09/11/2016
1 nhận xét
Đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, ngành chăn nuôi nước ta đã được bổ sung nhiều đối tượng mới, trong đó có chim bồ câu. Hôm nay, Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú xin được chia sẻ các kỹ thuật nuôi chim bồ câu và phòng trị bệnh cho chim như sau:
I. CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI CHIM BỒ CÂU
Dựa vào cách chăn nuôi, người ta chia chăn nuôi bồ câu làm hai loại: Chăn nuôi tận dụng và chăn nuôi công nghiệp.
1.1. Phương thức chăn nuôi quảng canh, tận dụng
Đây là phương thức chăn nuôi bồ câu phổ biển nhất ờ nước ta cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Ưu điểm nổi bật của phương thức này là tận dụng được khả năng bay xa, nhớ đường, tìm kiếm thức ăn của bồ câu. Theo phương thức này, mỗi hộ nông dân nuôi từ vài đôi tới vài chục đôi chim sinh sản, làm chuồng trên cột hoặc trên lan can với thức ăn hạn chế. Cũng có khi, người ta nuôi đàn chim lớn tới hàng ngàn con, với chuồng nuôi quy mô lớn và chăn thả hoàn toàn. Chim sẽ tự tìm kiếm thức ăn là chính. Với khả năng bay xa, quan sát giỏi, chúng sẽ tìm thức ăn ở những cánh đồng lúa, ngô, lạc, đậu... với phương châm “mùa nào thức đó”, có thể xa hàng trăm kilomet Khám diều các chim này, người ta thấy thức ăn chúng kiếm được là rất đa dạng và phong phú. Người chăn nuôi chỉ bổ sung một lượng thức ăn hạn chế, chủ yếu là trong thời kỳ “giáp hạt”. Do tiết kiệm được thức ăn nên chi phi thấp, hiệu quả chăn nuôi cao. Tuy nhiên, hiện nay, khi mà nhiều loại dịch bệnh đang lây lan nhanh và nguy hiểm như cúm gia cầm H5N1; cúm A - H1N1,... thì phương thức trên không được khuyến khích nữa. Người ta lo ngại, chính những đàn bồ câu chăn thả tự do sẽ là nguồn lây lan các bệnh nguy hiểm.
1.2. Phương thức chăn nuôi công nghiệp
Đây là phương thức chăn nuôi hiện đại có quy mô lớn, được áp dụng nhiều ở Châu Âu và các nước phát triển. Người ta xây chuồng lớn, trong đó được chia ra thành 3 khu vực: Nuôi chim bố mẹ (thành từng đôi); nuôi chim hậu bị (theo từng đàn hỗn hợp, cả trống và mái, khi nào chúng thành thục mới ghép đôi để cho sinh sản) và chăn nuôi chim thịt (vỗ béo chim ra ràng trước khi xuất bán).
Có một đặc điểm nổi bật là chim bồ câu non khi mới nở còn rất yếu, chưa mở mắt... (do trứng bé, lòng đỏ có tỷ lệ thấp) nên chim bố mẹ phải thay nhau mớm “sữa” diều cho chúng. Khả năng này do hormon prolactin quy định (tương tự như ở động vật có vú), vì vậy, không như chăn nuôi gia cầm và các loài chim khác (đà điểu, chim cút... ), khi nuôi chim sinh sản, người ta phải nuôi từng đôi riêng biệt (theo từng gia đình) và phải để chim tự ấp thì chúng mới có “sữa” để nuôi con, do đó không tiến hành ấp nhân tạo đối với trứng bồ câu.
II. CHUỒNG NUÔI VÀ THIẾT BỊ NUÔI CHIM
Sau nhiều năm chăn nuôi, người ta đã rút ra kinh nghiệm trong điều kiện Việt Nam, tốt nhất là xây chuồng theo hướng Đông Nam để hứng được nhiều gió mát trong mùa hè nóng bức, giảm chi phí làm mát.
Chuồng nuôi phải có ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa hắt, cần hết sức lưu ý đến một số động vật rất thích ăn thịt chim như mèo, chuột, tắc kè... vì chúng có thể ăn thịt chim, trứng chim bồ câu và gây nên những tổn thất to lớn cho người chăn nuôi. Có trường hợp, mỗi ngày trang trại tổn thất hàng chục đôi chim vì các động vật trên.
Chuồng nuôi được chia làm 2 loại: Chuồng nuôi cá thể (nuôi từng đôi) và chuồng nuôi quần thể.
2.1. Chuồng nuôi cá thể
Dùng nuôi các cặp chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi. Mỗi cặp chim sinh sản cần 1 ô chuồng riêng, kích thước của 1 ô chuồng (sau đây gọi là căn hộ chim): Cao x sâu x rộng = 40 cm x 50 cm x 50 cm.
Trong chăn nuôi công nghiệp, người ta dùng hệ thống chuồng nhiều tầng bằng lưới sắt, cũng có thể đóng bằng gỗ hoặc tre...
Trong mỗi một căn hộ, đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống máng đựng thức ăn bổ sung cho 1 đôi chim sinh sản.
2.2. Chuồng nuôi quần thể
Dùng để nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2 - 6 tháng tuổi.
Kích thước của 1 nhà chim:
Dài x rộng x cao (cả mái) = 6 m x 3,5 m x 5,5 m.
Trong nhà chim này, người ta bố trí nhiều dãy lồng tầng đẻ nuôi các loại chim với các máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho từng đối tượng chim. Khi chim chuẩn bị sinh sản thì người ta ghép từng đôi với nhau vào chuồng cá thể.
Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21 - 30 ngày tuổi), tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ dày hơn 45 - 50 con/m2, không có ổ đẻ, máng ăn (người ta nhồi trực tiếp cho chim ăn)… với ánh sáng tối thiểu.
2.3. Các kiểu chuồng chim
a. Chuồng áp tường
Đây là loại chuồng có ở nhiều nông hộ, dùng để nuôi chim quy mô nhỏ, tận dụng, chi phí thấp. Đối với giống chim có tầm vóc trung bình (như chim nội) thì kích thước chuồng có thể như sau: Chiều rộng 60 cm, chiêu sâu 45 cm và chiều cao 40 cm là đủ cho 1 cặp chim, đó chính là một “căn hộ chim”, ở phía trước căn hộ có một hành lang cho chim đậu và đi lại, rộng 20 cm theo suốt chiều dài của chuồng; “hành lang” này đồng thời làm bãi cho chim ăn. Người ta bố trí một mảnh lưới trước mặt chuồng để khống chế chim mới và có thẻ tháo bỏ ra lúc chim đã hoàn toàn quen chuồng. Khi thời tiết xấu, có thể dùng mảnh lưới này để nhốt chim ở phía trong.
Khi một đôi chim mới trưởng thảnh, chúng sẽ đòi hỏi ngăn chuồng riêng để được sống độc lập, nếu chúng không đòi hỏi thì bố mẹ chúng cũng sẽ đuổi ra khỏi chuồng cũ, vì vậy, cần giữ lại một số ngăn chuồng trống cho nhu cầu trên để tách đàn.
Ở phía trong chuồng nên sơn màu đậm vì chim thích đẻ trong bóng tối. Để có thể giữ vệ sinh tốt cho chuồng, đáy chuồng có thể tháo lắp được và cao hơn “hành lang” khoảng 2 cm, để khi trời mưa, nước không chảy vào phía trong làm ướt đáy chuồng.
Mái chuồng có thể làm bằng tôn kẽm, nhưng để đỡ nóng, nên phủ giấy dầu lên trên và có trần bằng ván ép..
Theo sự khuyến cáo của Viện Chăn nuôi quốc gia, có một kiểu chuồng nuôi chim bồ câu khá tiện lợi.
Một chuồng có 8 - 10 ngăn; mỗi ô có diện tích 0,3 m2 có thể nuôi 1 cặp sinh sản hay 2 cặp chim hậu bị; giữa tầng trên và dưới ngăn cách bằng 1 vỉ hứng phân.
b. Chuồng trên cột đỡ
Đây là kiểu chuồng phổ biến trong các nông hộ chăn nuôi quảng canh, ở độ cao thích hợp, phù hợp với đặc điểm sinh lý của chim, ít bị ẫm ướt và cách ly tốt. Nhược điểm là do chuồng đặt trên trụ cao nên khó chăm sóc, quản lý, chuồng bị phơi nắng, hứng mưa nhiều; gây bất lợi cho cuộc sống của chim. Mặt khác, khi đàn chim phát triển, tăng số lượng thì khó tăng thêm ô chuồng tương ứng. Loại chuồng này cũng chỉ phù hợp với chăn nuôi trong nông hộ quy mô nhỏ.
c. Chuồng quy mô lớn
Loại chuồng này thích hợp cho các nông hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn, với điều kiện đất rộng, trong vườn có nhiều cây xanh. Chuồng chim nên cách xa nhà để tránh sự ô nhiễm môi trường. Chuồng cần có độ cao vừa phải để người chăn nuôi tiện quan sát và chăm sóc cho chim. Đặc biệt, chuồng nuôi chim ấp trứng và chim con rất cần được yên tĩnh.
Do chim bay lượn giỏi (khác với gà, vịt...) nên nguyên tắc chung của chuồng chim là:
- Ở trên cao, cách mặt đất ít nhất là 0,6 m.
- Hạn chế cho chim tiếp xúc với mặt đất (vì càng tiếp xúc với mặt đất càng nhiều thì bệnh tật cũng càng nhiều), do đó máng ăn, máng uống của chim không nên để xuống nền chuồng mà nên đặt trên các hệ thống giá đỡ để chim ăn, uống.
- Ngoài các căn hộ mà chim sinh sống, do nhu cầu sinh hoạt xã hội bầy đàn, nên khác với gà, vịt, cần bố trí cho chim có một khoảng không rộng xung quanh và cả “khoảng trời” phía trên chuồng nuôi.
+ Kết cấu khu vực nuôi chim bồ câu
Để cho chim có thể bay lượn trong không gian, toàn bộ khu vực nuôi chim bồ câu được đặt trong hệ thống lưới B40 ở xung quanh và lưới ni - lông chắn nắng (giống như lưới chắn nắng để trồng hoa phong lan) ở phía trên hệ thống này chúng tôi gọi là không gian nuôi chim hay là “vườn chim”. Trong hệ thống này, đàn chim có thể bay lượn và “giao tiếp” với nhau. Vườn nuôi chim có kích thước phụ thuộc vào quy mô của trại, nhưng tối thiều cũng nên là nửa sào Bắc Bộ (180 m2) để nuôi được khoáng 200 - 250 đôi chim.
Do đặc điểm sinh học, chim bồ câu luôn sống thành đôi và mỗi đôi chim cần được sống riêng trong một “căn hộ”, kích thước tối thiểu: Chiều ngang 0,5 m x chiều cao 0,4 m x chiều sâu 0,5 m. Nuôi bao nhiêu chim thì làm bấy nhiêu “căn hộ”. Mỗi chuồng chim gồm nhiều căn hộ, bố trí chồng lên nhau, tạo thành các các “đơn nguyên”, mỗi đơn nguyên giống như 1 cái tủ tường, trong đó bố trí được 20 “căn hộ”. Kết cấu của 1 đơn nguyên hay 1 “tủ tường” này như sau:
- Chiều rộng bằng chiều rộng của 4 “căn hộ” chim (4 x 0,5 = 2 m), tức là “tủ tường” rộng 2,0 m.
- Chiều cao “tủ tường” bằng 5 lần chiều cao của mỗi “căn hộ” (5 x 0,4 m = 2,0 m); có 5 căn hộ chồng lên nhau, chân tủ cao 0,6 m nữa, như vậy tủ tường cao 2,6 m.
- Chiều sâu của tủ tường bằng chiều sâu của mỗi căn hộ, tức là bằng 0,5 m.
Như vậy, mỗi “tủ tường’ nuôi được 5 x 4 = 20 đôi chim.
Giả sử 1 trang trại có 1 sào đất (360 m2), có kích thước 20 m x 13 m thì nên đặt các dãy chuồng theo hình chữ U, mỗi bên đặt được 10 tủ tường và đáy chữ U đặt được 5 cái nữa, tổng cộng là 25 tủ, nuôi được là : 25 tủ x 20 đôi = 500 đôi.
Nếu nuôi thâm canh cao hơn nữa, có thể đặt thêm 1 dãy 10 tủ ở giữa sân nữa (bố tri theo kiểu hình chữ E), được 10 tủ x 20 đôi = 200 đôi nữa, tổng cộng lên đến 700 đôi/1 sào Bắc Bộ.
- Các tủ tường này có thể làm khung sắt, có bánh xe để di động dễ dàng khi chúng ta thay đổi địa điểm nuôi chim.
Ở giữa “vườn chim” là khoảng sân cho cả đàn “sinh hoạt chung”.
- Nền chuồng nuôi phải vững chắc, tốt nhất là lát gạch đỏ, có độ nghiêng 3 - 5% để thoát nước tốt, không đọng nước.
Nuôi chim bồ câu nên phân ra làm 2 khu vực: Khu nuôi chim sinh sản (nuôi các đôi trong các căn hộ, ở trong các “tủ tường” như vừa mô tả và nuôi chim ra ràng vỗ béo. Với loại chim vỗ béo thì không làm thành căn hộ, mà mỗi “tủ tường” chia làm nhiều tầng, mỗi tầng bằng 4 căn hộ, có thể nuôi được 10 đôi, tức là mật độ gấp 2 - 3 lần nuôi chim sinh sản.
Các tủ tường cần có khung vững chắc, chịu được gió mạnh, có thể xây bằng gạch nhưng tốt nhất là làm bằng sắt (theo kiểu lắp ghép bằng các ốc vít) hay bằng gỗ, tre.
Xung quanh che bằng gỗ dán, tấm nhựa, cót ép...
- Đáy của mỗi ô chuồng (căn hộ) nên làm bằng lưới để phân thoát xuống phía dưới.
- Tấm hứng phân: Được làm bằng nhựa, cót éo, tôn... đặt phía dưới đáy chuồng, cách tấm lưới khoảng 5 đến 10 cm, ta đặt các tấm hứng phân và chắn bụi cho tầng dưới, chúng được đặt trên các giá đỡ, sao cho các tấm hứng phân có thể kéo ra, đẩy vào một cách dễ dàng, cứ sau 1 - 2 ngày thì thu phân 1 lần hoặc có thể sử dụng phương pháp ủ men sinh học thì khoảng 1 tháng mới phải thu phân 1 lần bằng cách kéo tấm hứng phân ra, đổ vào bao tải, chống ô nhiễm môi trường.
- Hành lang: Phía trước mỗi căn hộ nên có “hành lang”, rộng khoảng 20 - 25 cm cho chim đỗ trước khi vào chuồng.
- Cửa chuồng: Mỗi căn hộ có 1 cửa chuồng, kích thước tối thiểu là 15 cm, có cánh cửa có thể mở ra, đóng vào thuận tiện nhằm nhốt chim khi cần thiết. Cửa chuồng nên rộng rãi, trơn nhẵn để khỏi gây tổn thương chim và xước tay người nuôi khi bắt chim.
- Vách trước và sau các căn hộ không nên bịt kín, chỉ nên quây bằng lưới sắt (cho thoáng).
- Rèm che: Phía trước và sau các tủ tường bố trí các rèm che bằng bạt, ni - lông (có thể nâng lên, hạ xuống dễ dàng khi thời tiết thay đổi như mưa, dông... các rèm che này khi hạ xuống thì cách vách chuồng ít nhất 30 cm (cho thoáng khí).
- Mái và trần
Như trên đã nói, mỗi dãy “tủ tường” nuôi chim có chiều sâu 0,5 m, vì vậy mái chuồng chỉ cần rộng 2 m là đủ che sang cả 2 bên. Mái nên làm bằng vật liệu tương đối nhẹ nhưng bền vững và cách nhiệt tốt. Độ dốc của mái khoảng 30° để dễ thoát nước mưa, mái có thể lợp bằng ngói đỏ, ngói xi - măng, fibro xi - măng, tôn, nhựa... Mái nên có màu sáng đẻ bức xạ nhiệt tốt hơn Mái chuồng nên cách ô chuồng trên cùng 0,5 m để đảm báo thoáng khí và cách nhiệt.
Phía dưới mái chuồng nên có 1 lớp trần đơn giản để chống nóng, có thể làm bằng cót, xốp hay nhựa.
- Giàn chim đậu: Phía trên các mái chuồng, bên dưới lưới nhựa đen (tức là trong vườn chim) cách mặt đất khoảng 3,5 m nên đặt hệ thống một giàn bằng tre, nứa gỗ hay các ống nhựa, đường kính các thanh giàn khoảng 1,5 cm, sào nọ cách sào kia khoảng 40 cm... (giống như nông dân làm giàn mướp) để cho chim đậu khi chúng nghỉ ngơi, thư giãn, hít thở không khí trong lành, đồng thời làm giảm mật độ của chim dưới sàn. Ban đêm, phần lớn chim trống ngủ trên giàn đậu; nếu không có giàn đậu thì chim đậu trên thành ổ đẻ, thải phân vảo ổ, làm cho thành ổ đẻ dính đầy phân, gây ô nhiễm.
- Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp nước bao gồm giếng khoan, trạm bơm, tháp lọc nước và mạng lưới ống dẫn nước về các máng uống và máng tắm. Mạng lưới ống dẫn nước và các bể chứa cần được thiết kế để không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào làm nước bị nóng.
Máng uống: Do có khả năng bay giỏi, người ta không nên để máng uống của chim dưới nền sân vì dễ nhiễm bẩn mà nên đặt các máng uống trên các giá cao, các máng này nên có chụp lưới sắt xung quanh để chim chỉ thò đầu vào để uống mà không thể vào tắm.
Máng tắm: ở về một phía của sân chơi, nên đặt hệ thống các máng tắm cho chim. Hệ thống này có van xả nước vào và hệ thống thoát nước thuận tiện để thải nước đã tắm. Các hệ thống cấp thoát nước nếu làm khoa học sẽ cấp nước sạch cho chim uống và tắm một cách thuận tiện mà không làm ẩm và bẩn chuồng nuôi, chống được nhiều bệnh nguy hiểm như cầu trùng, bạch lỵ, giun, sán...
- Các ổ đẻ phải êm, đảm bảo trứng không lăn ra ngoài.
Chuồng chim dễ quan sát, làm vệ sinh và chăm sóc chim non dễ dàng. Ngăn được chim non rơi khỏi ổ.
Có thể làm khung ổ đẻ bằng nhựa, hình vuông kích thước 30 x 30 cm hoặc hình tròn đường kính 20 - 25 cm, phía trong lót rơm khô hoặc tấm nỉ.
Đối với chuồng nuôi chim bồ câu có quy mô lớn theo kiểu công nghiệp hoặc bán công nghiệp thì ngoài những tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho các loại chuồng, còn có nhiều yêu cầu phức tạp hơn như:
- Sắp đặt các dãy chuồng hợp lý để dễ dàng thao tác kỹ thuật, tiện lợi và thuận tiện theo dây chuyền chăn nuôi, đồng thời giảm bớt lao động.
- Có chuồng nuôi cách ly chim ốm.
- Do mỗi dãy chuồng chứa nhiều chim nên nhiệt độ bên trong thường tăng cao, mật độ khí thải tăng từ phân và nước tiểu chim gây bất lợi cho sức khoẻ chim bồ câu. cần tạo ra một “tiểu khí hậu” mát, thoáng trong chuồng bằng cách lưu thông khí tốt trong chuồng nuôi.
* Một số nguyên tắc chung để đảm bảo thông khí
- Xung quanh “vườn chim’ không nên xây tường cao kín đến mái, để khoảng 2 mét (tính từ mái xuống) chăng lưới để đảm bảo thông khí.
- Lưới trời (lưới cao ở bên trên mái chuồng nuôi chim (chỉ nuôi chim bồ câu mới có) không được làm bằng vật liệu bịt kín như tôn, fibro xi - măng... mà chỉ được che bằng lưới sắt, tốt nhất là lưới nhựa (để có ánh sáng chiếu xuống sân và chuồng chim, đồng thời không khí lưu thông. Hệ thống lưới này có thể kéo vào hoặc mở ra dễ dàng để điều khiển ánh sáng: Khi trời quá nóng thì che kín, khi trời râm thì mở ra cho chuồng thoáng.
- Các ổ đẻ phải êm, đảm bảo trứng không lăn ra ngoài.
d. Chuồng nuôi hỗn hợp tự nhiên
Đây là kiểu chuồng đặc biệt, dùng để nuôi các đàn bồ câu cực lớn, còn được gọi là hang Columbarium, từ tiếng Latin nghĩa là hang động cho bồ câu. Trong mỗi chuồng này người ta nuôi hàng ngàn đôi chim bồ câu theo phương thức tự nhiên truyền thống. Mỗi chuồng được xây bằng gạch và đất bùn, nuôi được từ 3000 - 5000 đôi chim. Chuồng này được sử dụng phổ biến ở Trung Đông (Ai Cập) và Châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...
Nhìn từ xa, nhà chim có cấu trúc tương tự như một cái “lò gạch” lớn có vòm kín, có cửa ra vào. Cấu trúc đặc biệt của nhà chim là thành (tường) của “lò gạch” dày khoảng 40 cm, trên tường của nhà chim, người ta bố trí nhiều “hốc chim”, hốc nọ liền kề hốc kia, khiến ta có cảm giác bức tường có cấu trúc như 1 cái tổ ong lớn. Mỗi hốc có hình dạng như một cái giỏ to, đường kính khoảng 35 - 40 cm, sâu khoảng 40 cm, trong lót rơm. Mỗi hốc thường có 1 đôi chim sinh sống. Trong nhà chim có 1 hệ thống thang gỗ bắc ngang, dọc, chéo để hàng ngày người ta trèo lên, kiểm tra và thu hoạch chim ra ràng đem bán (tương tự như kiểm tra tổ chim yến ờ Nha Trang nước ta vậy). Đối với kiểu chuồng này, chim phải tự đi kiếm mồi là chính, chỉ được bổ sung thức ăn vào lúc “giáp hạt”.
2.4 Thiết bị nuôi chim
+ Ổ đẻ có đường kinh: 20 - 25 cm; chiều cao: 7 - 8 cm. phía trong lót rơm sạch và êm.
Máng ăn để cung cấp thức ăn cho chim hàng ngày nên đặt tránh chỗ chim thải phân vào, tránh máng nước và đặc biệt hạn chế được thức ăn rơi vãi. Kích thước dài x rộng x sâu = 15 cm x 5 cm x 10 cm.
+ Máng uống phải đảm bảo sử dụng tiện lợi và vệ sinh.
+ Máng đựng thức ăn bỗ sung: Do nuôi nhốt công nghiệp nên cần bổ sung chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hay chất dẻo, không dùng kim loại.
+ Kho thức ăn: Ngoài những kho nhỏ bố trí ở từng chuồng nuôi để chứa thức ăn cùng dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y... toàn trại cần phải có một kho thức ăn chung. Sức chứa của kho được tính toán dựa trên những yếu tố sau:
- Hướng sản xuất, số lượng đầu con và mức thu nhận thức ăn của đàn chim.
- Mỗi trại chim cần có lượng thức ăn dự trữ ít nhất là một tháng nuôi.
- Cứ 2 m3 kho có thể chứa được khoảng 1 tấn thức ăn hỗn hợp đã đóng bao.
Kho thức ăn thường có nền lát bằng xi - măng để dễ quét dọn và phải có biện pháp chống được chuột và côn trùng. Trong kho, thức ăn không được đặt trực tiếp xuống nền mà phải được đặt trên các giá cao, cách mặt đất từ 25 - 30 cm và cách tường ít nhất 20 cm (khi xếp thức ăn cần lưu ý xếp tuần tự một bao hàng dọc, một bao hàng ngang từ dưới lên trên và không nên xếp cao quá 1,7 m tính từ nền kho).
+ Thức ăn cho chim: Người chăn nuôi có thể dùng các thiết bị máy làm cám chim để tự tạo cám cho chim tại nhà vừa chủ động được nguồn thức ăn cho chim và giúp các chủ chăn nuôi tiết kiệm được chi phí so với phải đi mua cám công nghiệp.
III. CÁC GIỐNG BỒ CÂU
3.1. Bồ câu nội (bồ câu ta)
Bồ câu ta được nuôi với nhiều mục đích khác nhau: Nuôi để lấy thịt, để đưa thư hoặc để thi bay... Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến chim bồ câu nuôi lấy thịt.
Chim bồ câu nhà có tổ tiên là loài chim bồ câu núi màu lam, hiện vẫn còn sống hoang dã ở nhiều nước trên thế giới. Bồ câu lấy thịt ở nước ta có nhiều màu sắc lông khác nhau, từ trắng tuyền đến khoang, xám và đen. Loại có màu trắng to hơn loại màu đen.
Bồ câu ta có tầm vóc nhỏ nhưng tốc độ lớn tương đối nhanh, các cơ bắp phát triển tốt và chóng thành thục. Khối lượng cơ thể trung bình 300 - 400 gram, chim trống thường to hơn chim mái một chút.
Không nên chọn giống chim có lông ở chân vì loại này chân quá to, vụng về chậm chạp, thường xuyên bị dính phân vào lông làm bẩn trứng.
Khả năng sinh sản
Bồ câu ta thường bắt đầu giao phối vào đầu mùa xuân, từ tháng 2, sau đó đẻ đến tận tháng 10, mỗi năm chim đẻ khoảng 5 - 6 lứa. Khoảng cách thời gian giữa các lứa tăng dần về cuối vụ. Mỗi lứa chim thường đẻ 2 trứng, cách nhau khoảng 36 giờ và ấp nở ra 2 con, một trống và một mái, cũng có khi nở ra cả hai trống hoặc hai mái. Khoảng cách 2 lứa đẻ bình quân 40 - 50 ngày, ở miền Bắc, chim chỉ đẻ 5 - 6 lứa, nhưng ở miền Nam, chim có thể đẻ đến 6 - 7 lứa do không có mùa đông.
Người ta thường cho bồ câu phối giống đồng huyết, ghép đôi ngay chính anh chị em của chúng nhưng tác hại không nhiều.
Nuôi công nghiệp, người nuôi có thể chủ động ghép đôi cho chúng để tránh đồng huyết. Việc chủ động ghép đôi có thể thành công đến 90%.
Bồ câu còn non rất khó phân biệt trống mái. Khi chim lớn thì phân biệt được dễ dàng hơn. Chim trống thường lớn hơn chim mái, mình đẫy đà, đầu to và chân cũng to hơn con mái. Chim trống hay gù và thích đùa giỡn với con mái. Chim bồ câu thường đi đôi ngay cả khi bay đi kiếm mồi hay về chuồng. Khi ấp trứng một con ấp còn một con bay đi kiếm mồi. Trứng bồ câu có vỏ màu sáng trắng, khối lượng trứng trung bình 16 - 18 gram. Sau khi đẻ hai trứng chim sẽ đòi ấp, cũng có trường hợp mới đẻ một trứng chim đã nằm ấp. Trong trường hợp này, chim con nở ra không đồng thời, có thể chênh lệch 1 - 2 ngày. Khi ấp lửa đầu tiên chim bố mẹ còn vụng, nhưng từ lứa thứ hai trở đi, chúng ấp tốt và tỷ lệ nở cao hơn. Sau khi ấp 17 ngày thì trứng nở.
Bồ câu thay lông dần từng bộ phận. Lông cánh sơ cấp thay lần lượt từ trong ra ngoài, lông cánh thứ cấp thay hai lông phía ngoài và thay dần vào giữa. Khi thay lông cánh, bồ câu vẫn bay bình thường vì chúng thay lần lượt. Lông đầu và cổ thay nhanh rồi đến lông mình và lông hai bên sườn. Bồ câu mái và trống đều thay lông như nhau. Bồ câu non một tháng tuổi bắt đầu thay lông, do đó những con nở sớm sẽ kịp thay lông vào trước mùa rét.
Khả năng sinh trưởng của bồ câu mới nở
Chim bồ câu mới nở chưa mở mắt, ít lông và không cỏ khả năng tự mổ thức ăn như gà, vịt. Chim bố mẹ thay nhau mớm mồi cho chim non. Hai tuần lễ đầu tiên, chim non lớn rất nhanh. Sau một tháng chim đã mọc lông hoàn chỉnh, chuẩn bị tập bay, có thể bán thịt khi chim 25 - 30 ngày tuổi.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
Cảm ơn công ty đã chia sẻ bài viết bổ ích ^^
10/11/2016