08/06/2017
Trước đây các phụ phẩm thân lá ngô sau thu hoạch thường được bà con nông dân tận dụng làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón cho cây trồng hoặc làm chất đốt. Theo thống kê của Cục trồng trọt (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), mỗi năm nước ta có khoảng 40 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm từ thân cây ngô chiếm khoảng 10%.Trong những năm gần đây, do đời sống kinh tế khá hơn nên những phế phẩm nông nghiệp ít được sử dụng lại, mà bị vứt bừa bãi hoặc đốt bỏ ngay trên đồng ruộng, đường làng, ngõ xóm. Điều này là một phần gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống của người dân.
Hình ảnh: Người dân đốt thân lá ngô trên đồng ruộng.
Theo kết quả nghiên cứu của PGS.TS Đinh Văn Cải và cộng sự (Viện kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam,1999) thân cây bắp sau thu hoạch có 25-26% chất khô; 32% xơ thô; ít đạm (7-10%). Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ của trâu bò với loại thức ăn này: 53,3%. Nếu bà con ủ chua thân cây ngô sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn cho trâu bò và bảo quản lâu dài 6 – 9 tháng.
Hình ảnh: Thân lá ngô đã được ủ chua.
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết hướng dẫn Cách ủ cây ngô làm thức ăn cho trâu bò, giúp bà con nông dân có thể tự chế biến được thức ăn cho vật nuôi từ các nguồn nguyên liệu có sẵn
1. Chuẩn bị nguyên liệu.
Để chế biến 100 kg thức ăn ủ chua cho gia súc bà con cần chuẩn bị theo công thức sau:
STT | Tên nguyên liệu | Khối lượng (kg) |
1 | Thân lá ngô | 93.5 |
2 | Rỉ mật | 5 |
3 | Cám gạo/Cám ngô | 1 |
4 | Muối ăn | 0.5 |
Rỉ mật là một phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường nhưng lại có tác dụng rất đa dạng trong nông nghiệp, công nghiệp, xử lý môi trường, đặc biệt sử dụng mật rỉ đường làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi mà còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, tăng độ ngon miệng thức ăn cho vật nuôi.
Hình ảnh: Rỉ mật
2. Cách tiến hành.
2.1. Sơ chế.
− Với thân, lá ngô sau thu hoạch: Bỏ lá khô già sát gốc; Chặt bỏ gốc 1 đoạn khoản 20 cm; Cắt thái đoạn thân còn lại thành từng đoạn 3 - 5 cm.
− Với bẹ, vỏ bắp: Bỏ lá khô vàng bên ngoài; Nhặt sạch tạp chất; Băm nhỏ.
− Với lõi bắp: Thái nhỏ 2 - 3cm.
− Thu hoạch cây ngô và đem phơi nắng đến khi hàm lượng nước trong cây ngô còn khoảng 65 - 70%.
Cản trở lớn nhất đối với việc sử dụng thân cây bắp sau thu hoạch là khô cứng vì vậy cần thiết bị cán dập, chặt ngắn, phơi khô trước khi cho ăn hoặc phơi khô dùng dần. Giới thiệu với bà con máy băm nghiền đa năng 3A có tính năng băm nhỏ: Máy băm nhỏ các nguyên liệu như: Cỏ voi, thân ngô, thân lạc, rau, rơm rạ… thành các đoạn ngắn 1 – 5cm, năng suất băm khoảng 220kg/giờ. Bà con tận thu cây tươi, phụ phẩm thu hoạch về dùng máy băm nhỏ rồi ủ chua làm thức ăn dự trữ lâu dài cho vật nuôi. Bà con cũng có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp băm nhỏ làm đệm sinh học lót chuồng nuôi gia súc, gia cầm hoặc ủ làm phân xanh.
Ngoài ra máy còn có thêm 2 tính năng là:
* TÍNH NĂNG NGHIỀN NÁT NHUYỄN các loại như: Thân chuối, bèo, rau cỏ, ốc, cua, cá… để chế biến thức ăn cho vật nuôi như: lợn, gà, vịt,... Trung bình mỗi giờ, máy nghiền nát nhuyễn được 100Kg nguyên liệu.
* TÍNH NĂNG NGHIỀN BỘT KHÔ các loại nguyên liệu như: Sắn khô, ngũ cốc, ngô, đỗ tương, thóc gạo. Năng suất nghiền bột của máy khoảng 80Kg/giờ. Với tính năng này, bà con chăn nuôi có thể nghiền ngũ cốc, cá khô để tự sản xuất cám tại nhà.
Để đáp ứng từng nhu cầu của bà con chăn nuôi, hiện tại Công ty chúng tôi chế tạo Máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng với các model: Model: 3A1.5Kw, Model: 3A2.2Kw (nguồn điện 220V và 380V), Model: 3A2.2Kw – Kiểu phễu tròn (nguồn điện 220V và 380V), Model: 3A5,5Kw (nguồn điện 380V), và máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng 3A chạy động cơ Diesel, động cơ xăng nên rất phù hợp cho từng nguồn điện của các hộ nông dân.
2.2. Phơi héo:
Sau khi băm, bà con đem ra phơi héo ngô khoảng nửa ngày để ngô mất bớt nước. Khi phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo để ngô héo đều, tránh tình trạng lớp bên trên khô, bên dưới vẫn tươi. Sau khoảng 4-6 giờ, bà con tiến hành kiểm tra độ ẩm của ngô bằng cách lấy ngẫu nhiên 1 ít ngô nắm chặt trong lòng bàn tay:
- Nếu thấy nước vừa rịn qua kẽ tay thì độ ẩm đã đạt để đem ủ.
- Nếu nước chảy thành giọt qua kẽ tay thì độ ẩm quá cao, bà con cần bổ sung thêm rơm, cỏ khô.
- Nếu mở tay ra mà ngô vỡ ra, không giữ nguyên hình nắm tay thì độ ẩm quá thấp, bà con bổ sung thêm nước sạch đến khi độ ẩm vừa đủ.
Bà con tiến hành ủ theo công thức sau:
STT | Tên nguyên liệu | Khối lượng tính theo tỷ lệ % |
1 | Thân lá ngô | 93.5 |
2 | Rỉ mật | 5 |
3 | Cám gạo/Cám ngô | 1 |
4 | Muối ăn | 0.5 |
2.3. Cách ủ chua.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú xin giới thiệu 2 cách ủ chua thông dụng và dễ thực hiện để bà con tham khảo như sau:
Cách 1: Ủ chua dùng túi ủ.
Bước 1: Rải 1 lớp nguyên liệu ra nền có trải nilon (bạt) dày khoảng 20-30 cm.
Bước 2: Rắc đều muối và rỉ mật lên nguyên liệu sau đó trộn đều với nhau theo đúng công thức ủ. Cứ làm như thế cho tới khi nguyên liệu vừa hết.
Bước 3: Cho hỗn hợp trên vào túi ủ chua 3A, vừa cho vừa ép thật chặt từng lớp một.
Bước 4: Phủ một lớp rơm khô khoảng 5cm lên trên bề mặt thức ăn ủ chua, vuốt hết không khí rồi buộc chặt miệng túi bằng dây cao su.
Bước 5: Bảo quản túi ở nơi râm mát có mái che, tránh nước mưa và chuột cắn túi.
Hình ảnh: Túi ủ chua 3A
- Túi ủ chua 3A có 2 lớp lồng vào nhau. Lớp ngoài là loại bao tải dứa, lớp trong là chất liệu nhựa dẻo. Túi ủ chua 3A có kích thước lớp bao bên ngoài là: 123 x 63(cm). Kích thước lớp túi bao bên trong là: 127 x 70(cm).
- Với cách ủ chua trong túi ủ 3A, các nguyên liệu thân ngô, cỏ, lá sắn, củ sắn,... được bảo quản khoảng 1 năm, hoặc là cho trâu bò ăn thức ăn ủ trước 9 tháng.
Cách 2: Ủ chua bằng hố ủ.
Có 2 loại hố ủ giúp bà con ủ chua hiệu quả:
* Hố ủ bằng đất: Sau khi chọn được mặt bằng thích hợp, bà con tiến hành đào hố ủ với đường kính 1m, chiều cao 1m. Không nên đào sâu qúa sẽ khó khăn trong việc tiến hành ủ. Cứ 1m3 hố ủ thì ủ được 400-450 kg nguyên liệu. Tuỳ vào lượng thức ăn mà bà con bố trí kích thước hố ủ cho phù hợp.
Bước 1: Buộc đáy túi nilon thật chặt bằng dây cao su, đặt lót bên trong hố ủ sao cho túi nilon vừa với hố. Hoặc bà con có thể lót đáy và thành hố ủ bằng 2 lớp lá chuối.
Bước 2: Cho nguyên liệu đã sơ chế vào túi nilon, vừa cho vừa dùng chân (dụng cụ nén) nén thật chặt xung quanh hố. Cứ khoảng 10-15cm, bà con rắc muối và rỉ mật. Tiếp tục làm như thế cho tới khi đầy hố ủ sao cho nguyên liệu vừa hết.
Bước 3: Phủ một lớp rơm khô khoảng 5cm lên trên bề mặt thức ăn ủ chua. Đậy kín miệng hố bằng nilon, bạt.
Bước 4: Phủ đất lên hố ủ, đầm nén thật chặt lớp đất và tạo hình mai rùa để nước mưa không thấm vào hố ủ.
* Hố ủ xi măng: Bà con tiến hành xây hố ủ với thể tích 1,5m3 với chiều cao là 1,5m. Một hố ủ, bà con có thể ủ được 400- 500kg nguyên liệu. Trước khi ủ, hố ủ cần được vệ sinh sạch sẽ, lót 1 lớp nilon hoặc 1 lớp rơm khô để khả năng giữ nhiệt của hố được tốt.
Bước 1: Cho nguyên liệu đã sơ chế vào hố ủ lớp dày 20-30 cm, đồng thời nén thật chặt xung quanh hố.
Bước 2: Rải rỉ mật và muối lên trên lớp nguyên liệu này.
Bước 3: Tiếp tục thực hiện lại bước 1 và 2 cho đến khi vừa hết các nguyên liệu theo đúng công thức ủ.
Bước 4: Sau khi đầy hố ủ, bà con tiến hành phủ 1 lớp rơm khô lên mặt hố rồi đậy kín miệng hố bằng nilon (bạt).
Bước 5: Sau 40-50 ngày, ngô ủ chua có thể sử dụng cho gia súc ăn. Thức ăn ủ chua đạt yêu cầu khi:
− Màu vàng nâu đậm.
− Có mùi chua nhẹ như mùi dưa muối.
− Không mốc.
Nếu bảo quản tốt, thức ăn ủ chua có thể bảo quản được từ 6 - 12 tháng.
3. Cách cho gia súc ăn.
– Cho gia súc quen với thức ăn giai đoạn đầu: Là dạng thức ăn chế biến theo cách khác, có mùi vị khác nên bà con cần có thời gian tập cho gia súc làm quen dần dần.
Trong 2 - 3 ngày đầu:
+ Giảm khẩu phần ăn hằng ngày của vật nuôi và thay vào đó là thức ăn ủ chua. Trộn thức ăn tinh và 1 phần thức ăn ủ chua, hòa với nước ấm.
+ Cho gia súc ăn 2 bữa/ 1 ngày thay vì 3 bữa/1 ngày để gia súc đói và cảm giác muốn ăn.
– Những ngày tiếp theo tăng dần dần lượng thức ăn ủ chua lên sao cho thức ăn ủ chua chiếm ¼ khẩu phần ăn hằng ngày của gia súc. Bữa ăn trong ngày cũng được đảm bảo.
− Lấy từng lớp cho gia súc ăn, sau đó buộc chặt lại cũ, chống nước mưa thấm vào.
− Cho gia súc ăn trực tiếp, không nên nấu chín sẽ làm mất vitamin và các chất dinh dưỡng.
− Tùy loại vật nuôi và thời kì sinh trưởng mà bà con cho ăn lượng thích hợp. Không cho gia súc nhỏ, đang bú sữa mẹ ăn.
Lợn nái, lợn thịt | 2 - 3 kg/ ngày |
Lợn choai | 1 - 2 kg/ngày |
+ Trâu bò được ăn thêm thức ăn ủ chua chúng sẽ béo khoẻ, lớn nhanh, cày kéo tốt và tiết kiệm được thức ăn tinh bổ sung.
Trâu bò | 5 - 7 kg/ ngày |
4. Một số lưu ý
− Khi ủ lấy thức ăn cho gia súc, chỉ lấy 1 góc (không lật toàn bộ).
− Tùy thuộc vào số lượng gia súc mà quyết định khối lượng đống ủ vì khi đã mở đống ủ để lấy thức ăn thì không thể tiêp tục dự trữ phần còn lại được mà phải lấy cho đến hết, sau đó lại ủ đống khác.
− Thức ăn ủ chua bị thối nhũn, mốc, mùi khó ngửi bà con cần loaị bỏ, không được sử dụng.
− Nguyên liệu để ủ phải sạch, không nhiễm vi sinh vật có hại cho vật nuôi hay đất cát, tạp chất.
− Trước khi ủ, độ ẩm nguyên liệu cần được đảm bảo. Quá ướt nguyên liệu sẽ thối nhũn, quá khô gây mốc và cuối cùng quá trình ủ chua khó diễn ra.
− Trong khi ủ, môi trường trong hố ủ phải yếm khí (không có oxy). Nếu bà con nén chặt, để không khí lọt làm chết vi khuẩn yếm khí và quá trình lên men lactic không thể xảy ra.
Để được cung cấp các sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét