22/09/2016
Kỹ thuật nuôi giun quế hiện nay đã có nhiều mô hình nuôi được áp dụng như nuôi trên đồng ruộng, nuôi trong khay chậu hay nuôi trong nhà.
Nuôi giun nhằm tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy hải sản, việc nuôi giun quế cũng đơn giản, ta có thể nuôi trong chum, chậu, những bể nước không còn sử dụng, và nếu quy mô lớn hơn ta có thể làm chuồng bằng tấm bạt nilon
Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình nuôi giun quế: từ đơn giản như nuôi trong khay, chậu trên một diện tích nhỏ, đến nuôi trên đồng ruộng (có hoặc không có mái che), hay nuôi trong những nhà nuôi kiên cố… Nhưng nhìn chung, các mô hình này đều phải đảm bảo đc những yêu cầu kỹ thuật phù hợp với đặc điểm sinh lý của con giun quế.
1. Chuẩn bị khu nuôi giun
Phải nghiên cứu xem vùng đất dự định làm trại nuôi không bị ngập nước vào mùa mưa, những nơi bị ngập úng tuyệt đối không nên làm trại vì giun sẽ bị chết hoặc di chuyển đến những nơi khác.
Trại nuôi giun có thể thiết kế dưới tàn cây bóng mát hoặc dưới hàng cây công nghiệp, cây ăn quả càng tốt vì đảm bảo được độ ẩm thích hợp vào mùa nắng nóng
Diện tích 100m2: Ngang: 5m; dài: 20m; cao: 0,4m (luống); 2,5m (chuồng).
Bề ngang 5m ta xây thành 2 luống mỗi luống 2m và chừa đường đi ở giữa 1m. Chiều cao: Xây khoảng 4 viên gạch là đủ. Đáy: Lót 1 lớp vữa hồ khoảng 4cm (vữa hồ trộn non). Mái che: Cách tốt nhất nên che mái bằng lá là hợp lý nhất. Tuy nhiên nếu làm chuồng dưới tàn cây bóng mát thì có thể lợp mái bằng bất cứ vật liệu gì cũng được.
Diện tích 200-300m2: Ngang: 10m, dài: 20-30m, cao: 0,4m (luống)- 3,2m (chuồng).
Kỹ thuật làm chuồng cũng tương tự như trên, tuy nhiên ta chia làm 3 luống.
2. Chuẩn bị thức ăn cho giun
Giun có thể sử dụng đa dạng các loại chất hữu cơ như là nguồn dinh dưỡng chính, khi gặp những điều kiện bị cưỡng bức chúng có thể lấy chất dinh dưỡng từ đất để duy trì sự sống. Chất lượng và số lượng của các chất dinh dưỡng có sẵn không chỉ ảnh hưởng đến mật độ giun mà còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sinh sản của chúng (Edwards và Bohlen,1996). Giun là loài ăn tạp, tuy nhiên không phải bất kì loại thức ăn nào cũng trở nên yêu thích đối với chúng. Thực tế, giun rất mẫn cảm với các nguồn phân động vật có hàm lượng nước tiểu cao, các loại cây thực vật có vị cay, đắng, chua, chát và có chất độc. Chính vì vậy, chúng ta không nên sử dụng những nguồn chất hữu cơ này làm thức ăn cho giun. Hiện tại, loại thức ăn mà giun ưa thích nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất chính là các nguồn phân của các loài nhai lại như: phân trâu bò, phân ngựa, dê, cừu, thỏ… Do vậy, các hộ gia đình có nguồn phân này dồi dào có thể sử dụng làm thức ăn cho giun trực tiếp mà không cần ủ hoai. Ngược lại, những hộ gia đình không thể tự túc được các nguồn phân trên, có thể sử dụng một số loại chất hữu cơ khác: phân lợn, thân cây chuối, rơm rạ, rau bèo… đem trộn lẫn, ủ cho hoai rồi mới cho giun ăn.
Đối với các loại chất hữu cơ không thể sử dụng trực tiếp cho giun ăn, ta bắt buộc phải ủ và phương pháp ủ như sau:
Các loại vật liệu trước khi ủ đem trộn lẫn với nhau, chất thành đống (riêng đối với rơm rạ và thân cây chuối trước khi ủ băm thành từng đoạn 5-10cm cho nhanh mục, nếu rơm rạ đã gần mục rồi thì không cần băm cũng được). Khi đánh đống không nên nén nguyên liệu quá chặt để các loại vi khuẩn hiếu khí có thể phát triển nhanh chóng tạo điều kiện cho quá trình phân huỷ được nhanh hơn. Nếu hỗn hợp chất nền khô ta có thể vừa xếp vừa tưới (độ dày khoảng 20cm tưới 1 lần), lớp dưới tưới ít, lớp trên tưới nhiều hơn để có hàm lượng nước khoảng 50-60%. Cứ làm như vậy cho đến hết nguyên liệu ta sẽ được một đống ủ hình chóp cầu và cuối cùng chát bùn kín toàn bộ đống ủ. Dùng tấm nilon, bao dứa hay bạt phủ kín để tránh mưa gió.
Sau khi ủ khoảng 15 ngày, kiểm tra đống ủ, nếu hỗn hợp nguyên liệu ủ chưa đều ta có thể đảo cho đều, nếu nguyên liệu khô phải tưới nước, dùng cọc tre nhọn có tiết diện 5-10cm xuyên thủng đống ủ từ trên xuống dưới để làm chỗ tưới nước và thông hơi để loại bỏ khí độc. Kiểm tra đống ủ thường xuyên để tiêu diệt kiến và côn trùng có hại (nếu có) đồng thời tưới nước cho đống ủ khi bị khô.
Thời gian ủ tốt từ 30-45 ngày hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào loại nguyên liệu đem ủ. Khi nhiệt độ hạ xuống, sờ tay vào đống ủ không thấy nóng tay, nguyên liệu đã hoai mục hoàn toàn và không có mùi hắc, mùi khó chịu là hoàn thành việc ủ thức ăn. Dùng cào, xẻng phá vỡ đống ủ, làm tơi và trộn đều (nên nhớ là cho ăn đến đâu thì mở rộng đống ủ đến đó chứ không nên phá tung đống ủ ngay từ lúc ban đầu, sau khi lấy thức ăn xong phải đậy lại để tránh mưa gió tác động trực tiếp vào nguyên liệu ủ). Trước khi cho ăn 1-2 ngày, lấy thức ăn để ở nơi thoáng mát, có mái che, để cho nguội, để hả khí độc nếu có, để xua đuổi kiến và côn trùng có hại, ta sẽ có chất nền thích hợp để nuôi giun.
Đống ủ thức
3. Kỹ thuật chăm sóc - nuôi dưỡng giun
a. Các yếu tố cần lưu ý:
* Nhiệt độ: Hoạt động, sự chuyển hoá, sinh trưởng, hô hấp và sinh sản của giun chịu ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ. Bình thường giun đất sống trong phạm vi nhiệt độ từ 5-300C (Edwards, C.A. and Lofty, J.R.(1972)). Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng và sinh sản của giun từ 20-250C (Barley, KP.(1995)). Theo Lofs-Holmin (1995) giun quế sinh trưởng và sinh sản tốt nhất ở nhiệt độ từ 25-280C.
* Độ ẩm: Độ ẩm là nhân tố rất quan trọng cho sự phát triển của giun. Độ ẩm thích hợp nhất đối với giun quế từ 60-70% (Ewards, CA. (1983)). Chúng ta có thể kiểm tra độ ẩm trong ô nuôi bằng cách: dùng tay nắm một ít thức ăn lấy trong ô nuôi rồi bóp mạnh tay đến khi nào rỉ ra một vài giọt nước. Khi thấy khối chất nền trong ô nuôi khô, dùng ô doa để tưới nước cho khối chất nền. Nước tưới trên ô nuôi phải sạch, không lẫn chất độc, không có mùi hôi.
* Độ chiếu sáng: Tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời rất có hại cho giun và có khả năng giết chết giun. Giun né tránh ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn chiếu mạnh, ánh sáng màu xanh và tia tử ngoại nhưng không sợ ánh sáng hồng (Ewards, CA. (2000)). Đây cũng là nguyên nhân làm cho giun sống nơi ẩm ướt và tối tăm nhưng lại có nhiều thức ăn hơn (Dương Thanh Liêm, Nguyễn Văn Bảy (1999)).
* Không khí: Ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản của giun chủ yếu là hàm lượng O2 và CO2 có trong không khí. Giun có thể chịu đựng được với nồng độ CO2 từ 0,01-11,5%. Lưu ý đến các chất khí có hại như: Cl2, NH3, H2S, SO2, SO3, CH4. Willis (1995) và Edwards (1998) cho rằng giun quế không thể sống tốt trong chất thải hữu cơ chứa nhiều NH3.
* Độ pH: Là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của giun. Giun quế có thể sống và sinh sản tốt trong ngưỡng pH từ 7-8. Vì vậy, thức ăn cho giun cần được kiểm tra, xử lý sao cho đạt độ pH thích hợp. Có thể dùng quỳ tím để đo pH trong thức ăn của giun.
b. Chăm sóc - nuôi dưỡng
* Khối lượng chất nền ban đầu: Tuỳ theo diện tích ô nuôi và khối lượng giun ban đầu mà ta có thể đưa vào những lượng chất nền khác nhau. Độ dày chất nền ban đầu tốt nhất từ 10-15cm và chất nền phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Không dùng các loại lá cây có chứa dầu, có mùi thơm, có chứa chất đắng… để làm chất nền.
- Tơi xốp, không dính, có dinh dưỡng và sạch
- Dùng phân bò hoặc phân của các loài nhai lại khác làm chất nền là tốt nhất
* Thả giống: Giun được chọn làm giống phải khoẻ mạnh, phản xạ nhanh, không sử dụng những con yếu ớt, dị tật. Giun giống được thả thành từng đám khắp bề mặt chất nền hoặc thả theo 1 đường thẳng chính giữa mặt chất nền. Tuỳ theo diện tích ô nuôi mà ta có thể đưa vào những khối lượng giống khác nhau sao cho phù hợp. Nếu diện tích ô nuôi lớn nhưng khối lượng giống đưa vào lại quá ít hoặc ngược lại diện tích ô nuôi nhỏ mà khối lượng giống đưa vào lại quá cao thì đều làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và tất nhiên là sẽ làm giảm khả năng tạo sinh khối của giun sau này. Hiện tại chúng tôi thấy khối lượng giun giống từ 1-2kg/1m2 ô nuôi là tương đối phù hợp.
Thả giống
* Che đậy ô nuôi:
Dùng tấm chiếu hoặc bao tải đay phủ lên bề mặt chất nền là tốt nhất. Nếu không có ta có thể sử dụng bao dứa tuy nhiên cần phải đục thành nhiều lỗ nhỏ đều nhau trên bề mặt bao để tạo sự thông thoáng và thấm nước tốt hơn. Tấm đậy phải sạch, không dính hoá chất độc và phải có khả năng giữ ẩm tốt. Vào mùa đông khi nhiệt độ thấp có thể phủ thêm lớp rơm lên trên bề mặt của tấm đậy để giữ ấm cho giun và hạn chế sự bốc hơi nước của khối chất nền.
Che đậy ô nuôi
* Cho ăn và chăm sóc:
- Phương pháp cho ăn
Đối với phân bò tươi và các loại phân ủ, trước khi cho ăn 1-2 ngày phải tãi ra để ở nơi khô ráo, thoáng mát, có mái che để loại bỏ khí độc và côn trùng có hại. Khi cho ăn ta dùng tay bóp nhỏ những tảng phân lớn, phân cục và rải đều khắp bề mặt ô nuôi. Độ dày lớp phân mới đưa vào tốt nhất là từ 10-15cm. Cho ăn xong nếu thấy lớp chất nền khô thì phải tưới thêm nước. Sau khi cho ăn khoảng 1 ngày, kiểm tra ô nuôi nếu thấy giun có tấn công lên lượng thức ăn mới là được. Ngược lại, nếu chúng không tấn công vào thức ăn mới và có hiện tượng bỏ chạy thì chứng tỏ thức ăn đã có vấn đề cần phải loại bỏ và thay thế bằng lượng thức ăn khác.
- Lượng thức ăn sử dụng tại mỗi lô
Người ta đã ước tính được rằng lượng thức ăn/ngày bằng chính khối lượng giun giống thả vào trong ô nuôi. Tuy nhiên tuỳ theo mùa vụ, loại thức ăn sử dụng… mà lượng thức ăn cung cấp cho giun sẽ khác nhau nên ta chỉ có thể ước tính khối lượng thức ăn đưa vào sao cho phù hợp. Tốt nhất ta ước tính để cứ 3-4 ngày lại cho giun ăn một lần, không nên cho giun ăn nhiều quá vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự thông thoáng của bề mặt ô nuôi và khả năng sinh sản của giun bởi vì tập tính hoạt động sinh sản của chúng thường diễn ra trên lớp bề mặt chất nền. Giun ăn phân gia súc và đùn phân của nó lên trên mặt. Phân giun tơi như mùn cưa, màu đen. Cần phải kiểm tra định kỳ xem giun đã ăn hết thức ăn chưa. Khi ta lật tấm đậy lên thấy lớp phân trên bề mặt khối chất nền tơi xốp, nhỏ mịn kết hợp với dùng tay bới lớp phân bên dưới lớp bề mặt (sâu khoảng 5-10cm) nếu không tìm thấy dấu tích của thức ăn nữa chứng tỏ giun đã ăn hết. Khi thấy giun ăn hết phải bổ sung thức ăn cho giun ngay, không nên để quá lâu vì nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản của chúng.
* Tưới nước:
Do tập tính của giun thường sống trong môi trường ẩm thấp, hơn nữa nước chiếm tới 75-90% trọng lượng cơ thể giun do đó nước đóng vai trò rất quan trọng đến sự sinh trưởng, sinh sản và phát triển của chúng. Tùy theo mùa vụ và các loại thức ăn khác nhau mà ta có thể tưới vào chất nền những lượng nước sao cho phù hợp (vào mùa đông tưới ít nước hơn mùa hè, loại thức ăn có độ ẩm cao tưới ít nước hơn loại thức ăn có độ ẩm thấp…). Tuy nhiên, thông thường để cho dễ ta có thể kiểm tra bằng cách dùng tay bốc 1 nắm chất nền sau đó bóp cho rỉ ra vài giọt nước là được, tức là sao cho độ ẩm đạt khoảng 60-70%.
* Chống nóng, lạnh:
Do đặc điểm là một nước nhiệt đới nóng ẩm nên khí hậu Việt Nam mà đặc biệt là ở Miền Bắc có sự thay đổi rất thất thường trong năm. Điển hình là vào mùa đông trời rất giá rét nhưng vào mùa hè thì trời lại rất nóng bức, khó chịu. Giun rất nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện môi trường sống. Vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp tác động để làm giảm sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
Vào mùa hè khi nhiệt độ lên quá cao (từ 300C trở lên), chúng ta có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Duy trì lượng nước có ở trong máng thường xuyên
- Tưới nước cho ô nuôi, ta không chỉ tưới nước vào bề mặt chất nền mà cần phải tưới nước lên cả thành tường của ô nuôi.
- Nếu mái làm bằng brô xi măng ta có thể sử dụng nẹp rơm phủ lên trên mái hoặc bắc giàn trồng các loại cây leo như: mướp, bí, hoa thiên lý…để tạo bóng mát cho giun.
Vào mùa đông, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp ta phải che chắn kín toàn bộ chuồng nuôi để tránh gió lùa. Hạn chế tưới nước vào chất nền nếu thấy không cần thiết, có thể dùng rơm khô phủ lên trên bề mặt của tấm đậy để sưởi ấm cho giun và làm giảm khả năng bốc hơi nước trong khối chất nền.
* Chống thiên địch:
Giun là loại thức ăn được rất nhiều loại vật nuôi và côn trùng ưa thích. Vì thế chúng có rất nhiều kẻ thù. Cho nên trong thực tế chúng ta cần phải thường xuyên quan tâm, theo dõi để có biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt các loại kẻ thù nguy hiểm này. Nếu làm tốt khâu này thì khả năng đem lại thành công trong nuôi giun là rất lớn. Qua thực tiễn chúng tôi thấy, loại kẻ thù nguy hiểm nhất và cũng khó phòng chống nhất chính là kiến. Các loại kẻ thù khác như: chuột, cóc, chim…cũng rất nguy hiểm nhưng ta có thể ngăn chặn một cách dễ dàng bằng cách làm khung lưới mắt cáo nhỏ đậy kín lên trên bề mặt của ô nuôi. Để phòng chống kiến đơn giản và hiệu quả, chúng ta có thể sử dụng phương pháp sau:
Khi xây dựng chuồng nuôi giun nhất thiết phải làm mương giữ nước bao quanh ô nuôi. Mương có thể làm chìm hay nổi nhưng phải thấp hơn nền của ô nuôi để có thể thấm nước ra bên ngoài khi mà lượng nước trong ô nuôi quá cao. Nòng của mương chỉ cần rộng khoảng 10cm, láng xi măng thật kỹ để đảm bảo sự giữ nước. Thường xuyên duy trì lượng nước có trong máng để ngăn chặn kiến xâm nhập từ bên ngoài vào. Trước khi cho giun ăn 1-2 ngày phải kiểm tra hố phân, rải đều lượng phân cần cho giun ăn ra để xua đuổi kiến và côn trùng có hại. Nếu làm tốt các khâu này thì khả năng kiến xâm nhập vào trong ô nuôi là rất thấp.
Trong trường hợp do có quá nhiều việc hay vì một lý do nào khác mà ta không thường xuyên thăm nom giun được dẫn đến hiện tượng kiến xâm nhập vào trong ô nuôi mà không biết. Đến khi mở ô nuôi ra thấy có rất nhiều kiến ở trong khối chất nền thì ta phải xúc lượng chất nền nơi có nhiều kiến ra bên ngoài để vào tấm bạt hoặc bao dứa. Sau 1 thời gian ngắn kiến sẽ chạy đi hết chỉ còn lại phần phân và giun thôi, ta tiếp tục lọc để lấy giun cho vào trong ô nuôi tiếp, phần phân còn lại tốt nhất nên bỏ đi vì nó vẫn còn lẫn rất nhiều trứng kiến ở trong đó. Nếu tiếp tục sử dụng lượng trứng này có thể nở sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến giun. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc diệt kiến, diệt muỗi hoặc các hoá chất khác phun trực tiếp vào phần chất nền có nhiều kiến vì nó có thể làm chết giun hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng sau này. Chúng ta chỉ có thể phun lên vùng tường của ô nuôi nơi có kiến bò mà thôi.
4. Kỹ thuật thu hoạch giun
Có nhiều phương pháp thu hoạch nhưng nhử mồi là phương pháp hữu hiệu nhất. Sau khi cho giun ăn được 3 ngày, dùng tay hốt trên bề mặt luống, nơi chúng ta đã bỏ phân bò (vì chúng sẽ tập trung vào đây để ăn). Trải tấm nilon ngoài sân trống có ánh nắng càn g tốt . Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nilon, sau đó gạt bỏ phần phân giun bên trên lần lượt vì khi giun ra ngoài sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới cho đến khi chỉ còn giun. Chú ý rằng lớp phân giun bên trên này không nên bỏ làm phân mà cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như là sinh khối và giun sẽ được nhân luống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén. Đối với việc nuôi giun vào mục đích cải tạo đạm cho vật nuôi ở nhà, nên áp dụng hình thức thu hoạch “cuốn chiếu”.
Trong trường hợp luống đã đầy phân mà chưa làm chuồng mới để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều quá, không thể tách được giun và phơi phân, thì có thể làm như: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùng phên tre để chắn giữ lại, dùng cọc tre để gin giống hoặc vì trời mưa nhiều quá, không thể tách được giun và phơi phân, thì có thể làm như s ữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần bên chuồng trống, giun ngửi được mùi thức ăn mới và chui qua phần chuồng cũ để sống.
Sau 2 tháng nuôi thì thu hoạch, năng suất đạt 8-10kg/m2/tháng.
5. Kĩ thuật vận chuyển
- Tốt nhất là để giun trong các thùng gỗ, túi vải, cói, nilon thông thóang. Lượng giun và chất nền chỉ chiếm khoảng 1/3-1/2 không gian của thùng, phía trên có phủ lớp bèo hay lá ẩm ướt. Đề phòng giun không bò đi mất.
- Trước khi chuyên chở, cần cho giun đủ no.
- Nguyên tắc chung là, khi vận chuyển không để giun quá chật, tránh gây xây xát và ánh sáng chiếu. Giun chứa ở chỗ thông thoáng, chung với một lượng chất nền nhất định. Trung bình 2.000-3.000 con giun cần 1-2 dm3 chất nền.
Tham khảo thêm dòng Máy ép phân trùn quế viên nén 3A15kw
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét