19/01/2021
Chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn từ A đến Z
Chăn nuôi gà thả vườn không khó, song điều đó không có nghĩa là bất kỳ ai cũng dễ dàng thành công được với mô hình này. Để giúp bà con nắm rõ kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn cũng như đảm bảo thành công với mô hình chăn nuôi này chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ kiến thức dưới đây. Tham khảo ngay nếu bạn chưa nắm rõ điều đó nhé.
1. Chuẩn bị điều kiện nuôi
Dù là nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ hay lớn thì việc chuẩn bị điều kiện vật chất kỹ thuật trước đều rất quan trọng. Theo đó bà con cần đảm bảo đầy đủ các đồ dùng như sau:
Cần phải chuẩn bị chuồng nuôi và các dụng cụ khác như máng ăn, máng uống, chụp sưởi ấm, rem che, cót quây,… Tất cả những dụng cụ này yêu cầu phải được khử trùng trước khoảng 5 đến 7 ngày mới được đưa vào sử dụng nuôi gà.
Thức ăn cho gà thả vườn và thuốc thú y là những thứ vô cùng cần thiết không thể thiếu.
Đối với chuồng nuôi gà đòi hỏi phải đảm bảo sự thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Chuồng được thiết kế cao ráo, thông thoáng, thoát nước hiệu quả, không bị ngập úng.
Chất độn chuồng có thể sử dụng loại trấu hay dăm bào miễn chúng đảm bảo sạch, độ dày từ 5 đến 10cm và được phun sát trùng đầy đủ trước khi mang vào sử dụng.
2. Chuẩn bị chuồng nuôi gà thả vườn
+ Chuẩn bị chuồng trại
Chọn nơi đất cao, thoáng mát để xây dựng chuồng nuôi gà. Hướng chuồng tốt nhất là hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được ánh nắng vào buổi sáng và tránh được ánh nắng vào mùa buổi.
Với những mô hình nuôi nhốt hoàn toàn thì mật độ thích hợp là 8 con/m2 nếu là nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu là nuôi gà thịt trên nền. Tuy nhiên, ở đây bà con nuôi mô hình gà thả vườn thì mật độ ít nhất phải 1 con/m2 và lúc này chuồng nuôi sẽ là nơi để gà tránh nắng mưa và ngủ vào ban đêm.
Mặt trước cửa chuồng phải hướng đề phía Đông Nam. Phần sàn chuồng tùy theo điều kiện mà bà con làm bằng lưới hoặc tre thưa đều được. Yêu cầu sàn phải cách mặt đất tầm 0.5m để đảm bảo sự thông thoáng, khô ráo và tiện lợi cho việc vệ sinh.
Rào chắn ở xung quanh vườn nuôi gà có thể làm bằng lưới B40, lưới ni lông hay tre gỗ tùy ý. Ban ngày, bà con hãy thả gà ra sân để chơi, khi trời tối hãy cho vào chuồng.
+ Chuẩn bị lồng úm gà con
Tùy theo số lượng gà nhiều hay ít mà bà con chuẩn bị số lồng úm cho thích hợp. Trung bình 100 con gà sẽ sử dụng 1 lồng với kích thước 2mx1m và chiều cao của chân lồng là 0.5m.
Để sưởi ấm cho gà bà con hãy sử dụng đèn điện. Cứ 100 con gà thì cần hai bóng loại 75W.
+ Chuẩn bị máng ăn
Đối với gà con nhỏ được 1 đến 3 ngày tuổi thì bà con chỉ cần rải tấm lên giấy lót bên trong lồng úm để cho gà ăn.
Khi gà được 4 đến 14 ngày tuổi thì nên cho gà ăn ở trong máng dành riêng cho gà con.
Khi gà được từ 15 ngày tuổi thì hãy cho chúng ăn bằng máng treo.
+ Chuẩn bị máng uống
Máng cho gà uống có thể đặt hoặc treo xen kẽ cùng máng ăn trong vườn. Hằng ngày bà con phải thay nước sạch 2 đến 3 lần.
Cần chuẩn bị bể tắm cát, máng cát sỏi để đáp ứng nhu cầu cho gà. Với mô hình nuôi gà thả vườn thì nên xây bể chứa cát, tro bếp và điểm sinh hoạt để cho gà tắm. Kích thước của bể này thích hợp là 2m x 1m x 0.3m cho 40 con gà tương ứng chiều dài x chiều rộng x chiều cao.
Nên để các máng cát, sỏi hay đá nhỏ ở khu vực xung quanh bãi chăn thả của gà, đó là giải pháp giúp gà tiêu hóa được dễ dàng hơn.
+ Chuẩn bị dàn đậu cho gà
Vốn dĩ gà là loài vật có đặc tính ngủ trên cao vào ban đêm nhằm tránh kẻ thù và cũng để giữ cho đôi chân không bị nhiễm bệnh. Vậy nên, việc tạo ra dàn đậu cho gà ở bên trong chuồng là rất cần thiết.
Dàn đậu cho gà có thể là bằng tre hay gỗ, tuy nhiên bà con lưu ý không nên làm bằng cây tròn vì như vậy sẽ khiến gà khó đậu được.
Dàn phải cách nền ít nhất 0.5m và khoảng cách giữa các dàn cần phải đảm bảo từ 0.3 đến 0.4m để tránh gà đụng nhau, mổ nhau hay ỉa phân vào nhau.
Ổ đẻ cho gà yêu cầu là nơi tối và cứ 5 đến 10 con gà mái sẽ có 1 ổ.
3. Xây dựng bãi chăn thả gà
Trong kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn thì khẩu xây dựng bãi chăn thả cũng rất quan trọng, yêu cầu bà con cần phải lựa chọn nơi đất trống và có nhiều bóng râm. Bên cạnh đó, trong chuồng nuôi gà cũng phải có thể thức ăn để cho gà. Nếu tài chính không phải là vấn đề khiến bạn quá lo ngại thì hãy đầu tư máng ăn và máng uống cho gà thêm ở đây.
Về diện tích của bãi chăn thả gà cần đảm bảo đủ rộng để tiện cho gà vận động cũng như tìm kiếm thức ăn. Nếu diện tích không cho phép thì tối thiểu cũng phải đảm bảo từ 0.5 đến 1m2/con. Còn nếu sở hữu diện tích khu đất rộng rãi bà con có thể bố trí 2 bãi chăn thả và chuồng gà sẽ được xây dựng ở vị trí trung tâm.
Tương tự như khâu làm chuồng gà, bãi chăn thả gà yêu cầu cũng phải dễ thoát nước, có độ bằng phẳng tương đối và không có rác thải, vật lạ, nước đọng. Định kỳ bà con phải thu dọn lông gà ở trên bãi chăn thả. Ở nơi chăn thả cũng nên dùng rào chắn bằng phên nứa hay thép B40 tùy vào điều kiện. Mục đích của việc rào chắn này là để gà không đi lạc ra ngoài hay thú hoang bên ngoài xâm nhập vào bên trong gây thiệt hại cho đàn gà.
4. Chọn giống gà ta thả vườn
Nếu áp dụng kỹ thuật nuôi gà thả vườn nhanh lớn nhưng lại chọn giống không phù hợp thì chắc chắn bạn cũng không thể nào thu lại được kết quả như ý. Vì vậy, hãy đảm bảo chọn giống gà theo chuẩn như sau:
Trường hợp bà con muốn nuôi gà theo mô hình nuôi lấy thịt thì có thể chọn những giống gà như gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà ta lai, gà hồ, gà Lương Phượng,…
Trường hợp bà con muốn nuôi gà theo mô hình lấy trứng thương phẩm thì hãy chọn các giống gà đẻ sai như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà Ri, gà BT1,…
+ Lưu ý khi chọn gà con giống
Bà con cần đảm bảo chọn con giống càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
Ưu tiên những con gà nhanh nhẹn, mắt sáng, bụng gọn, chân mập.
Tránh chọn những con gà chân khô, mỏ vẹo, hở rốn, khoèo chân, xệ bụng, cánh xệ, có vòng thâm đen ở quanh rốn.
+ Lưu ý khi chọn gà đẻ giống
Nên tránh chọn những con gà có trọng lượng quá thấp hoặc quá cao. Lúc 20 tuần tuổi gà đạt mức 1.6 đến 1.7kg là phù hợp.
Nên chọn con gà có đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to và đỏ tươi.
Mắt gà phải sáng, bộ lông mượt và xếp sát vào phần thân.
Hậu mông phải rộng, màu hồng tươi và ẩm ướt.
Khoảng cách giữa bộ phận xương chậu và xương ức phải rộng khoảng từ 3 đến 4 ngón tay. Đối với giữa hai xương chậu phải rộng gần 2 đến 3 ngón tay xếp lại là tốt nhất.
3. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia luôn nhắc nhiều đến khâu chăm sóc, nuôi dưỡng trong kỹ thuật chăn nuôi gà, đó là bởi nó quyết định đến kết quả cuối cùng rất lớn. Để đảm bảo mô hình chăn nuôi của mình thành công bà con cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
Khi vận chuyển gà con nên chọn vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh vận chuyển vào buổi trưa và những ngày mưa gió, áp thấp nhiệt đới. Khi đưa gà vào chuồng úm nên cho chúng uống nước có pha thêm Electrotyle hoặc Vitamin C. Bà con nên lưu ý chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp đã say nhuyễn và ngâm nở xuyên suốt từ 12 giờ cho đến 2 ngày sau đó. Đến ngày thứ 3 thì hãy pha thêm một lượng thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm cho gà ăn.
Bắt đầu từ ngày thứ 7 trở đi hãy trộn thuốc cầu trùng vào thức ăn cho gà. Cách thực hiện rất đơn giản, bà con chỉ việc dùng Rigecoccin 1gr trộn với 10kg thức ăn. Hoặc sử dụng Sulfamid trộn với tỷ lệ 5%. Ngoài ra, bà con cũng nên nhớt phải thay giấy lót đáy chuồng và dọn phân đều đặn mỗi ngày.
Máng ăn, máng uống cho gà phải được vệ sinh sạch sẽ. Quan sát kỹ đàn gà, nếu thấy con nào có dấu hiệu buồn bã, ủ rũ thì cần phải cách ly theo dõi để tránh mầm bệnh lây lan đến nguyên đàn gà.
Bà con hãy sử dụng bóng đèn tròn 75W để úm cho 1m2 chuồng và có che chắn cẩn thận để giữ nhiệt. Dựa vào điều kiện thời tiết ở bên ngoài mà bà con hãy nâng hay hạ độ cao của bóng đèn để điều chỉnh nhiệt cho phù hợp. Nếu gà có dấu hiệu tụ quanh bóng đèn nhiều thì đó là khi gà bị lạnh, còn nếu gà tản xa bóng đèn thì đó là khi chúng nóng. Trong giai đoạn úm gà cần phải thắp đèn suốt đêm để tránh chuột, mèo tấn công và cũng để gà ăn nhiều hơn.
Thường xuyên quan sát đàn gà, nếu có biểu hiện gì bất thường thì hãy xử lý ngay. Trường hợp thời tiết thay đổi thì nên cho gà uống nước có pha Electrolyte hoặc Vitamin C.
Vì gà có tập tính thường ăn và uống cùng lúc nên hãy đặt máng ăn và máng uống của gà xen kẽ nhau.
Nếu nuôi gà thịt thì không cần phải cắt mỏ, còn nếu nuôi gà đẻ thì nên cắt để giảm hiện tượng cắn mổ nhau. Thực hiện việc cắt mỏ gà ở thời điểm tuần thứ 6 – 7.
Tránh nuôi gà nhiều kích cỡ khác nhau trong một chuồng. Sau một đợt nuôi và xuất chuồng cần sát trùng toàn bộ chuồng cũng như dụng cụ rồi qua 1 đến 2 tuần sau mới thả đợt gà mới vào.
4. Thức ăn cho gà ta thả vườn
+ Lưu ý chung về thức ăn cho gà ta thả vườn
Gà là một trong những con vật nhạy cảm, vậy nên trong kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn bà con cần lưu ý không cho gà ăn thức ăn ôi mốc, nhiễm nấm, thối rữa.
Có thể dùng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng phụ phế phẩm công nông nghiệp để cho gà ăn. Điều quan trọng là phải đảm bảo chúng có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm năng lượng, đạm, khoáng, vitamin,…
Đối với gà thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamin sẽ không quan trọng bằng gà nuôi nhốt hoàn toàn, đó là vì gà có thể tự đi kiếm thức ăn theo nhu cầu của mình.
Sau giai đoạn úm có thể bổ sung thêm rau xanh cho gà. Nên nuôi thêm trùn đất, giòi để cung cấp đạm cho gà.
Ngày đầu nên cho gà uống nước, ăn tấm hay bắp nhuyễn. Mỗi lần cho ăn nên rải một ít để giúp thức ăn luôn tươi mới, kích thích sự thèm ăn của gà.
Vào những ngày sau đó tập cho gà chuyển sang ăn dần thức ăn công nghiệp. Hãy cho gà ăn nhiều bữa trong ngày và ăn tự do.
Khi dùng máng treo cần phải theo dõi thường xuyên để chỉnh độ cao của máng và để cho gà ăn được thoải mái, không bị rơi vãi.
Nên cho gà uống nước sạch và đầy đủ.
Chuồng và bãi chăn thả gà phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không bị tù đọng nước.
+ Thức ăn cho gà thả vườn theo từng giai đoạn
Giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi: Nên dùng loại thức ăn cho gà chủng loại từ 1 đến 21 ngày tuổi. Bởi gà con ăn khá ít nên mỗi lần cho ăn bạn nên rải mỏng và đều thức ăn lên khay hoặc mẹt. Cứ cách 3 đến 4 giờ hãy cho gà ăn một lần. Đối với những ăn tiếp theo bà con hãy sử dụng xẻng để cạo sạch thức ăn thừa có trên khay để bảo đảm vệ sinh cho đàn gà.
Giai đoạn từ 21 đến 42 ngày tuổi: Hãy dùng thức ăn cho gà dò hoặc phối trộn thêm các loại thức ăn như lúa, gạo, rau vào thức ăn để tăng cường hàm lượng dinh dưỡng cho gà.
Giai đoạn gà thịt: Cần lượng thức ăn gấp đôi so với trước đó, bà con cần bổ thêm chất đạm và rau xanh để giúp ga chắc xương, nặng ký. Ngoài ra, lượng nước uống trong giai đoạn này cũng cần đảm bảo đầy đủ.
+ Cách chế biến thức ăn nuôi gà thả vườn
Như đã nói ở trên, bà con có thể sử dụng thức ăn công nghiệp ở cửa hàng hoặc tự chế biến, phối trộn thức ăn để cho gà. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ với chiếc máy nghiền cám 3A-S7,5Kw thì mọi việc đều sẽ được giải quyết nhanh chóng. Thiết bị này cho phép xay nghiền được nhiều loại ngũ cốc khác nhau như ngô hạt, đậu tương, sắn khô,… để mang lại thành phẩm dạng tinh bột để cho gà ăn trực tiếp hoặc ép thành cám viên cho gà.
Ưu điểm của máy nghiền ngô 3A7,5Kw
Máy thao tác vận hành đơn giản, tiện lợi, chỉ cần một người đứng máy và điều khiển, mọi việc thiết bị sẽ đảm nhận hoàn toàn.
Vật liệu để chế tạo máy là thép chất lượng cao, qua đó giúp thiết bị vận hành bền bỉ, chắc chắn.
Tốc độ nghiền thức ăn nhanh, giúp bà con tiết kiệm được thời gian, đảm bảo thành phẩm mịn và đồng đều.
Có bánh xe nên tiện lợi di chuyển từ nơi này đến nơi khác để chế biến thức ăn hay bảo quản máy.
Cách chế biến thức ăn cho gà với máy 3A-S7,5Kw
Bước 1: Người dùng hãy buộc túi vải vào phần vòi xả của máy.
Bước 2: Cắm dây 3 pha vào tủ điện.
Bước 3: Gạt công tắc aptomat và kiểm tra đèn báo. Nếu thấy cả 3 đèn bên ngoài đều sáng nghĩa là dòng điện ổn định và máy có thể vận hành trơn tru.
Bước 4: Bật nút xanh và để máy chạy không tải khoảng 30 giây. Sau đó mới đổ nguyên liệu vào cửa nạp và chủ động điều chỉnh cửa ngăn nguyên liệu.
Bước 5: Khi máy nghiền xong hãy nhấn nút đỏ trên tủ để tắt máy.
Bước 6: Tháo túi vải và thu được nguyên liệu. Lúc này bà con có thể dùng chúng cho gà ăn trực tiếp, đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho gà và tiết kiệm được chi phí chăn nuôi khá nhiều.
5. Vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà thả vườn
Lưu ý cuối cùng trong kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn chính là khâu vệ sinh phòng bệnh. Theo đó, bà con cần đảm bảo cho gà ăn sạch, ở sạch và uống sạch. Chuồng gà và bãi chăn thả gà phải luôn đảm bảo sự khô ráo, sạch sẽ, tránh tình trạng ao nước tù đọng ở trong khu vực chăn nuôi.
Cần phải áp dụng nghiêm ngặt lịch trình tiêm phòng vắc xin cho gà. Ngoài ra, bà con cũng nên sử dụng kháng sinh đề phòng bệnh cho gà do vi trùng gây nên. Đặc biệt, nếu gà thả nền thì phải phòng bệnh cầu trùng cho ga khi bắt đầu xuống nền và thả vườn.
Trên đây là đầy đủ kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn từ A đến Z. Chỉ cần áp dụng theo đúng hướng dẫn mà chúng tôi chia sẻ chắc chắn bà con sẽ thu lại được kết quả đúng như ý. Còn thắc mắc điều gì hay muốn tìm mua thiết bị để chế biến thức ăn cho gà, giúp giảm thiểu chi phí nhân công và thời gian thì đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi bạn nhé.
Công ty chúng tôi có cung cấp rất nhiều dòng máy phục vụ chăn nuôi như máy nghiền cám 3A7,5Kw, Máy đập vỡ mảnh ngô 3A2,2Kw, Máy xay hạt bắp 3A3Kw, Máy trộn thức ăn gia súc, gia cầm 1 pha 3A3Kw, Máy ép cám viên chăn nuôi 3A…
Mọi thông tin xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét