên 30 độ C thì cần khoảng 24 đến 36 giờ để ủ. Còn nhiệt độ bên ngoài trời thấp, dưới 25 độ C thì cần từ 36 đến 48 giờ để ủ. Để biết thức ăn đã ủ thành công hay không thì hãy kiểm tra xem, nếu nhiệt độ tăng, mùi thơm mát và chua nhẹ nghĩa là đã đặt yêu cầu. Bà con có thể áp dụng ủ chua thức ăn cho cá, gà, lợn,… như thế này với số lượng tùy ý, song tốt nhất là đủ để cho vật nuôi dùng tối đa vài ngày. Thức ăn ủ trong một túi hoặc 1 thùng chỉ được dùng trong ngày sau khi mở túi.
+ Lưu ý
Với phương pháp lên men ẩm bà con nên nhớ không được nén hay chỗ chặt thức ăn khi đóng vào bao tải, thùng. Ngoài ra, cũng không được để các bao đè lên nhau, duy trì nhiệt độ khi ủ thức ăn đạt yêu cầu, phù hợp với điều kiện thời tiết.
Sử dụng túi hay thùng không được buộc đậy kín, túi bị thủng, mở túi thức ăn được ủ ra nhiều lần sẽ xuất hiện đám mốc trắng và không thể dùng cho vật nuôi ăn. Vì vậy, khâu lựa chọn nguyên vật liệu để ủ thức ăn cũng rất quan trọng không thua kém gì khâu ủ.
3. Cách cho ăn
Với 2 kỹ thuật ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh trên bà còn có thể áp dụng cách cho ăn như sau:
- Dùng phối trộn cùng thức ăn đậm đặc nhằm mục đích bổ sung chất đạm, vitamin, khoáng vi lượng giúp vật nuôi phát triển nhanh chóng, sinh sản tốt, tiết kiệm được nhiều chi phí cho thức ăn.
- Không trộn thức ăn đậm đặc với thức ăn đã lên men trước mà chỉ nên thực hiện trước khi cho ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ chọn loại thức ăn đậm đặc, hàm lượng đạm trên 45% được bán tại các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có uy tín, như vậy mới đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao cho vật nuôi.
- Thực hiện xong cách ủ thức ăn cho lợn đã lên men cùng thức ăn đậm đặc thì để nguyên dạng thức ăn vậy hoặc trộn thêm chút nước thành dạng lỏng cho vật nuôi dễ ăn hơn. Tùy theo mỗi loại vật nuôi chim câu, cút, chim cảnh, gà, vịt, ngan,… ở giai đoạn nào mà tỉ lệ pha trộn thức ăn đậm đặc với thức ăn đã lên men cũng có sự khác nhau.
Loại nhỏ: Nếu là phương pháp lên men ướt thì sử dụng 1kg thức ăn đậm đặc cùng 4kg thức ăn đã lên men. Nếu là phương pháp lên men ẩm thì cần 1kg thức ăn đậm đặc trộn với 3kg thức ăn đã được ủ lên men.
Loại vừa: Với phương pháp ủ men ướt cần trộn 1kg thức ăn đậm đặc với 5kg thức ăn đã ủ lên men. Còn với phương pháp ủ men ẩm thì cần 1kg thức ăn đậm đặc trộn với 4kg thức ăn đã ủ lên men.
Loại lớn: Sẽ thích hợp với tỉ lệ 1kg thức ăn đậm đặc cùng với 6kg thức ăn đã được ủ lên men bằng phương pháp lên men ướt. Còn 1kg thức ăn đậm đặc trộn với 5kg thức ăn đã lên men sẽ là tỉ lệ phù hợp cho cách ủ lên men ẩm.
Loại đẻ trứng: 1kg thức ăn đậm đặc sẽ phù hợp kết hợp với 6kg thức ăn đã lên men bằng phương pháp men ướt. Còn phương pháp men ẩm sẽ thích hợp tỉ lệ 1kg thức ăn đậm đặc trộn với 5kg thức ăn đã ủ lên men.
Với cách sử dụng men ủ thức ăn chăn nuôi thì bà con có thể cho vật nuôi ăn tự do một ngày từ 2 đến 3 lần. Song, nên nhớ thức ăn không được để thừa trên máng qua đêm vì khi đó vi sinh vật, vi khuẩn có hại sẽ phát triển nhanh và khi vật nuôi ăn vào rất dễ mắc bệnh.
4. Mua men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều địa chỉ phân phối các loại men ủ thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên về chất lượng thì không phải nơi nào cũng đảm bảo đáp ứng được yêu cầu. Thấu hiểu điều đó công ty CPĐT Tuấn Tú đã cho ra mắt loại men vi sinh BTV với khả năng ủ lên men nhiều loại thức ăn chăn nuôi rất tốt cho gia súc, gia cầm, hỗ trợ vật nuôi mau ăn chóng lớn, để sai, nhiều trứng,…
Lợi ích mà men vi sinh BTV mang lại như sau:
Cho phép bà con tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương như: thân lá ngô, cỏ voi, dây khoai lang,… để ủ thức ăn, đảm bảo tiết kiệm chi phí chăn nuôi.
Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nhất là bệnh đường ruột ở vật nuôi, tiết kiệm nhiều chi phí thuốc men.
Giúp gia súc, gia cầm phải triển tốt, đem lại năng suất cao.
Tạo ra thực phẩm sạch, an toàn cho người dùng.
Giúp khử mùi hôi thối trong trang trại chăn nuôi, cải thiện môi trường nuôi gia súc, gia cầm hiệu quả.
Trên đây là kỹ thuật ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh và những chia sẻ giúp bà con nắm rõ địa chỉ nên mua men ủ vi sinh BTV. Còn thắc mắc điều gì liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn bạn nhé.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét