22/09/2016
Tôi là Nguyễn Hải Châu. Công việc của tôi là chế tạo máy phục vụ bà con chăn nuôi. Để sản phẩm của mình thật sự hữu ích cho bà con. Tôi thường xuyên về cùng ăn cùng ở cùng làm việc với bà con và thăm quan các mô hình nuôi trồng thành công tại Việt Nam và nước ngoài. Tôi đã học được một số kinh nghiệm nuôi tôm sạch, Xin được chia sẻ cùng bà con nuôi tôm.
1) Theo Cơ Quan Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đưa ra mực nước 80cm, có đúng hay không ?
Theo tôi mực nước 80cm nầy chỉ đúng cho một vùng nào đó trên thế giới, nhưng mà hoàn toàn sai và không phù hợp đối với Việt Nam, bởi vì thời tiết, khí hậu ở Việt Nam rất là khắc nghiệt và oi bức. Khi nhiệt độ trong nước tăng thì con Virút, tảo độc và Amonia cũng sẽ dễ dàng sinh sôi nẩy nở và tăng trưỡng, để cho chúng không có cơ hội phát triển, cũng như con tôm sống được thoãi mái, mát mẽ, giống như con người ở trong nhà có máy lạnh, con tôm không bị hao tổn "Calori" nhờ đó con tôm sẽ tăng trưỡng nhanh hơn, với con người, gặp thời tiết oi bức sẽ đổ mồ hôi và mất "Calori" nên người Việt Nam không béo phì như những người Tây Phương nhất là người Hoa Kỳ.
Để khắc phục khâu nầy, chúng ta nên tăng mực nước từ 80cm lên 1-1,2/mét hay là sâu hơn nữa cho Bán Công Nghiệp, 2-2,2/mét hay là sâu hơn nữa cho nuôi Công Nghiệp.
2) Rãi thức ăn trên toàn mặt ao cho tôm ăn, đúng hay là sai?
Theo cái thông lệ, thói quen rãi thức ăn là sai. Tôm di chuyển từng đàn, thức ăn chìm xuống đáy ao sẽ bị tôm đạp lúng xuống sình mà thức ăn đó là 50% dư thừa:
a) Phí tiền vì thức ăn dư thừa.
b) "Thức ăn dư thừa" là nguyên nhân chính tăng lượng Amonia (NH3) cũng như sự trợ giúp gia tăng nẩy nở của con Virút, mà có nhiều Amonia trong môi trường nước thì Amonia sẽ làm cho:
a1) Con tôm chậm lớn.
b1) Con tôm yếu (dễ bị Virút tấn công).
Ðể ngăn chận tất cã sự cố sẽ xảy ra nêu trên, theo tôi, người nuôi trồng cần phải kiểm soát chặt chẻ khâu thức ăn dư thừa nầy, bằng cách: Ðặt những cái "Sàng ăn" cho tôm ăn (20-30cái/ha), mà tất cã các nước Nam Mỹ từ Mêxicô trở xuống miền nam, Ecudor, Brazil...v...v.. họ đều dùng "Sàng Ăn" cho ao tôm của họ từ năm 1992.
Không có thức ăn dư thừa, thì sẽ không có mầm bệnh, không có Amonia và Virút. Kiểm soát chặt chẻ khâu này, thì các bạn đã giảm đi 60% sự cố và dịch bệnh mà còn tiết kiệm được 50% tiền thức ăn, nghĩa là trước đó các bạn phải tốn 100 triệu đồng thức ăn thì bây giờ các bạn chỉ cần tốn 50 triệu, còn lại 50 triệu kia sẽ làm cho cái túi của các bạn nó kêu leng-keng và nặng hơn.
3) Con giống, nếu con giống bị khan hiếm, không được kiểm tra dịch bệnh, vậy người nuôi có nên mua đại đem về nuôi không?
Theo tôi, dĩ nhiên là không, tỉ lệ rũi ro thật là lớn lao cho người nuôi trồng, không nên hấp tấp, nếu con tôm bị bệnh thì sự thiệt hại sẽ về người nuôi trồng mà không phải về người sản xuất con giống, nên hoãn lại 10 ngày, nữa tháng chờ khi có con giống sạch hảy mua.
Trong kế hoạch nuôi, người nuôi trồng cần phải có dự tính kế hoạch A, B, C, nghĩa là không có con tôm giống sạch bệnh thì bước kế tiếp là nuôi con tôm càng xanh, con cá rô phi, con cá kèo hay là con cua, chứ đừng vì lý do "Tôi phải nuôi cho bằng được con tôm sú, sạch hay không sạch" để rồi phải bị lỗ lã và mang nợ nần vào thân, nên nhớ nuôi tôm càng xanh, cua, cá, cá tra, cá ba sa thì qui trình cơ bản nuôi trồng của chúng cũng giống như nuôi con tôm sú, chẵng khác biệt gì.
4) Có cần đánh men Vi Sinh vào ao tôm hay không và Vi Sinh là gì?
Men Vi Sinh là các loại vi khuẩn tốt mà chúng nó đã được dùng trong Kỹ Nghệ Hoá Chất, Nông Nghiệp và Thuỷ sản trên thế giới. Do đó chúng ta cần phải xử dụng men Vi Sinh cho ao tôm.
a) Men Vi Sinh trộn vào thức ãn (ngăn ngừa bệnh phân trắng đường ruột).
b) Men Vi sinh trong nước, tiêu huỹ thức ăn dư thừa (nếu có trong ao) và chuyển Amonia thành Protein làm thức ăn cho tôm, khâu này, thì các bạn đã giảm đi 20% sự cố và dịch bệnh.
5) Có nên tạo Ao Lắng hay không?
Theo tôi, nguồn nước từ sông, rạch có chứa cặn bã, mầm bệnh và cá tạp sẽ có hại cho con tôm nếu mà được bơm thẵng vào ao nuôi, nên chúng ta cần phải có ao lắng để diệt trùng, diệt tạp, trước khi đưa nước vào ao nuôi, ở khâu này thì các bạn đã giảm đi 10% sự cố và dịch bệnh.
6) Có cần bổ xung Vitamin (thuốc bổ) cho con tôm hay không?
Con người cũng như con vật và cây cõ, chúng cũng cần có Vitamin và khoáng chất, giúp sự đề kháng cho cơ thể của con người cũng như cơ thể của con tôm.
7) Có cần máy quạt nước hay không?
Theo tôi mỗi ao tôm cần phải có máy quạt nước, bởi vì con tôm cần Oxy để thở mà máy quạt nước sẽ luân chuyển nước và mang khí ôxy đến cho con tôm.
8) Có cần máy sục khí ôxy hay không?
Theo tôi, mỗi ao tôm cần phải có máy sục khí Oxy, nhất là về ban đêm, những lúc trời âm u hoặc mưa thì trong ao sẽ thiếu khí Oxy, cho nên người nuôi trồng cần phải có máy sục khí Oxy để cung cấp khí Ôxy cho con tôm.
9) Có cần khâu trị bệnh trong quá trình nuôi tôm hay không?
Theo tôi sẽ không bao giờ có cái cụm từ "Khâu trị bệnh trong quá trình nuôi tôm", bởi vì các bạn làm tốt ở các khâu trong CHIẾN THUẬT và QUI TRÌNH NUÔI TÔM là phòng ngừa, ngăn chận sự cố ngay từ lúc ban đầu, nghĩa là nuôi ở "THẾ CÔNG = CHỦ CHIẾN = THẮNG LỢI). Còn ngồi chờ sự cố xảy ra mới lo trị bệnh là nuôi ở "THẾ THỦ = CHỦ BẠI = THUA LỖ". Nếu có sự cố, dịch bệnh xảy ra trong ao tôm của bạn, bởi vì các bạn chưa làm tốt các khâu phòng ngừa và ngăn chận.
Nếu sự cố, dịch bệnh "ĐÃ" xảy ra thì 95% là không thể cứu chữa được nữa, thì các bạn không nên quan tâm hay bận tâm ở khâu trị liệu nầy.
Mà hãy dốc toàn lực phòng chống, ngăn ngừa ngay từ lúc ban đầu, thì phần thắng lợi sẽ luôn luôn nghiêng về các bạn, còn nói đến trị bệnh thì phần thua lỗ đã hiện diện trong ao tôm của bạn rồi, chữa trị chỉ mất công mà thôi.
a) 90% những người nuôi trồng ở Việt Nam bị thất bại, con tôm bị bệnh, bị chết, mà nguyên nhân chính là do thức ăn dư thừa, người nuôi trồng nên kiểm soát chặt chẽ ở khâu này, cho dù các bạn có con GIỐNG, TỐT, SẠCH và KHOẼ MẠNH NHẤT TRẦN GIAN, có men Vi Sinh, có Vitamin, có ao lắng...v...v..., mà các bạn không xử lý đúng cách thì tôm của các bạn cũng sẽ bị chết ở khâu nầy, xin đừng có "Ỷ Y" và "Ỷ LẠI" ở những khâu khác, nếu bằng không, thì dịch bệnh đến lúc nào cũng không biết, tôm chết lúc nào cũng không hay.
Nếu các bạn không làm tốt ở khâu này, thì chắc chắn 60% là thất bại mà 40% còn lại vẫn còn có những rũi ro khác nữa, chứ không phải 40% còn lại là hoàn toàn thành công đâu nhá!
Nếu các bạn không làm tốt ở khâu này thì đừng bao giờ có cái ước mơ, mộng tưởng làm giàu bằng cách nuôi tôm.
Kết luận:
Thức ăn dư thừa 60%, Vi sinh 20%, ao lắng 10%, còn lại 10% sự cố là do thiên tai mà không ai biết trước được.
Nếu các bạn quản lý chặt chẽ các khâu (Tăng mực nước, con tôm sẽ sống được thoãi mái, kiểm soát chặt chẻ khâu thức ăn thì không có Amonia(NH3), men Vi Sinh sẽ phân huỹ Amonia, chất thãi và cặn bã), thì thông thường con tôm của các bạn kích cở 33con/kg sẽ tăng kích cở lên 20con/kg rất là dễ dàng, giá bán sẽ tăng từ 100,000đ/kg lên 140,000đ/kg, vụ mùa thu hoạch sẽ bội thu là ở điểm nầy đó các bạn ạ.
Và sau cùng.
Tôi chúc cho các con tôm của các bạn, sống khoẻ, sống mạnh và tăng trưởng nhanh.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét