22/09/2016
Kỹ thuật nuôi lợn thịt để đạt hiệu quả cao cần có các yếu tố sau:
- Chọn giống tốt tỷ lệ nạc cao (từ 45% trở lên).
- Thức ăn bổ sung chuồng trại hợp lý, tạo môi trường chăn nuôi thích hợp.
- Thức ăn chất lượng tốt, phù hợp, cho ăn đúng phương pháp.
- Thực hiện đầy đủ công tác vệ sinh tiêm phòng.
- Ghi chép đầy đủ diễn biến của đàn lợn.
I. CHUỒNG TRẠI: Nên bố trí trên nền đất cao ráo không ngập úng, xa dân cư, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây tlợn hướng Đông Tây.
- Độ dốc 2%, chuồng không bị ẩm ướt, nên lát bằng gạch chỉ, mái chuồng không quá thấp để chuồng thông thoáng tự nhiên không xây kín xung quanh.
- Về kích thước nên trung bình: 12 - 15 (m2/ô)
- Máng ăn dốc, dễ rửa không để thức ăn tồn đọng trong máng.
II. CHỌN GIỐNG: Nên nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao, thân dài, mông nở, bụng thon.
Chú ý: Hạn chế mua nhiều loại giống nhiều nơi về nuôi, phải nắm lý lịch nguồn gốc giống lợn mua về nuôi, lợn phải đều về trọng lượng.
III. VỆ SINH CHUỒNG TRƯỚC KHI THẢ LỢN
- Trước khi thả lợn: Vệ sinh sạch sẽ quét vôi nền chuồng (tẩy uế xung quanh, có đủ nước uống).
- Khi đã mua lợn về nuôi: Nên vào ngày mát, lúc mát, tức sáng sớm hay chiều tối, thời gian vận chuyển càng ngắn càng tốt.
Cho lợn uống nước ngay sau khi thả vào chuồng, pha cho uống Glucoza hay thuốc điện giải.
Tạo thói quen cho lợn đi đúng chỗ bằng cách hằng ngày quét dồn phân vào nơi quy định, tuyệt đối không được tắm cho lợn ngay.
1. Thức ăn: Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn thịt, thức ăn tốt giúp lợn mau lớn, lãi suất cao, nâng cao phẩm chất quầy thịt. Tùy điều kiện cụ thể của từng hộ chăn nuôi có thể dùng máy trộn thức ăn chăn nuôi và sử dụng các phương thức sau:
- Dùng thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có ở địa phương.
- Dùng thức ăn tự trộn.
- Dùng thức ăn hỗn hợp (hay cám bao) của các Xí nghiệp Thức ăn gia súc có uy tín.
* Chú ý: Khi phối hợp khẩu phần cần lưu ý đến tỷ lệ tối đa của một số nguyên liệu.
- Khoai mì: Có chứa HCN rất độc, nên sử dụng nguyên liệu đã qua chế biến.
- Đậu nành phải được rang chín, nếu cho ăn sống dễ gây tiêu chảy, nhưng không nên rang cháy.
- Bột cá: Sử dụng bột cá loại tốt, không nên để lẫn sạn, cát…
- Premix: Là chế phẩm bổ sung thêm axit amin, vitamin, khoáng vi lượng… Premix có nhiều loại khác nhau Aminoaxit (Mỹ), Vitamin (Nhật), Embavit (Anh), premix cho các loại lợn số 1-4 (Bayer), Polypac (Đại học Nông lâm Tp HCM). Liều lượng tlợn lời chỉ dẫn.
2. Chế độ cho ăn:
Khi lợn mới bắt về cho ở chuồng riêng càng xa lợn cũ càng tốt. Ngày đầu không nên tắm lợn, nên cho lợn ăn (nhất là lợn con) ăn khoảng 1/2 nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no, thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với nơi bán lợn, sau đó nếu thay đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ từ. Căn cứ vào đặc điểm phát triển của lợn và điều kiện chăn nuôi của từng hộ mà có 2 phương thức cho ăn:
- Phương thức cho ăn tự do:
Cho lợn ăn tự do tlợn nhu cầu từ cai sữa đến xuất chuồng. Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
+ Ưu điểm: Lợn mau lớn nên thời gian nuôi ngắn, quay đồng vốn nhanh.
+ Khuyết điểm: Không tiết kiệm được thức ăn, lợn có tỷ lệ mỡ cao.
- Phương thức cho ăn định lượng:
+ Lợn dưới 60 kg: Ở giai đoạn này cho ăn tự do tlợn nhu cầu phát triển của lợn (ở giai đoạn dưới 30 kg nên cho lợn ăn nhiều bữa trong ngày).
+ Từ 61 kg đến lúc giết thịt: Ở giai đoạn này nếu cho ăn nhiều lợn sẽ mập do tích lũy mỡ, nên cho ăn hạn chế khoảng 2,3 - 2,7 kg/con/ngày và sử dụng đúng loại thức ăn. Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
+ Ưu điểm: Tiết kiệm được thức ăn, lợn có tỷ lệ nạc cao hơn phương thức cho ăn tự do.
+ Khuyết điểm: Thời gian nuôi kéo dài.
V. NƯỚC UỐNG
Nước uống cho lợn phải sạch sẽ và đủ lượng nước lợn nhu cầu.
VI. CHĂM SÓC
- Luôn đảm bảo đàn lợn sạch sẽ, thoáng mát, khu vực chăn nuôi phải yên tĩnh, không xáo trộn ảnh hưởng đến lợn.
- Thường xuyên kiểm tra nước uống, thức ăn trước khi dùng.
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện những trường hợp bất thường xảy ra. Đánh dấu theo dõi, kiểm tra thức ăn hàng ngày để điều chỉnh kịp thời.
VII. VỆ SINH PHÒNG BỆNH
1. Vệ sinh chuồng trại:
- Rửa và phun thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ ít nhất 3-7 ngày trước khi thả lợn vào chuồng.
- Hàng ngày phải quét phân trong chuồng giữ cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ.
- Xử lý xác chết gia súc nghiêm ngặt: Chôn sâu, đốt...
- Ngăn cách khu vực chăn nuôi lợn với các súc vật khác như: Chó, mèo…
- Nên có kế hoạch rửa chuồng, phun thuốc sát trùng và diệt ruồi, muỗi mỗi tháng một lần.
2. Vệ sinh thức ăn và nước uống:
- Thường xuyên kiểm tra thức ăn trước khi cho lợn ăn, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không bị thiu, thối, mốc…
- Nước uống phải đủ, sạch và không bị nhiễm bẩn.
- Nếu sử dụng thức ăn tự trộn thì định kỳ phải trộn kháng sinh vào thức ăn để ngừa bệnh cho lợn.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét