21/01/2021
Kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt cho người mới bắt đầu
Nuôi vịt thịt là một trong những nghề giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao mà lại đơn giản, ít tốn nhiều công chăm sóc. Song, thực tế vẫn có không ít người thất bại vì chưa nắm rõ kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt. Thấu hiểu điều đó chúng tôi tổng hợp bài viết dưới đây chia sẻ với bạn đọc tất tần tật kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt từ A đến Z. Cùng tham khảo để rút kinh nghiệm cho mình bạn nhé.
1. Lợi ích của chăn nuôi vịt thịt
Không thể phủ nhận hiện nay có nhiều mô hình chăn nuôi khác nhau để bà con lựa chọn. Tuy nhiên nuôi vịt thịt vẫn là một trong những gợi ý mà các chuyên gia khuyến khích nên phát triển bởi nó mang lại lợi ích như sau:
So với việc nuôi vịt đẻ thì nuôi vịt thịt trải qua các công đoạn đơn giản hơn nhiều.
Thời kỳ sinh trưởng của vịt khá nhanh, chỉ kéo dài khoảng 40 ngày.
Đầu ra rất dễ vì nhu cầu liên tục.
Các bộ phận khác của vịt thịt cũng có thể bán được. Ví dụ: Lông vịt được bán để làm đồ thủ công, phân vịt bán để ủ phân hữu cơ hoặc làm thức ăn cho cá,…
Chính bởi vì lý do đó mà phát triển mô hình chăn nuôi vịt thịt là lựa chọn đúng đắn mà bà con không nên bỏ qua.
2. Hạch toán chi phí nuôi vịt thịt
Để hạch toán chi phí nuôi vịt thịt chính xác bà con cần phải biết nuôi vịt phải tốn những chi phí nào. Giả sử, nếu nuôi 100 con vịt thịt bà con cần tốn những khoản phí như sau:
Chuồng trại: Vì đây là yếu tố rất khó hạch toán nên thường không nằm trong chi phí nuôi.
Con giống: Nếu mua ở tại trang trại bên ngoài khoảng 18.000 đến 20.000VNĐ/con. Nếu mua ở trang trại chuẩn thì giá khoảng 20.000 đến 25.000VNĐ/con. Như vậy, để nuôi vịt 100 con thì mất khoảng 2 triệu tiền mua con giống.
Điện nước: Bắt đầu từ khi mang con giống về đến khi xuất chuồng khoảng 45 đến 50 ngày. Chi phí điện nước khoảng 200.000 đến 300.000VNĐ.
Thức ăn: Nếu dùng thức ăn công nghiệp thì khoảng 45 đến 50 ngày là xuất chuồng. Còn nếu kết hợp thức ăn công nghiệp với thức ăn tự chế biến, thức ăn sẵn tại địa phương thì mất khoảng 60 ngày. Trung bình, mỗi con vịt từ khi bắt về đến khi xuất bán sẽ tốn khoảng 8 đến 9kg/cám. Giá cám trung bình là 10.000VNĐ/kg. Như vậy nếu 100 con vịt sẽ tốn khoảng 8 đến 9 triệu tiền thức ăn.
Nhân công: Với 100 con vịt thì quy mô này kiểu hộ gia đình và chỉ cần 1 nhân công là đủ. Tiền lãi nhận được sẽ quy vào tiền công nuôi vịt.
Thuốc thú ý: Trung bình chi phí thuốc thú y khoảng 1.000 đến 5000VNĐ/con. Như vậy, với đàn vịt 100 con thì sẽ tốn từ 100.000 đến 500.000VNĐ tiền thuốc thú y.
Dựa vào đó bà con có thể hạch toán được chi phí nuôi vịt thịt quy mô 100 con sẽ cần khoảng 10 đến 12 triệu đồng.
3. Kỹ thuật nuôi vịt thịt cho người bắt đầu
Chuẩn bị trước khi chăn nuôi vịt thịt
Bà con cần tìm nhà cung cấp vịt giống uy tín để đảm bảo cung cấp vịt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng, đảm bảo mang lại năng suất chăn nuôi cao.
Ưu tiên các con vịt có thân hình tráng kiện, trọng lượng vịt giống khoảng 40gr, mắt trong, lông tơ và sạch bệnh.
Bà con cần phải làm hộp ươm vịt giống và chuồng cho vịt trưởng thành. Yêu cầu chuồng nuôi vịt trưởng thành phải có nhiều tầng, chuồng sàn hoặc kết hợp cả hai yếu tố này. Nhiệt độ trung bình trong chuồng nuôi vịt yêu cầu phải đạt từ 30 đến 40 độ C và cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho vịt.
Cần phải mua đầy đủ các dụng cụ như thức ăn, cỏ khô cho chuồng nuôi vịt, vitamin, thuốc kháng sinh, thuốc kháng trùng và nhiều thiết bị cần thiết khác phục vụ cho quá trình nuôi vịt.
Chuẩn bị lò sưởi cho hộp ươm vịt giống.
Dùng thuốc khử trùng để vệ sinh chuồng trại cho vịt.
Tìm kiếm đầu ra cho vịt thịt sau khi thu hoạch.
Mua vịt giống
Trước khi tiến hành mua vịt giống bà con cần chuẩn bị một khoảng ngân sách nhất định. Nếu bạn muốn nuôi với quy mô lớn thì cần số tiền nhiều, còn nếu muốn nuôi quy mô nhỏ kiểu hộ gia đình thì sẽ tốn ít hơn. Loại vịt mà bạn chọn có thể là vịt nhỏ hay vịt gần bước vào giai đoạn đẻ trứng tùy theo nhu cầu. Song, dù là lựa chọn loại nào đi chăng nữa đều cần phải đảm bảo vịt chất lượng.
Ban đầu, nếu mua vịt giống cao cấp thì sẽ tốn khá nhiều tiền. Tuy nhiên nó đảm bảo sản xuất ra các con vịt chất lượng, mang lại hiệu suất chăn nuôi cao. Trong khi đó, vịt giống bình thường mà muốn nuôi hiệu quả cao thì khó có thể đạt được như ý.
Chuẩn bị chuồng trại cho vịt
Bước tiếp theo trong quy trình chăn nuôi vịt thịt mà bà con cần phải nắm đó là việc chuẩn bị địa điểm nuôi vịt. Cụ thể như sau:
Chuồng nuôi vịt cần phải được làm sạch bụi bẩn, mang lại sự thoải mái, thoáng mát cho vật nuôi.
Đối với vịt đẻ thì cần phải giữ cho chuồng và ổ đẻ của vịt được khô ráo.
Thành chính của chuồng nuôi cần phải được xây dựng có độ kín nhất định để vịt không nhìn thấy các con vật khác, giảm bớt sự lo lắng.
Độ ẩm của chuồng vịt cần phải đạt 60%, nhiệt độ giao động từ 35 đến 40 độ C là phù hợp hơn cả.
Cần bố trí chỗ ăn uống sạch sẽ cho vịt.
Chuồng nuôi vịt thịt yêu cầu phải được chiếu sáng tốt.
Vịt không thể sinh sống và phát triển được trong chuồng nuôi chật chội. Yêu cầu kích thước phải đạt 1m2 cho 2 con vịt.
Bố trí đủ không gian để người chăn nuôi có thể vào chăm sóc vịt và lấy trứng.
Chiều cao của chuồng nuôi vịt cần đảm bảo để vịt không bay ra ngoài và cũng không gây khó khăn cho bạn khi chăm sóc vịt.
Cách chăm sóc vịt
Chăm sóc là một kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt rất quan trọng. Việc thành công hay thất bại của mô hình này được quyết định khá nhiều ở bước này. Theo đó, bạn cần chăm sóc cho đàn vịt đều đặn kết hợp với nhiều công việc khác như cung cấp chất dinh dưỡng để giúp cho vịt phát triển. Ngoài ra cũng nên thực hiện những công việc như sau:
Bà con nên phân nhóm con vịt theo kích cỡ để tránh mua những con vịt với kích thước lớn hơn gây tổn thương đến những con vịt nhỏ.
Đưa vịt vào trong lồng sạch.
Thường xuyên vệ sinh đàn vịt.
Tuyệt đối không để vịt thiếu thức ăn và đồ uống.
Kịp thời cách ly và chữa bệnh khi vịt có dấu hiệu bệnh.
Lưu ý khi chăm sóc vịt thịt
Khi vịt được từ 5 đến 22 tuần tuổi thì được xếp vào thời kỳ sinh trưởng. Lúc này vịt không được nhốt ở trong lò sưởi mà phải di dời đến chuồng có thiết kế sàn và lót trấu hay những vật liệu khác để đảm bảo thấm hút hiệu quả.
Bà con nên dùng cát và vôi sống để làm nền chuồng nuôi vịt. Đây được coi là giải pháp hiệu quả trong việc ngăn không cho cát bị vón cục và dễ xảy ra tình trạng hút ẩm. Ngoài ra, từ lâu nó vốn đã được biết đến là nguyên liệu có chức năng làm giảm nồng độ ammonia vì phân vịt gây nên. Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần trộn hỗn hợp cát, vôi và trấu theo tỷ lệ 1:2:5 và độ dày ít nhất 20cm cho thảm trải sàn.
Trong trường hợp bà con có điều kiện về tài chính và ngân sách thì nên đào ao cho vịt, còn chuồng vịt được sử dụng để che mưa, che nắng và khi vịt đi ngủ. Đây được coi là giải pháp giúp chuồng vịt không còn quá đông và chật chội. Nếu vịt trong thời kỳ sinh trưởng thì tỉ lệ diện tích chuồng và số vịt phải đảm bảo 1m2 cho 6 con vịt.
Ao nước được thiết kế dành cho vịt đang phát triển và mật độ thích hợp là mỗi m2 cho 12 con. Bà con cũng không cần phải múc, đào ao quá sâu vì như vậy vừa tốn kém, vừa mất nhiều sức. Nên cho vịt ăn uống theo tiêu chuẩn, trung bình khoảng 20 tuần tuổi nên cho vịt dùng 1.350-1.400 kg.
4. Thức ăn và nước uống cho vịt thịt
Đối với thức ăn
Bà con cần phải đảm bảo thức ăn cho vịt luôn tươi mới, thơm, không bị ẩm mốc. Nếu dùng thức ăn ẩm mốc thì vịt sẽ bị mẫn cảm với độc tố aflatoxin và dễ chết hàng loạt. Ngoài ra, thức ăn cũng cần phải có sự cân bằng về thành phần giá trị dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của vịt theo từng giai đoạn.
Dùng thức ăn hỗn hợp để hoàn chỉnh dạng bột cho vịt, thích hợp nhất là loại thức ăn dạng viên có kích thước từ 1.5 đến 2mm.
Tùy theo mỗi nguyên liệu khác nhau mà bà con có thể lập ra khẩu phần ăn phù hợp cho vịt. Có thể sử dụng thóc để thay thế ngô, khô đỗ tương hay khô lạc nhân,…Đặc biệt, phải bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng vi lượng cho vịt.
Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh chỉ sử dụng trong thời gian từ 2 đến 3 tuần. Còn nếu bao bì đóng gói cẩn thận, khô ráo thì thời gian sử dụng khoảng từ 1 đến 2 tháng. Không nên dự trữ thức ăn quá lâu vì hàm lượng dinh dưỡng bị giảm, thậm chí còn sinh ra các mầm bệnh nguy hiểm cho đàn vịt.
Vịt nuôi nhốt nên cho ăn tự do. Vịt nuôi thâm canh cần đảm bảo cho vịt ăn nhiều nhất có thể để tốc độ tăng trọng của vịt cao nhất.
Cách chế biến thức ăn cho vịt thịt
Thay vì dùng cám công nghiệp thì việc tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương để chế biến và dùng cho vịt sẽ giúp đảm bảo cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất và đảm bảo giúp đàn vịt phát triển tốt nhất, tiết kiệm chi phí tối đa.
Hiện nay thị trường có dòng máy ép viên thức ăn gia súc trục đứng 3A30Kw do nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu nghiên cứu chế tạo và được công ty CPĐT Tuấn Tú phân phối với khả năng chế biến rất nhiều nguyên liệu như hạt ngô, bột cá, cám,… phục vụ tốt nhu cầu chăn nuôi vịt thịt hiệu quả.
Để chế biến thức ăn cho vịt bằng Máy ép cám viên công nghiệp 3A30Kw cũng khá đơn giản. Máy với 2 tính năng đó là ép nguyên liệu dạng hạt và dạng bột nên bà con có thể chủ động nguồn thức ăn phù hợp cho vật nuôi. Qua đó giúp việc chọn loại cám viên hay pha trộn lượng dinh dưỡng của viên thức ăn rất dễ dàng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu cám bột như bột ngô, bột cá, bột đỗ tương,… Trộn bột cá, dầu cá hay những hợp chất cho lượng đạm cao theo đúng công thức với nguyên liệu đã chuẩn bị. Yêu cầu độ ẩm của hỗn hợp phải đảm bảo từ 15 đến 20% để đảm bảo khi nắm cám sẽ không bị tơi ra hay bám dính chặt vào tay.
Bước 2. Sau khi trộn xong các nguyên liệu thì hãy đưa chúng vào trong máy ép để tạo cám viên cho vật nuôi. Đặc biệt, với máy 3A30Kw trục đứng thì bà con có thể yên tâm bởi thiết bị này cho phép ép cám viên đủ mọi nguyên liệu từ cám gạo, cám sắn, hạt ngô, cá tươi, rau xanh, cua, ốc,… Quả thực nó vô cùng tiện lợi và giúp bà con dễ dàng chế biến thức ăn cho vịt hơn nhiều so với phương pháp thủ công.
Với các phụ phẩm nông nghiệp, bà con có thể sử dụng các loại máy băm nghiền đa năng 3A để băm nghiền thân chuối, cây ngô, rau cỏ, cám cùng nhiều loại nguyên liệu khác thành thức ăn nát nhuyễn, giúp cho vịt có thể dễ dàng tiêu hóa cũng như hấp thụ một cách triệt để dinh dưỡng. Có thể kể đến một số dòng máy đáp ứng tốt nhu cầu của bà con như:
Máy băm chuối, nghiền ngô đa năng 3A1,5Kw.
Máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3A16Hp.
Máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3A2,2Kw.
Máy nghiền cám 3A-S7,5Kw.
Nước uống cho vịt
Vịt cần được uống nước sạch. Trong 7 ngày đầu bà con hãy dùng loại máng 2 lít để cho vịt uống, sau đó thay đổi qua máng 5 lít. Vì mô hình vịt thịt cho phép vật nuôi ăn tự do nên lượng nước uống yêu cầu cũng phải được cung cấp nhiều hơn gấp 2 lần so với lượng thức ăn.
Từ 5 trở đi đến khi giết thịt có thể cho vịt uống bằng loại máng xây ngoài sân chơi. Ngoài ra, máng nhựa hình chữ nhật cũng khá phù hợp. Ưu điểm của loại máng này là dễ cọ rửa, làm vệ sinh.
5. Mẹo giảm nguy cơ bệnh chết giai đoạn 1 đến 2 tuần tuổi
Trong kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt việc phòng chống dịch sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi để ngành nghề chăn nuôi phát triển. Cũng theo như chia sẻ của các chuyên gia thì khả năng miễn nhiễm với bệnh tật của vịt tốt hơn gà. Song, điều đó không có nghĩa là vịt không bị nhiễm bệnh. Có khá nhiều yếu tố gây tình trạng nhiễm bệnh cho vịt như chuồng vịt có vị trí ổ chuột, vệ sinh nước kém, áp dụng cách chế biến thức ăn cho vịt thịt và xử lý vắc xin chưa được tốt.
Dùng đèn sưởi ấm
Vịt giống khi mới nở được 3 tuần tuổi thì phải dùng chuồng được trang bị lò sưởi nhân tạo. Bà con nên nhớ phải bật đèn cả ngày và đêm. Cần phải chú ý sự phân bố và trạng thái của đàn vịt để nhận biết sự tương thích của nhiệt độ trong chuồng. Nếu vịt tập trung vào khu vực đèn và nằm sát nhau thì nghĩa là nhiệt độ đang lạnh và có thể tăng số lượng bóng đèn để phân bố nhiệt đều. Còn nếu vịt nằm tản ra xa bóng đèn nghĩa là nhiệt độ cao và cần giảm số lượng bóng đèn.
Đặt nhiệt độ chuồng vịt thích hợp
Tùy theo điều kiện thời tiết cũng như độ tuổi của vịt mà điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp. Nếu bỏ qua yếu tố này có thể sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến đàn vịt không hề nhỏ.
Che chắn xung quanh chuồng
Xung quanh lồng cần phải che chắn bằng ni lông hay bạt để tránh gió luồn vào trong. Đến khi vịt được 3 tuần tuổi trở lên thì có thể chuyển sang chuồng nuôi có chất độn chuồng làm bằng trấu trộn vôi hay mùn cưa đều được. Yêu cầu chiều cao của lứa đẻ phải đạt mức từ 7 đến 10cm. Đều đặn cứ 3 đến 4 ngày thì phải bổ sung thêm chất độn chuồng và tránh bị ẩm ướt.
Đặt lịch ăn cho vịt thịt
Thay vì cho vịt ăn nhiều một lần thì nên chia nhiều bữa để cho vịt ăn. Đó là cách giúp tránh lãng phí thức ăn, tiết kiệm chi phí. Loại thức ăn cho vịt thịt cần đảm bảo hàm lượng protein đạt 20%. Để vịt thịt mau lớn bằng loại thức ăn ướt thì bà con cần phải kiểm soát lượng thức ăn, không cho quá nhiều. Ngoài ra, độ tươi của thức ăn cho vịt cũng phải duy trì theo đúng tiêu chuẩn.
Cung cấp vitamin bổ sung
Trước khi muốn chuyển vịt sang chuồng nuôi bà con cần phải cung cấp vitamin cho vịt. Sở dĩ vitamin và thuốc kháng sinh được khuyến khích sử dụng là do nó giúp kích thích cơn thèm ăn, giúp đàn vịt tăng trưởng đồng đều và phòng bệnh hiệu quả.
Đối với vịt thịt ở độ tuổi dưới 3 tuần tuổi thì mật độ mỗi mét cần được duy trì không vượt quá 30 con. Trường hợp cố tình nuôi vịt quá động trong diện tích chật hẹp sẽ gây ngột ngạt không khí và làm vịt bị căng thẳng, ăn không ngon, chậm lớn.
Bố trí không khí lưu thông trong chuồng tốt
Luôn phải đảm bảo chuồng nuôi vịt có sự lưu thông tốt. Thông gió để điều hòa cân bằng nồng độ CO2 và O2 ở trong chuồng, bởi ở giai đoạn dưới 3 tuần tuổi thì vịt sẽ khá nhạy cảm với các bệnh đường hô hấp.
Giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo
Dù ở thời điểm nào cũng phải đảm bảo chuồng nuôi vịt khô ráo, sạch sẽ. Khi chuồng bị bẩn sẽ mang mầm bệnh nguy hiểm cho vịt. Nếu là vịt con phải dùng chuồng có sàn dây buộc chặt để chân vịt không bị vướng mà phân và chất bẩn sẽ được lọt xuống bên dưới. Ngoài ra, bà con cũng phải phun thuốc khử trùng thường xuyên. Trong một chuồng chỉ được nuôi vịt cùng loại và cùng lứa tuổi, tránh gây nhiễm bệnh lẫn nhau.
Trên đây là tổng hợp kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt đảm bảo đạt hiệu quả và năng suất cao. Còn thắc mắc điều gì bà con đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn nhé.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét