24/11/2016
Cá tra hiện nay được xuất khẩu nhiều trên thị trường ở các nước Châu Âu với giá bán rất cao. Giống cá tra đang được các chủ trang trại nuôi thủy sản đầu tư nhiều. Nhưng cách nuôi như thế nào để đạt hiệu quả cao đem lại lãi suất nhanh nhất vẫn là bài toán khó giải hiện nay. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ các kỹ thuật nuôi cá tra trong ao như sau:
I. Chọn giống cá nuôi:
Giống cá tra sản xuất nhân tạo có nguồn gốc rõ ràng hoặc cá tra giống vớt ngoài tự nhiên. Cần chọn giống có cơ thể cân đối, bơi lội nhanh nhẹn, thành đàn, sau khi ăn mồi thường lên đớp móng liên tục, da cá bóng láng. Ở nơi nuôi có quy mô lớn cần bố trí ao ương cá bột lên cá giống cỡ lớn để nuôi cá thịt để chủ động nguồn giống. Cần thả kết hợp các loài ăn lọc và ăn đáy với tỷ lệ ít để làm sạch môi trường nước như: cá rô phi, cá hường, mè trắng, sặc rằn, chép, cá he.
Có thể thả ghép theo công thức: Cỡ cá, mật độ nuôi có thể theo công thức sau:
Loài cá | Ao/Mương (%) | Lồng bè (%) | ||
Cỡ g/con | Mật độ con/m2 | Cỡ g/con | Mật độ con/m2 | |
Tra | 80-100 | 5-8 | 80-100 | 80-120 |
Chép | 10 | 07 | 5 | |
Sặc rằn, Hường |
10 | 5 | 2 | |
Rô phi, Mè trắng |
5 | 0,3 | ||
He | 10-20 | 5 |
II. Kỹ thuật nuôi cá tra thịt trong ao:
1. Điều kiện ao nuôi: Để dễ chăm sóc và quản lý, nên thiết kế ao nuôi có dạng
hình chữ nhật, diện tích thích hợp: 500 - 1.000 m2. Ao nhỏ dễ chăm sóc, quản lý, cho năng suất cao. Ao có nền đất tốt, không phèn hoặc nhiễm phèn không đáng kể, gần
nguồn cung cấp nước để chủ động thay đổi nước ao, bờ ao phải cao hơn mực nước lũ hàng năm 0,5 m. Độ sâu ao phải đạt 1,2 - 1,5 m. Cần thiết kế 2 cống:
+ Cống đáy: đặt sát đáy ao, đường kính 10 - 20 cm.
+ Cống lửng: đặt cách đáy ao 0,6 - 0,8 m, đường kính ống 20 - 30 cm.
2. Vệ sinh ao trước khi thả cá: Làm sạch cỏ, bụi bặm xung quanh bờ ao cũng như bên trong ao. Tát cạn ao diệt hết địch hại (cá dữ, cá tạp, cua, ốc, rắn...).Tu sửa bờ ao, vét sình đáy ao, bịt các lỗ mội, hang cua. Dùng vôi bột bón đều ao, liều lượng 7 - 10kg/100m2, nếu ao bị phèn bón 15 kg/100m2, sau đó phơi đáy ao 5 - 7 ngày. Lấy nước qua cống lửng có bịt lưới cước, giữ mực nước trong ao thường xuyên 1,0 - 1,5m. Sau 3 - 5 ngày tiến hành thả cá giống.
3. Chọn và thả cá giống: Cá giống phải có kích cỡ đồng đều, nhiều nhớt, không xây xát. Thông thường thả cá tra giống kích cỡ 80 – 100g/ con. Mật độ thả nuôi: 5 - 8 con/m2
. Cá tra thả nuôi được quanh năm.
Nên vận chuyển cá giống lúc trời mát, vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát,
chuyển cá bằng bao nilon bơm oxy với mật độ: 200 con/bao (60 x 100 cm). Dùng dây thun buộc 2 góc bao nilon lại tránh gai nhọn của vây cá đâm vào nilon làm thủng bao. Trước khi thả cá vào ao phải ngâm bao trong nước 15 phút để tránh sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng cá và môi trường nước ao nuôi. Nếu ao nuôi có diện tích lớn hơn 300 m2 thì dùng lưới cước chắn lại khoảng 50 - 100 m2 ao, thả cá giống vào để dễ chăm sóc và quản lý. Sau thời gian từ 15 - 30 ngày tùy theo diện tích lưới chắn, sau đó mở lưới để cá ra ao. Có thể thả thêm cá chép với lượng 5% tổng số cá thả.
4. Thức ăn:
- Thức ăn công nghiệp đã được chế biến dùng cho cá.
- Thức ăn tự chế từ nguồn nguyên liệu là phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với các loại tôm, cua, cá tạp để chế biến thức ăn cho cá nuôi, đồng thời cần bổ sung thêm khóang vi lượng và Vitamin C để kích thích cá ăn và sinh trưởng.
Tỷ lệ pha trộn có thể theo công thức :
- Nguyên liệu Tỷ lệ (%)
- Tấm nấu 40-50
- Cám mịn 20-30
- Bột cá 10-15
- Bột đậu nành 10-15
- Thyromin 3 0,5
Để chế biến được các nguyên liệu trên, bà con có thể dùng thiết bị Máy băm nghiền đa năng để nghiền cám, bột cá, hạt đậu nành thành bột nhỏ.
Các loại thức ăn này được trộn đều cho vào máy nén thành viên cám nổi cho cá ăn.
Ảnh máy ép cám viên nổi 3A7,5Kw
Cần để 5-10% lượng thực ăn hàng ngày vào sàn ăn để dễ kiểm tra lượng thức ăn cũng như biết được tình trạng sức khỏe của cá.
- Giai đọan nuôi vỗ béo để chuẩn bị xuất bán cần thay nước tích cực hơn. Nên duy trì màu nước bạc là tốt, nếu nước có màu xanh đậm hoặc thúi thịt cá bị vàng.
5. Thay nước định kỳ
Để kích thích cá ăn mồi tốt, chất lượng thịt đạt tiêu chuẩn, sau khi nuôi 1 tháng nên thay nước 1 lần/tuần (thay 20% nước ao), từ tháng nuôi thứ 3 đến tháng thứ 6 thay nước 2 - 4 lần/tuần (thay 30%). Cuối vụ nuôi, nước ao bẩn, người nuôi cần thay nước hằng ngày, lượng nước thay 50%.
III. Thu hoạch đúng thời điểm
Thời gian nuôi 9 - 10 tháng, cá đạt cỡ 0,7 - 1,2 kg/con thì thu hoạch, có thể căn cứ vào tình hình thị trường để thu hoạch có hiệu quả nhất, tránh hiện tượng cá chưa đạt hoặc quá cỡ làm giảm giá bán và tốn thức ăn. Sau vụ thu hoạch phải tháo cạn ao và cải tạo, chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.
Chúc bà con thành công!
Để được cung cấp các sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét