18/01/2021
Kỹ thuật nuôi cá chép – Cách tự chế biến thức ăn nuôi cá chép giàu dinh dưỡng
Cá chép là một trong những giống cá nước ngọt được nuôi sớm nhất ở nước ta. Đến thời điểm hiện tại, nuôi cá chép thương phẩm vẫn là mô hình kinh tế nhiều tiềm năng được các nông hộ lựa chọn. Tuy nhiên, trước những yêu cầu khắt khe của thị trường và tình hình chăn nuôi thực tế trong nhiều năm gần đây, đòi hỏi người mới bắt đầu nuôi cá phải cập nhật và nắm vững những kỹ thuật cần thiết. Trọn bộ kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm sẽ được 3A chia sẻ trong bài viết này. Mời bà con tham khảo và ứng dụng cho mô hình của mình.
Chuẩn bị ao nuôi
Cá chép sống ở tầng đáy và tầng giữa, bà con chuẩn bị ao nuôi cá chép theo những yêu cầu sau:
- Hình dáng: Đào ao nuôi hình chữ nhật, ưu tiên chiều dài khoảng gấp 2 – 3 lần chiều rộng để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc, thu hoạch.
- Độ sâu: đào ao có độ sâu trên 2m. Trong đó, mức nước sẽ luôn duy trì ở 1,2 – 1,5m. Khoảng cách từ mặt nước đến bờ ao tối thiểu 50cm.
- Diện tích: ao nuôi cá chép cần diện tích từ 500 – 2.000m2. Nếu diện tích ao nuôi quá rộng, bà con nên làm bờ kè ngăn cách.
- Lớp bùn đáy: duy trì từ 0,15 – 0,2m. Nếu như ao đã nuôi lâu năm, cần nạo vét bớt lớp bùn dưới đáy.
- Độ pH trong nước: 6,5 – 8
Tiến hành cải tạo ao nuôi trước khi thả cá để loại bỏ hết mầm bệnh, rác thải, cá tạp, tôm tép có dưới ao. Tháo cạn nước, bón vôi khử trùng ao nuôi. Liều lượng cần dùng từ 7 - 10kg vôi bột/100m2 ao. Sau đó tiến hành phơi đáy khoảng 3 ngày – 1 tháng để lớp bùn đáy trở nên tơi xốp, tăng tường phân hủy các chất hữu cơ cố định đạm của vi sinh vật.
Bà con có thể dùng thêm phân chuồng, phân xanh bón lót, cải tạo ao nuôi. Sẽ cần khoảng 30 – 50kg phân chuồng/ 100m2 ao.
Chọn giống
Chất lượng con giống là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến sự thành bại của quá trình nuôi cá. Bà con lưu ý:
-Cỡ con giống: chọn con ở giai đoạn 150 – 250. Chiều dài cá trung bình từ 100 – 300mm. Không nên thả cá giống quá nhỏ, sẽ dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn.
-Màu sắc: thân cá phải có màu vàng da cam nhạt – màu sắc đặc trưng của cá chép giống.
-Ngoại hình: chọn cá trơn nhẵn, không bị mất lớp nhầy, toàn thân phủ kín vảy, không bị dị dạng hay trầy xước. Cá giống khỏe mạnh, sạch bệnh, bơi lội nhanh nhẹn.
Mật độ và cách thả cá chép
Cá chép có thể nuôi 2 vụ trong năm, vào đầu mùa xuân và đầu mùa thu. Thời gian nuôi mỗi vụ kéo dài từ 3 – 5 tháng. Nếu muốn nuôi lớn hơn để tăng giá trị kinh tế, bà con thả 1 năm 1 lần vào đầu năm. Nuôi khoảng 9 - 10 tháng sẽ cho thu hoạch dịp cận tết.
Nuôi cá trong ao đất, bà con duy trì mật độ thả từ 0,5 -1m2/con.
Cách chế biến thức ăn nuôi cá chép
Nuôi cá chép cho ăn gì?
Ngoài các sinh vật phù du, thủy sinh, mùn bã hữu cơ… khi nuôi thương phẩm, bà con cần bổ sung thêm thức ăn để chúng nhanh lớn. Thức ăn nuôi cá chép được chia thành các nhóm sau:
-Nguyên liệu khô: thóc, ngô, cám, gạo, đậu tương, sắn…; bột cá, bột thịt, bột xương, bột vỏ sò, bột nhộng tằm…
-Nguyên liệu tươi: các loại cỏ, rau, củ quả, khoai, thân cây chuối…; cá tạp, cua, ốc, hến, giun quế, tôm tép, trứng gia cầm, nhộng tằm tươi…
Tự làm thức ăn nuôi cá chép
Để bắt kịp và đón đầu xu hướng của các hộ chăn nuôi thủy sản, xưởng cơ khí sản xuất 3A và nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, cải tiến máy móc chế biến thức ăn nuôi cá chép.
Hàng loạt thiết bị tối ưu ra đời như: máy băm nghiền đa năng, máy thái chuối, máy nghiền cua ốc cá tạp, máy trộn thức ăn chăn nuôi và đặc biệt là các dòng máy ép cám viên nổi thủy sản. Mỗi dòng máy đều có công suất đa dạng, phù hợp cả quy mô gia đình, trang trại, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản lớn.
Máy móc do người Việt sản xuất dựa trên thực tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nhờ đó, sản phẩm có ưu thế cả về giá, công năng sử dụng và chính sách bảo hành.
Các nguyên liệu tươi như cua, ốc, hến, cá tạp, giun quế… đem cho và máy băm nghiền đa năng để nghiền nát nhuyễn. Sau đó cho đàn cá cho chúng ăn tươi.
Với các nguyên liệu khô, bà con đem nghiền mịn và phối trộn với nhau theo công thức, tỉ lệ nhất định, đảm bảo độ ẩm phù hợp. Sau đó, cho các nguyên liệu này vào máy ép cám viên nổi 3A15Kw. Trục ép với lực mạnh sẽ làm chín hoàn toàn và nén chặt. Tạo thành từng viên cám nổi cực kỳ nhẹ, nổi được lâu trên mặt nước.
Cám viên được ép bằng máy chín 100%. Người nuôi có thể đem cho cá ăn trực tiếp. Trường hợp không dùng hết lượng thức ăn cùng một lúc, đưa chúng ra phơi nắng hoặc sấy khô, bảo quản trong túi kín, tránh tác động của môi trường bên ngoài. Thời gian bảo quản từ 3 tuần đến 1 tháng.
Bà con có thể tham khảo công thức làm cám viên nuôi cá Chép ở bảng sau:
NGUYÊN LIỆU |
TỈ LỆ |
Bột cá |
40% |
Đậu tương |
15% |
Ngô nghiền mịn |
25% |
Cám gạo |
19% |
Vitamin |
1% |
Cách cho cá chép ăn
Cho đàn cá nuôi ăn cám viên nổi tự ép 2 lần/ngày: sáng sớm và chiều tối. Định lượng thức ăn bằng 3 – 5% tổng khối lượng đàn.
Cho cá ăn tại một điểm. Để tiết kiệm thời gian, các hộ nuôi có thể dùng máy cho cá ăn tự động 3A90W. Máy có khả năng phun xa thức ăn lên tới 9m, tránh tình trạng đàn cá tập trung ăn trong phạm vi chật hẹp như trước đây.
Chăm sóc, quản lý ao nuôi
Cần phải thường xuyên kiểm tra bờ kè, cống rãnh xung quanh ao nuôi.
Theo dõi màu nước, khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn cá để quyết định tăng – giảm thức ăn và phân bón xuống ao.
Những ngày trời nắng nóng, oi bức, cá dễ bị thiếu oxy. Trường hợp thất cá nổi đầu lên khắp ao để hấp thụ oxy, bà con nên bơm thêm nước hoặc lắp đặt quạt nước.
Miền bắc có thể chống rét cho cá vào mùa đông bằng cách bơm thêm nước sâu, bờ ao cao sẽ có tác dụng chắn gió tốt. Ngoài ra, thả thêm bèo lục bình phủ kín một phần diện tích mặt ao, hạn chế quá trình tỏa nhiệt của nước vào không khí.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước sẽ làm tiêu hao lượng oxy hòa tan, sản sinh ra khí độc hại trong môi trường ao nuôi. Vì thế, bà con cần thay nước ao thường xuyên, định kỳ - 3 tuần/ lần. Mỗi lần sẽ thay khoảng 1/3 – 1/2 mức nước trong ao.
Có thể bón thêm phân chuồng làm thức ăn nuôi cá. Phân trước khi đem bón phải được ủ kỹ với chế phẩm sinh học EM hoặc Trichoderma để loại bỏ hết mùi hôi, vi sinh vật, mầm bệnh. Rải đều phân chuồng trên khắp bề mặt ao.
Biện pháp phòng bệnh khi nuôi cá chép trong ao
Việc quan sát sức khỏe của đàn cá chép nuôi dưới ao khó hơn nhiều so với gia súc gia cầm nuôi trên cạn. Khi cá bị bệnh, khó cách ly, không thể trị bệnh cho từng con mà phải xử lý cả ao nuôi, vô cùng tốn kém chi phí. Vì thế, phương châm nuôi cá chép là: Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Lựa chọn giống tốt, chất lượng, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh.
- Bà con cần tiến hành sát trùng giống khi đưa từ nơi khác về. Dùng nước muối pha loãng 3 – 4%, ngâm cá từ 5 – 10 phút.
- Nguyên liệu sản xuất thức ăn cho cá phải sạch sẽ, nguồn gốc rõ ràng, không bị nấm mốc. Rau cỏ phải luôn tươi mới, không có thuốc trừ sâu, hóa chất.
- Sát trùng khu vực cho cá ăn bằng cách treo 4 – 5 túi vôi, mỗi túi nặng 2 – 3kg quanh nơi cá đến ăn.
- Duy trì môi trường nước luôn trong sạch, không bị ô nhiễm, phù hợp với điều kiện sinh thái.
- Tăng sức đề kháng cho cá bằng cách bổ sung vitamin, chế phẩm sinh học.
Thu hoạch cá chép thương phẩm
Áp dụng hướng chăn nuôi an toàn sinh học như ở trên, cá chép sẽ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trung bình sau 1 năm khi nuôi từ cá giống bà con có thể thu hoạch. Trọng lượng đạt trung bình từ 0,8 – 1,5kg/con.
Trước khi thu hoạch 1 ngày, cho cá nhịn ăn. Sau đó rút bớt nước trong ao, dùng lưới đánh cá to trước. Cuối cùng rút cạn nước, thu hoạch toàn bộ cá trong ao. Bà con cũng có thể áp dụng cách đánh tỉa thả bù, tiến hành 2 – 3 tháng/ lần.
Hi vọng chia sẻ về kỹ thuật nuôi cá chép trong ao 3A giới thiệu trên đây sẽ giúp bà con giảm nguy cơ rủi ro, rút ngắn thời gian nuôi, năng suất lớn. Để được tư vấn về các thiết bị chế biến thức ăn cho cá, mời bà con liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét