17/08/2019
Kỹ thuật nuôi ếch thịt trong ao đất trong những năm gần đây đã phát triển ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đã có nhiều mô hình nuôi ếch thịt đã thoát nghèo nhờ từ nghề chăn nuôi ếch này. Dưới đây mời bà con cùng Tuấn Tú 3A thực hiện các kỹ thuật nuôi ếch thịt trong ao đất nhé.
I.Chuẩn bị ao đất
Người làm chuẩn bị diện tích ao từ 30-300 (m2) phù hợp với điều kiện và nhu cầu, có thể thiết kế thêm bạt nylon đi kèm nếu ao không thể giữ nước. Bên cạnh đó cũng có thể xây tường gạch hoặc dựng lưới xung quanh ao từ 1m – 1,2 m tránh ếch nhảy ra ngoài. Lắp đặt hệ thống dẫn nước, thoát nước hợp lí, mực nước dao động từ 20 – 30 cm. Hồ có thể phủ bèo lục bình hoặc muống làm nơi cư trú cho ếch, có thể trong cây bóng mát xung quanh ao cho những ngày nắng nóng. Lưu ý trồng những cây dễ dàng dọn vệ sinh khi lá rơi, tránh làm nước ô nhiễm, có thể lựa chọn chỗ làm ao đất ở nơi yên tĩnh tránh tình trạng ồn ào, gây kích động cho ếch.
II.Cách chọn giống và thả giống
Chọn ếch giống to khỏe, đều cỡ, hoạt động nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng và sắc nét, không bị dị tật, dị hình. Để thả giống cần chọn ngày trời mát, nhiệt độ không khí dưới 300C, ếch giống vận chuyển bằng sọt, rổ tre, lồng (có lót nylon) hoặc thùng, chậu, túi vải trong có 1 ít rong, bèo.
Thả ếch giống được tắm nước nuối 3%, trong khoảng l - 2 phút. Trước khi thả phải qua giai đoạn thuần nhiệt như sau: Thả túi chứa ếch xuống ao 15 - 20 phút, cho nước vào từ từ và thả ra ao. Nên thả ở đầu gió.
Mật độ thả: Ếch giống kích cỡ 100 - 200 con/kg. Tháng thứ 1: Nuôi ếch trong các ao đất: 60 - 80 con/m2; Nuôi ếch trong giai, lồng bè: 150 - 200 con/m2.
Tháng thứ 2: 100 - 150 con/m2. Tháng thứ 3: 80 - 100 con/m2
III.Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng
Điều kiện nuôi ếch đẻ là, vườn hoặc ao có diện tích >50m2; có nguồn nước sạch, chủ động cấp, thoát; xây tường gạch cao 1,5-1,7m bao kín xung quanh, chống ếch nhảy ra ngoài; làm hang nhân tạo cho ếch trú ẩn; trồng nhiều cây xanh xung quanh nơi nuôi ếch để tạo bóng mát cho ếch trú nắng.
Nếu nuôi ếch bằng ao thì thả bèo tây hoặc trồng rau muống 2/3 diện tích mặt nước. Trong vườn thắp nhiều ánh sáng vào buổi tối và trồng nhiều cây hoa (hấp dẫn côn trùng ban ngày, côn trùng hướng quang bay đến ban tối làm thức ăn bổ xung cho ếch).
Ếch là loài ăn động vật sống, con mồi phải di động như các loài côn trùng, giun, ốc, cá con, tép... Trong điều kiện nuôi sử dụng được thức ăn công nghiệp.
Ếch đồng: nuôi từ cỡ ếch giống 3-5g/con, sau 1 tháng có thể đạt 25-30g/con, 3-4 tháng thành ếch thương phẩm cỡ 80 – 100g/con. Sống ngoài tự nhiên ếch 1 tuổi, con cái nặng 60g, con đực nặng 50g.
IV.Thức ăn và liều lượng của thức ăn
Thức ăn:
+Đối với thức ăn là cám, người chăn nuôi có thể tự chế biến tại nhà và liều lượng phải phù hợp với từng giai đoạn, điều chỉnh lượng thức ăn khác nhau, kích thước cám cũng phải thay đổi theo sự biến đổi của ếch giống.
Để sản xuất ra cám cho ếch bà con có thể dùng các máy như:
Máy ép cám viên nổi 3A
+Đối với thức ăn là cá tạp: Nguồn thức ăn này rất nhiều chất đạm đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho ếch. Nhưng với loại thức ăn này người chăn nuôi cần phải chú ý về thể trạng của thức ăn, cá không được ươn đồng thời loại thức ăn này rất dễ gây bẩn đối với môi trường nước nếu như ếch không ăn hết nên cần vệ sinh cẩn thận sau khi cho ăn, tránh làm ô nhiễm nguồn sống của ếch
Bà con có thể dùng máy cắt cá 3A để băm nghiền cá tạp thành nhỏ vụn cho ếch dễ ăn hơn.
Liều lượng:
+Ếch có khối lượng từ 5 – 100 gram có thể cho ăn nhiều lần từ 3 -4 lần/ngày lượng thức ăn sẽ bằng 4 – 6% khối lượng ếch, các tháng thiếp theo từ 3-5 % khối lượng ếch.
+Ếch ăn nhiều và lúc chiều tối và đêm nên người làm có thể hạn chế cho ăn vào ban ngày, tập trung tăng cường cho ăn vào chiều tối và ban đêm.
V.Phòng bệnh hại ếch
Khi môi trường nuôi dưỡng bị ô nhiễm do nguồn nước bẩn, thức ăn thừa thối rữa,... Đầu tiên ếch bị bệnh ngoài da, sau đó bị nhiễm trùng, ếch bị trướng bụng hoặc trên da bị lở loét, không ăn, sau vài ngày sẽ chết. Cần phải thường xuyên thay nước (5-7ngày/lần) sạch cho ếch. Vệ sinh khử trùng toàn bộ khu vực nuôi ếch sau khi thu hoạch và trước khi thả ếch giống bằng các loại thuốc khử trùng mới như: Virkon; Oxidan-tca; Han-Iodine; Benkocid... Các loại thuốc này cần phải luân phiên nhau khi dùng để tránh hiện tượng quen thuốc của vi trùng.
Loại bỏ những con bị chết ra khỏi khu vực nuôi. Tránh tiếng động, tiếng ồn to, đột ngột làm ếch bị ăn kém và dần dần bị bệnh. Đề phòng chuột, rắn hại ếch.
VI.Thu hoạch ếch
Chỉ sau 3 đến 4.5 tháng thì ếch đạ đạt trọng lượng từ 6 đến 7 con 1 kg rồi đối với ếch đồng. Và đối với ếch Trung Quốc hoặc ếch Thái thì chỉ sau 2 đến 3 tháng đã đạt trọng lượng từ 6 đến 7 con 1 kg rồi đó!
Trước khi thu hoạch thì bạn cần cho ếch dừng ăn trước 1 ngày. Bạn cần thu hoạch ếch vào lúc trời mát hoặc tắm cho ếch trước khi thu hoạch. Ếch thịt khi vận chuyển cần được để trong dụng cụ lớn và thiết ké nhiều tầng để không chồng hay đè lên nhau đồng thời giữ được độ ẩm bão hòa.
Công ty CPĐT Tuấn Tú là nhà chế tạo và cung cấp các thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi uy tín tại Việt Nam.
Quý bà con có nhu cầu mua máy xin liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét