15/06/2021
Cách vệ sinh chuồng trại phòng bệnh cho vật nuôi giải pháp an toàn
Trong quá trình chăn nuôi khâu vệ sinh chuồng trại rất quan trọng và bức thiết vì giúp khống chế dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi, làm cho chăn nuôi phát triển bền vững; chăn nuôi an toàn sinh học tạo ra sản phẩm chất lượng, vệ sinh đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Khâu vệ sinh, sát trùng cần phải bao gồm tất cả các khu vực trong, ngoài chuồng nuôi kể cả khu vực bảo quản thức ăn và tất cả các dụng cụ chăn nuôi. Tần suất áp dụng tùy thuộc vào quy trình và phương thức chăn nuôi. Cần có sổ sách theo dõi ghi chép chương trình vệ sinh, sát trùng (thời gian, loại thuốc, nồng độ pha …).
1. Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng
– Phải luôn luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn. Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella.
– Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt.
– Phải để khô hoàn toàn vì vi sinh vật gây bệnh không thể sống trong môi trường khô.
2. Quy trình vệ sinh, sát trùng
Bước 1- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:
Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi…
Bước 2 – Rửa sạch bằng nước:
Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe …), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.
Bước 3 – Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy:
Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.
Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng:
Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc
Lưu ý thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng. Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.
Bước 5 – Để khô: Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia súc, gia cầm theo đúng lịch trình phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Hàng ngày, vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, thu dọn phân, chất thải về đúng nơi quy đinh và có biện pháp xử lý sát trùng.
- Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi như: uể oải, ủ rũ, ăn ít, bỏ ăn; tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường. Khi nghi ngờ gia súc, gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh, phải báo ngay cho thú y viên hoặc chính quyền địa phương để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh. Khi có gia súc, gia cầm bệnh, chết phải đào hố, chôn sâu và rắc vôi bột, tuyệt đối không giết mổ, vận chuyển, bán chạy, vứt xác chết bừa bãi ra môi trường xung quanh.
Chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi trong mùa khô
Đối với các loại thức ăn thô xanh bà con dùng Máy băm cỏ 3A4Kw (loại băng tải) để băm nhỏ và đập dập thân lá, bắp ngô ra thành từng đoạn nhỏ
Đối với các loại thức ăn tinh tổng hợp bà con dùng Máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3A2.2Kw để nghiền nhỏ thành dạng tinh bột làm nguyên liệu để ủ men, ép cám viên, hoặc chế biến các dạng thức ăn khác cho vật nuôi.
Cách phối trộn thức ăn cho gia súc
Tiến hành đổ các loại nguyên liệu dùng để phối trộn ra nền nhà sạch, khô. Các loại thức ăn nhiều thì đổ trước, ít thì đổ sau. Các loại nguyên liệu có khối lượng ít bà con nên trộn sẵn với một ít cá bột khác sau đó mới tiến hành trộn với các nguyên liệu còn lại. Đối với các trang trại lớn hay cơ sở kinh doanh cám nên sử dụng Máy trộn cỏ cho bò 3A3,7kw để tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.
Trên đây là những Cách vệ sinh chuồng trại phòng bệnh cho vật nuôi của Tuấn Tú 3A chia sẻ. Chúc bà con chăn nuôi thành công!
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét