02/02/2021
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản chi tiết từ A - Z
Nuôi bò sinh sản vẫn là hướng đi giàu tiềm năng, đem lại thu nhập cao cho nông hộ, trang trại và người lao động. Tuy nhiên, để đáp ứng xu hướng chăn nuôi theo hướng công nghiệp chất lượng cao, trang trại cần học hỏi, tích lũy và nâng cao kinh nghiệm nuôi bò sinh sản. Tạo ra nguồn giống tốt cả về chất lượng và số lượng, hướng tới mô hình chăn nuôi bền vững. Cụ thể trọn bộ kỹ thuật nuôi bò sinh sản từ A – Z sẽ được 3A chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Kỹ thuật làm chuồng nuôi bò sinh sản
- Vị trí:
Chuồng nuôi bò sinh sản đặt ở nền đất cao ráo, dễ thoát nước. Chăn nuôi theo mô hình trang trại nên chọn khu vực cách xa dân cư để tránh ô nhiễm, lây lan dịch bệnh. Lựa chọn nơi có nguồn nước dồi dào để phục vụ việc chăm sóc, tưới tắm, rửa chuồng bò.
- Hướng chuồng:
Đặt cửa chuồng nuôi bò sinh sản theo hướng đông nam hoặc hướng nam. Hướng này có ánh nắng chiếu ấm áp vào mùa đông và gió mát vào mùa hè.
- Kiểu chuồng:
Tùy vào quy mô và diện tích đất, bà con có thể làm chuồng một dãy hoặc chuồng hai dãy. Trong đó, chuồng một dãy thường phù hợp với nông hộ hoặc trang tại quy mô nhỏ. Còn chuồng hai dãy là kiểu phổ biến ở trang trại vừa và lớn. Ở giữa có lối đi để chăm sóc, cung cấp thức ăn.
Với mô hình chăn nuôi bò sinh sản quy mô lớn làm chuồng hai dãy thì sẽ thiết kế để chúng đối đầu nhau.
- Diện tích chuồng nuôi bò:
Bà con có thể tham khảo thêm bảng chi tiết diện tích phù hợp nhất cho từng loại bò, giai đoạn nuôi:
Loại bò |
Chiều dài chỗ đứng (m) |
Chiều ngang chỗ đứng (m) |
Diện tích chỗ đứng (m2) |
Diện tích xây dựng (m2) |
1. Bò đực giống |
2 |
1.8 |
3.6 |
6 |
2. Bò cái |
1.6 |
1 |
1.6 |
3 |
3. Bê sơ sinh đến 6 tháng |
1.0 |
0.9 |
0.9 |
1.5 |
4. Bò đẻ |
2 |
1.5 |
3 |
5 |
5. Bê đực, cái từ 7-14 tháng |
1.2 |
1 |
1.2 |
2 |
6. Bê >18 tháng |
1.5 |
1 |
1.5 |
2.4 |
7. Bò vỗ béo các loại |
1.6 |
1.1 |
1.7 |
2.4 |
Theo đó, việc bố trí diện tích chuồng trại sẽ tùy theo số lượng đàn. Nên phân chia thành các khu vực khác nhau theo lưới tuổi để tiện chăm sóc. Có thể duy trì mật độ 4 – 5 con/m2. Nếu diện tích đất rộng rãi hoặc nuôi trên nền đất, ưu tiên mật độ 6 – 8m2/con.
Nền chuồng láng xi măng mịn, có độ nghiêng 1,2 – 1,5% về phía rãnh thoát nước. phục vụ công tác vệ sinh. Khoảng cách từ nền đến mái tối thiểu 3,2 – 3,5m, thông thoáng.
- Máng ăn, máng uống cho bò:
Trong chuồng bố trí máng ăn lớn, xây cố định bằng xi măng chắc chắn, lỡm xuống 30cm để chứa thức ăn cho bò. Quy mô nhỏ cần đảm bảo bố trí máng ăn đảm bảo mật độ 0,8 – 1,2m/con.
Nuôi tập trung thường thiết kế máng dài, cao 30 – 50cm, rộng 40 – 60cm, chiều dài theo chuồng. Mật độ máng ăn từ 0,7 – 1,0 m/con. Bên cạnh đó, trang trại cũng nên ưu tiên sử dụng máng uống tự động để cung cấp lượng nước uống cần thiết theo nhu cầu của đàn bò và thời tiết.
Chọn giống bò sinh sản
Con giống là điều kiện tiên quyết đến chất lượng, năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Nhất là khi mục đích nuôi bò để cung cấp giống/ nuôi thịt. Vì thế, bà con cần cân nhắc lựa chọn giống bò sinh sản kỹ lưỡng. Có thể tham khảo một số Giống bò sinh sản tốt nhất hiện nay:
- Bò vàng Việt Nam: Đây là giống bò nội có tính thuần chủng cao, chịu đựng kham khổ tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta. Bò Vàng Việt Nam bắt đầu có khả năng sinh sản từ 20 tháng tuổi.
- Bò U đầu rìu: Cũng là một giống bò nội, có nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuổi phối giống lần đầu của bò cái từ 15 – 18 tháng tuổi. Bê sơ sinh có trọng lượng khoảng 13 – 16kg/con.
- Bò Red Sindhi: Giống bò nhập khẩu từ Pakistan và Trung Quốc có khối lượng lớn, trung bình 400kg/ con. Tuổi sinh sản lần đầu muộn hơn các giống bò nội nhưng sản lượng sữa cao, khoảng 1600kg/chu kỳ.
- Bò giống Sahiwal: Bò nhập có trọng lượng lớn, từ 470 – 520kg/con. Đây là giống bò sinh sản cho sản lượng sữa cao, từ 1400 – 2500kg/chu kỳ.
Cách chọn bò cái làm giống sinh sản
Khi chọn con cái làm giống, sẽ đánh giá dựa trên các đặc điểm về ngoại hình, thể chất, nhất là màu sắc lông và da. Tiếp tục căn cứ vào khả năng sinh trưởng tương ứng với kích thước vòng ngực, chiều dài thân, khối lượng cơ thể. Ưu tiên lựa chọn những con có đặc điểm:
- Ngoại hình ổn định, đúng đặc điểm của con giống.
- Chọn những con bò được sinh ra từ bố mẹ không cận huyết. Ưu tiên ngoại hình cân đối, ngực sâu rộng, mông vai nở, bốn chân khỏe mạnh, bụng thon, mình dài, móng tròn và khít hình bát úp.
- Chọn bò cái có bầu vú phát triển cân đối, tĩnh mạch của bầu vú nổi roc, biểu hiện động dục rõ ràng, tỷ lệ thụ thai cao.
Thức ăn nuôi bò sinh sản
Các loại thức ăn cho bò
Thức ăn cho bò sinh sản được phân chia thành các nhóm gồm có:
Thức ăn thô:
Có chứa hàm lượng chất xơ cao như rơm, cỏ khô, lá ngô, thân ngô, lõi ngô, thân cây đậu lạc… Cỏ khô, rơm khô dùng làm thức ăn dự trữ cho đàn bò vào mùa đông, thời kỳ khan hiếm thức ăn. Thức ăn thô sẽ kích thích tăng sinh, tăng phân giải các chất xơ của vi sinh vật có trong dạ cỏ. Đồng thời, giúp cân bằng dinh dưỡng trong thức ăn cho đàn bò.
Thức ăn tươi xanh:
Gồm các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng (cỏ voi, cỏ hòa thảo…), thân cây ngô thời kỳ ngập sữa…
Thức ăn tinh:
Thức ăn tinh là thành phần không thể thiếu khi nuôi bò sinh sản theo quy mô tập trung số lượng lớn. Các loại nguyên liệu thường dùng: ngô nghiền mịn, cám gạo, thóc nghiền, bột khoai, bột sắn, bột mì… Thức ăn tinh cung cấp năng lượng trao đổi cho bò, thường sẽ chiếm từ 10 – 30% khẩu phần ăn hàng ngày.
Ngoài ra, sử dụng thêm các phụ phẩm như: khô dầu dừa, khô dầu đậu tương, bột máu, bột thịt, bột xương, bột nhộng tằm, bã bia, bỗng rượu…
Thức ăn củ quả:
Bà con có thể tận dụng thêm củ quả có sẵn tại địa phương để chế biến thức ăn cho bò. Ví dụ như: bí đỏ, khoai, sắn, cà chua, cà rốt, gấc, dứa… Trong khẩu phần ăn của bò sinh sản, thức ăn củ quả chiếm từ 3 – 8%.
Cách chế biến thức ăn cho bò sinh sản
Thức ăn tươi có thể cắt nhỏ cho bò ăn trực tiếp hoặc đem ủ chua dự trữ, phối trộn với các nguyên liệu tinh, vitamin, thức ăn bổ sung để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho bò sinh sản.
Thức ăn tinh nghiền dạng bột mịn đem phối trộn theo công thức phù hợp với từng giai đoạn nuôi. Ưu tiên ép thành dạng viên để tránh lãng phí. Người nuôi có thể phơi sấy khô làm thức ăn dự trữ.
Máy ép viên thức ăn chăn nuôi công nghiệp 3A37Kw
Với trang trại quy mô lớn, bà con nên tham khảo một số thiết bị hỗ trợ chế biến thức ăn đáp ứng nhu cầu hàng ngày của đàn bò như:
+ Máy băm nghiền đa năng: Các trang trại quy mô vừa và nhỏ có thể tham khảo máy băm nghiền đa năng (tùy công suất). Thiết bị tích hợp cả 3 chức năng: băm thân chuối, băm cỏ voi – nghiền bột ngũ cốc, ngô, thóc nghiền nhuyễn cua ốc. Các tính năng đều có thể tận dụng để làm thức ăn cho bò sinh sản.
+ Máy băm cỏ cho bò: Là thiết bị cần có trong các trang trại chăn nuôi bò hiện nay. 3A sẵn các dòng máy băm cỏ với năng suất khác nhau, phù hợp với từng quy mô, số lượng đàn. Đây là thiết bị chủ lực giúp người chăn nuôi dễ dàng băm nhỏ thức ăn tươi xanh thành đoạn ngắn, cung cấp hàng ngày cho đàn vật nuôi.
+ Máy ép cám viên: Trang trại nuôi bò có thể tham khảo chiếc máy ép cám viên 3A11kW với năng suất làm việc đạt 120 – 200kg/giờ. Thiết bị giúp ép các nguyên liệu tinh và thức ăn bổ sung đã phối trộn thành cám dạng viên nén chặt. Cám viên kích thích bò ăn nhiều, tránh lãng phí.
+ Máy trộn thức ăn cho bò di động 3A11kW: Thùng trộn lớn trộn cả thức ăn tinh, cỏ cắt nhỏ, thức ăn bổ sung một cách đồng đều, hấp dẫn nhất. Tiếp đó sẽ di chuyển linh hoạt để rải đều thức ăn vào máng cho đang bò, thích hợp cho trại nuôi kiểu 2 dãy.
Khẩu phần thức ăn và cách ăn cho bò sinh sản
+ Chăn thả:
Nếu nuôi theo phương pháp chăn thả, thức ăn thô xanh chiếm đến 85 – 95% khẩu phần. Giai đoạn mang thai I, thả từ 6 – 8 giờ. Giai đoạn II mang thai hoặc mùa đông lạnh, chỉ nên thả bãi từ 4 – 6 giờ sau đó bổ sung thêm thức ăn trong chuồng.
Thức ăn tinh chiếm từ 5 – 15%. Ở giai đoạn chửa thức II và tiết sữa nuôi con, tỉ lệ này sẽ tăng lên trong khẩu phần ăn.
+ Nuôi nhốt chuồng:
Cho bò ăn vào lúc 8 – 9h sáng va 3 – 4h chiều. Cho ăn theo trình tự: thức ăn tinh – thức ăn thô xanh – uống nước. Bò chửa giai đoạn II nên chia thành nhiều bữa để chúng dễ tiêu hóa.
Phát hiện động dục
Bò cái giai đoạn động dục sẽ có các biểu hiện như sau:
hộ bắt đầu ẩm ướt, sưng đỏ, niêm mạc đường sinh dục xung huyết rõ rệt
Chúng có biểu hiện bồn chồn, mẫn cảm
Nhảy lên những con khác nhưng chưa chịu đực hoặc sẽ đứng yên nếu con khác nhảy lên – chịu đực.
Kém ăn, sữa giảm.
Thời điểm động dục
Thời điểm phối giống thích hợp nhất là khi bò cái có biểu hiện chịu đực. Bà con tiến hành phối tinh vào khoảng thời gian từ giữa giai đoạn chịu đực đến 6 giờ sau khi kết thúc chịu đực.
Các trang trại thường áp dụng quy luật sáng chiều. Khi bò cái bắt đầu có biểu hiện động dục vào sáng sẽ phối giống chiều tối. Nếu có biểu hiện động dục chiều tối, sẽ tiến hành phối giống vào sáng hôm sau.
Chăm sóc bò sinh sản
Ở giai đoạn chờ phối giống và cạn sữa, nên cho bò vận động nhẹ để cơ thể nhanh phục hồi, phát dụng nhanh, tăng sức đề kháng.
Tiến hành tắm chải, vệ sinh toàn bộ cơ thể để bò giảm mắc các bệnh ngoài da nguy hiểm. Có thể chăn thả bò tắm nắng sớm để tăng cường vitamin D, điều hòa hấp thụ canxi và photpho cho cơ thể. Đây là việc làm cực kỳ quan trọng giúp bò chống mắc các bệnh bại liệt trước và sau khi sinh. Nên tiến hành tắm chải 1 – 2 lần/ ngày. Vào mùa đông, nên chọn thời điểm nắng ấm áp.
Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi định kỳ, sạch sẽ, phun khử trùng phòng bệnh ký sinh. Ngoài ra, bà con nên dùng chế phẩm sinh học EM hoặc Trichoderma để phun khử khuẩn, khử mùi hôi trong chuồng, mùi chất thải. Đây là biện pháp hiệu quả giảm thiểu dịch bệnh.
Đỡ đẻ cho bò cái
Bò cái bắt đầu có dấu hiệu đẻ khi bụng xệ xuống, sụt mông, âm hộ sưng, niêm dịch chảy ra, bầu vú căng, đuôi cong lên. Bò cái có biểu hiện đứng ngồi không yên, lưng cong ở tư thế rặn đẻ. Thường sau 30 phút – 1 tiếng rặn, ối sẽ vỡ và bê con ra đời.
Dọn dẹp nền đất sạch, lót cỏ khô dày 3 – 5cm. Sử dụng thuốc tím pha với nước 0,1% để tắm rửa toàn bộ thân sau cho bò cái.
Nếu thai ở tư thế bình thường, bò sẽ tự đẻ, lúc này cần không gian yên tĩnh, ít người qua lại. Nếu thai ngược, cần đỡ đẻ cho bò. Bê con ra đời cho bú trực tiếp càng sớm càng tốt, chậm nhất là 1 giờ sau.
Ngoài phần kỹ thuật chăn nuôi và làm chuồng trại, bà con cần phải hạch toán nuôi bò sinh sản càng chi tiết càng tốt. Từ khâu giống, làm chuồng, chăm sóc, máy móc, thức ăn đến đầu ra. Việc hạch toán chi tiết các chi phí nuôi bò sinh sản sẽ giúp người chăn nuôi có phương án đầu tư phù hợp, giảm rủi ro, thua lỗ.
Chúc bà con thành công với kỹ thuật nuôi bò sinh sản công nghệ cao.
Công ty chúng tôi có cung cấp rất nhiều dòng máy phục vụ chăn nuôi như máy nghiền cám 3A7,5Kw, Máy đập vỡ mảnh ngô 3A2,2Kw, Máy xay hạt bắp 3A3Kw, Máy trộn thức ăn gia súc, gia cầm 1 pha 3A3Kw, Máy ép cám viên chăn nuôi 3A…
Mọi thông tin xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét