08/12/2019
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà lấy trứng hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi gà ta để trứng mang lại thu nhận cao có thế dùng để nhân giống bán con giống, trứng gà ta rất giàu dinh dưỡng được thì trường tiêu thị mạnh giá cao. Sau đây Tuấn Tú 3A xin chia sẻ với bà con một số hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà lấy trứng.
1. Chuẩn bị chuồng nuôi gà.
Gà ta thích hợp nuôi thả tự nhiên nên cách làm chuồng gà không cần cầu kì, chỉ cần đủ rộng và có cầu đậu để tối gà tự vào chuồng ngủ, đối với gà con cần nhốt con cùng mẹ vào lồng kín để tránh chuột bắt gà con. Có máng ăn và máng nước trong chuồng nếu không nuôi thả hoặc để cho ăn những ngày mưa gió.
2. Chọn gà giống để nuôi
Với những giống gà ở trên bạn có thể tự chọn cho mình giống gà phù hợp để nuôi theo những đặc điểm từng giống dưới đây:
- Gà ri: thường nuôi ở miền Bắc là phổ biến, thịt thơm ngon, đẻ khoảng 100 trứng 1 năm, khổi lượng trứng khoảng hơn 40g/quả gà nặng khoảng 2kg với gà trống và 1.6kg với gà mái
- Gà Đông Tảo nguồn gốc từ Khoái Châu - Hưng Yên, đẻ khoảng 60 trứng 1 năm, trứng to hơn gà ri khoảng 15g, gà trưởng thành cũng có khối lượng nặng hơn gà ri 1,5kg
- Các loại gà còn lại có năng suất tương tự như gà Đông Tảo.
Khi chọn gà để nuôi cần chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không dị tật, nếu nuôi lấy trứng nên chọn gà mái. Không cần gà trống gà mái vẫn đẻ trứng bình thường nhưng không nở được con do trứng không được thụ tinh.
3.Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng
Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt từ cách cho ăn, chăm sóc cho đến phòng bệnh đều phải đảm bảo một cách tối đa nhất.
Khi gà đủ lớn hoặc trong đàn gà có gà trống mà thấy gà trống đạp mái thì cần chuẩn bị ổ đẻ cho gà. Nếu mô hình nuôi gà ta lớn cần xây chuồng mỗi con một ô còn nếu không có điều kiện bạn cũng có thể làm ổ cho gà bằng cách lấy những vật dụng bỏ đi có lòng lõm xuống như thúng, hộp v.v. hoặc các bạn có thể tự đóng bằng gỗ kích thước dài rộng khoảng 50cm bên trong có rải rơm dạ , số lượng đủ mỗi con một ổ để gà không chen lấn làm vỡ trứng. Ổ đẻ nên để trong chuồng để gà tự lên đẻ và phải có độ cao nhất định tránh chuột và rắn vào ăn trứng gà.
4.Thức ăn nuôi gà ta đẻ trứng
Trong giai đoạn gà đẻ trứng cần cung cấp đủ dinh dưỡng và thức ăn để gà mẹ không bị ốm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần thức ăn mới, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng có thể cao hơn để gà tiếp tục phát triển. Ngoài ra, nguyên tố vi lượng và vitamin cũng đặc biệt quan trọng trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ trứng giống vì ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và nuôi sống gà con đo đó cũng cần thường xuyên bồi bổ thêm cho gà. Bà con có thể tự tạo thức ăn cho gà bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Để làm được thức ăn tổng hợp bà con sử dụng máy ép cám viên 3A để tạo cám viên cho gà đẻ trứng đều và quả to hơn.
5.Thu hoạch trứng gà ta
Theo nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia nuôi gà lâu năm, khi lấy trứng ra khỏi ổ gà cần để lại một quả làm mồi nếu không gà sẽ tìm nơi khác đẻ hoặc có hiện tượng ấp bóng khi lấy trứng ra. Khi đó gà không đẻ nữa mà sẽ ấp ổ cả khi không có trứng.
6.Phòng bệnh cho gà ta
Nuôi gà tuy đơn giản nhưng phải là người chịu khó, cần cù thì mới thành công. Đặc biệt, khi bắt gà giống về thả nuôi là phải tiêm phòng ngay các bệnh về cúm gia cầm, tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn… và thường xuyên phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Khi gà lớn vẫn cần phải tiêm phòng dịch bệnh bởi giống gia cầm rất dễ lây nhiễm bệnh cúm, thương hàn hoặc viêm phổi, ỉa chảy,...
Trên là các bước kỹ thuật nuôi gà đẻ lấy trứng. Chúc bà con chăn nuôi thành công!
0 nhận xét