22/09/2016
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo sinh sản
Gà Đông Tảo cổ truyền thường có các đặc điểm kiểu dáng như da đỏ, mã chọi (lông màu hung hay tía đỏ), chân to, ngắn, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, bàn chân tù, dày, ngòn chân ngắn, mình nở, lườn trắm, đít thót, đầu to (dáng gộc tre), ngực nở, mào xít, 2 ráy tai dài, rộng cân đối chảy xệ xuống dưới miệng mỏ màu đỏ tươi (cách gọi dân dã là yếm miệng).
I. Công tác chuẩn bị trước khi nuôi
a. Chuẩn bị thiết bị - dụng cụ chăn nuôi:
- Lồng gà: Chuẩn bị đủ số lượng, căn cứ trên quy định 1 2 gà/1ồng/1 ,2m2 (4 con trong một ngăn của lồng).
- Rèm che: Có thể dùng rèm che dài để có thể che kín hoàn toàn chuồng nuôi hoặc loại rèm che lửng chỉ che kín phần có lồng.
- Máng ăn và máng uống: máng dài bằng kim loại hay bằng nhựa. Máng được đặt dọc theo chiều dọc chuồng. ở phía trước (máng uống ởtrên, máng ăn ởdưới). Định mức 10 cm chiều dài máng cho 1 gà.
b. Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi:
Cần thực hiện các bước sau:
- Rửa toàn bộ chuồng, lồng, rèm che, máng ăn, máng uống sau đó để khô và phun thuốc sát trùng trần, tường của chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, diện tích xung quanh chuồng bằng dung dịch thuốc sát trùng.
- Loại bỏ rèm che cũ, mang ra khu vực xa nơi nuôi dưỡng để xử lý.
Thao tác vệ sinh chuồng phải theotrình tự sau: - Đưa tất cả các trang thiết bị nhỏ ra ngoài và ngâm vào nước. Cọ rửa đánh sạch những chất bẩn.
- Sát trùng bằng thuốc sát trùng.
- Để trống chuồng. Bố trí một hố sát trũng trước mỗi chuồng nuôi. Hạn chế khách thăm viếng, bất cứ người nào vào chuồng cũng phải thay quần áo sạch, mang giầy mũ của nơi chăn nuôi.
II. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà hậu bị:
Giai đoạn gà từ 1 ngày tuổi đến 18 - 20 tuần tuổi: Đây là giai đoạn quan trọng, có tính quyết định tới năng suất đẻ trứng. Nuôi gà đúng phương pháp đẻ đúng thời điểm, trứng sẽ to, năng suất đẻ cao.
Bà con chăn nuôi phải hết sức chú ý đến hai yêu cầu kỹ thuật sau:
- Chế độ cho ăn đạt thể trọng quy định (luôn kiểm tra thể trọng gà). Bà con có thể dùng thiết bị Máy ép cám viên để chế biến thức ăn.
- Chế độ chiếu sáng thích hợp tạo cho gà đẻ đúng thời điểm.
Kiểm tra mức độ tăng trọng của gà hậu bị: Kỹ thuật cơ bản nuôi gà hậu bị là không quá mập cũng như gà quá gầy. Cần phải theo sát định mức thể trọng từng giai đoạn tuổi. Các bước tiến hành:
- Cứ 2 tuần cân gà 1 lần (10% trên tổng đàn) . Cân vào lúc đói và cố định thời gian . Từ kết quả kiểm tra thể trọng để phân đàn và đều chỉnh thức ăn, nếu trọng lượng gà nhẹ bằng 95% trọng lượng chuẩn thì phải dùng định mức thức ăn của tuần trên kế tiếp.
- Bố trí đủ máng ăn, máng uống và mật độ theo quy định để gà phát triển đồng đều.
Ví dụ: Trọng lượng chuẩn gà là 670g ở tuần thứ 8 mà chỉ cân được 630g thì phải dùng định? mức thức ăn ởtuần thứ 10 là 55g/con/ngày thay cho khẩu phần định mức ởtuần 9 là 52g/con/ngày. Nếu trọng lượng gà nặng hơn trọng lượng chuẩn 5% thì tiếp tục sử dụng khẩu phần định mức ở tuần đó thay cho tuần kế tiếp. Để có một đàn gà hậu bị tốt khi trọng lượng gà ở1 9 tuần tuổi bằng trọng lượngchuẩn = 5% và đạt tỷ lệ đồng đều là 80% so với tổng đàn.
Chế độ chiếu sáng:
Chế độ chiếu sáng giúp cho gà thuần thục giới tính đúng ngày giờ, đẻ sai và duy trì năng suất đẻ.
Thời gian chiếu sáng một ngày đối với gà hậu bị:
- Gà 1 - 2 tuần tuổi: Thời gian chiếu 24/24 giờ.
- Gà 3 -7 ngày tuổi: Thời gian chiếu 23/24 giờ
- Gà từ đến tuần 11: Thời gian chiếu giảm từ 22/24 xuống 13/24 giờ.
- Gà từ 12 - 18 tuần tuổi: sử dụng ánh sáng tự nhiên. - -Gà từ 19 - 22 tuần tuổi : Thời gian chiếu sáng từ 13/24 giờ đến 16/24 giờ và duy trì thời gian chiếu sáng này suốt thời kỳ gà đẻ. Cường độ ánh sáng sử dụng là 4w/m2.
III.Kỹ thuật nuôi dưỡng gà đẻ:
* Nước uống phải luôn đảm bảo số lượng 250ml/con, luôn sạch và mát 26oc.
* Duy trì chế độ chiếu sáng 16 giờ/ ngày. Sáng 4 - 6 giờ thắp đèn 16 - 1 8 giờ ánh sáng tự nhiên. 18 - 20 giờ ánh sáng đèn . Cường độ ánh sáng duy trì 4w/m2 cho suốt thời kỳ đẻ. Tiếp tục theo dõi thể trọng gà, trong giai đoạn này, phải tăng trọng chậm đặc biệt? trong 5 - 6 tháng đầu thời kỳ đẻ. Ngược lại sự giảm trọng lượng trong thời kỳ này thường? dẫn tới sự sụt đẻ và thay lông. Loại bỏ những gà không đủ tiêu chuẩn như đầu to hay quá? dài, mào kém phát triển và có vảy trắng...
* lịch phòng vaccin
- Gà 1 ngày tuổi Dùng vacxin phòng bệnh Marex.
- Gà 3 ngày tuổi Nhỏ vacxin phòng dịch tả và viêm phế quản.
- Gà đẻ 7 ngày tuổi Phòng bệnh Gumboro.
- Gà 10 ngày tuổi Chủng vacxin đậu .
- Gà 14 ngày tuổi Phòng Gumboro và dịch tả gà.
- Gà từ 22 - 24 ngày tuổi Phòng cầu trùng. .
- Gà từ 26 - 28 ngày tuổi Phòng CRD, E-coli, thương hàn.
- Gà từ 33 -37 ngày tuổi Phòng cầu trừng.
- Gà đến 42 ngày tuổi Phòng E-coli, tụ huyết trùng.
- Gà đến 63 ngày tuổi Phòng Gumboro. .
- Gà đến 70 ngày tuổi Tiêm phòng dịch tả, phù đầu, hội chứng giảm đẻ
- Gà 98 ngày tuổi Phòng tụ huyết trùng
- Gà đến 1 1 2 ngày tuổi Tiêm phòng dịch tả, phù đầu, hội chứng giảm đẻ.
(Sau 4 tháng tiêm lại vacxin dịch tả gà)
Chú ý, trong quá trình chăn nuôi gà lai Đông Tảo thương phẩm, ở các đời gà con, cháu, chút, chít... cá biệt vẫn xuất hiện các cá thể mang đầy đủ các đặc điểm kiểu dáng của giống Đông Tảo cổ truyền. Nguyên nhân, do trong quá trình nuôi, phối đã có sự tái tổ hợp ngẫu nhiêu các kiểu gen của các cá thể gà trong quần thể nhân nuôi. Đây là đặc tính quý, cơ hội cho người chăn nuôi thêm một biện pháp chọn lọc, bồi dục, phục tráng giống gà Đông Tảo cổ truyền.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét