25/03/2021
Bật mí cách nuôi cá rô phi vào mùa đông cho năng suất cao
Cá rô phi có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống khắc nghiệt. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ thấp dưới 10 độ C trong 7 – 10 ngày, đàn cá sẽ bị chết rét, gây bất lợi cho những hộ nuôi cá ở khu vực miền Bắc. Để tránh rủi ro, thua lỗ, bà con tham khảo cách nuôi cá rô phi vào mùa đông 3A tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này.
-
Chuẩn bị ao nuôi vào mùa đông
Vị trí ao nuôi cần có được nhiều ánh sáng chiếu vào ban ngày và khuất gió mùa đông bắc. Diện tích trung bình từ 1000 – 2000m2. Độ sâu từ bờ ao đến đáy khoảng 2 – 2,5m. Đáy ao có lớp bùn dày 15 – 20cm. Đảm bảo hệ thống thải nước hợp lý.
Khoảng cách từ mặt nước đến bờ ao tối thiểu 0,5m. Bờ phía đông làm sạch cỏ, bụi rậm để thông thoáng, thuận tiện cho việc đón ánh nắng mặt trời. Điều này giúp cung cấp oxy và làm ấm nước trong ao vào mùa đông.
Phần đáy ao ở hướng đông bắc cũng nên đào sâu hơn khoảng 0,5m so với mặt đáy khác. Đây sẽ là nơi cá trú ngụ trong những ngày thời tiết lạnh.
Nguồn nước cấp cho ao phải sạch sẽ, không ô nhiễm, không chứa chất độc hại. Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước >3mg O2/lít, độ pH từ 6,5 – 7,5.
Bà con cũng tiến hành lần lượt các biệt pháp thau chua, rửa mặt, bón vôi và bón phân chuồng ủ hoai mục để tăng chất dinh dưỡng, cải tạo ao nuôi cá.
-
Thời điểm, mật độ thả cá rô phi giống
Chất lượng con giống sẽ quyết định rất lớn đến sự thành bại của nuôi cá rô phi vụ đông. Nên chọn cá có chất lượng tốt, khỏe mạnh, không bị tật, không mang mầm bệnh. Thời điểm vụ đông, bà con nên thả cá rô phi có tỉ lệ đơn tính đực > 95% sẽ tăng khả năng sống sót hơn.
Thời điểm thả cá thích hợp nhất là đầu tháng 10. Một số vùng có thể thả vào 15/11 – 15/12. Lúc này thời tiết mát mẻ, nhiệt độ ở mức vừa phải, không quá cao, hoặc quá thấp, thích hợp cho cá rô phi sinh trưởng. Ngoài ra thả vào tháng 10, bà con có thể thu hoạch vào đúng mùa hè, là thời điểm giá cao, tăng lợi nhuận kinh tế. Bên cạnh đó, chăm cá rô phi vào mùa đông tuy nhiệt độ môi trường khắc nghiệt nhưng lại ít sinh bệnh.
Mật độ thả cá: rô phi 21 ngày tuổi thả với mật độ từ 100 – 200 con/m2. Rô phi đạt cỡ từ 100 – 200 con/kg thả với mật độ 20 – 30 con/m2.
- Kỹ thuật chăm sóc cá rô phi vào mùa đông
Cá rô phi ăn gì?
Nuôi cá rô phi thương phẩm, bà con tận dụng nguyên liệu, phụ phẩm sẵn có, giá thành rẻ để tự chế biến cám viên nổi chất lượng cho đàn cá. Bao gồm: cám, thóc gạo, bột ngô, bột khoai, khô dầu đậu tương, bã đậu nành, bột cá, bột thịt, bột xương, bã dừa, bột sắn, cua, ốc, cá tạp, vỏ sò, giun quế… Ngoài ra bổ sung thêm premix khoáng, premix vitamin..
Thiết bị hỗ trợ sản xuất cám viên nổi
- Máy băm nghiên đa năng:
Máy băm nghiền đa năng tích hợp 3 chức năng nghiền bột khô, nghiền mịn, băm nhuyễn. Được dùng để nghiền nhỏ nguyên liệu trước khi ép.
- Máy trộn thức ăn:
Khi khối lượng thức ăn cần sản xuất trong một ngày tăng cao, bà con nên sử dụng máy trộn để đảm bảo độ đồng đều trong từng viên cám sau khi ép.
- Máy ép cám viên nổi:
Hiện nay, hãng 3A đã nghiên cứu, chế tạo thành công những chiếc máy ép cám viên nổi 3A15Kw với công suất khác nhau. Thiết bị là trợ thủ đắc lực giúp bà con tự ép nguyên liệu thô thành viên cám tự nổi trên mặt nước trong thời gian dài.
Cám viên nổi trên mặt nước giúp đàn cá rô phi dễ ăn, ăn nhiều hơn. Tránh tình trạng cám chìm dưới đáy gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, việc sử dụng cám viên nổi cũng giúp bà con dễ dàng quan sát và điều chỉnh lượng thức ăn cho đàn cá, hạn chế dư thừa, tốn kém chi phí.
Công thức phối trộn cám viên nổi nuôi cá rô phi
Mời bà con tham khảo công thức phối trộn nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá rô phi trong mùa đông: Tỷ lệ phối trộn (% theo cỡ cá, g/con)
Nguyên liệu |
Cỡ cá từ 5 – 20g |
Cỡ cá từ 20 – 200g |
Cỡ cá từ 200 – 300g |
Cỡ cá >300g |
Bột cá |
18 |
16 |
13 |
8 |
Khô dầu đậu tương |
41 |
27 |
21 |
15 |
Cám gạo |
22,5 |
30,5 |
31,5 |
35 |
Bột sắn |
7 |
15 |
20 |
26 |
Ngô |
6 |
6 |
9 |
9 |
Bã dừa |
4 |
4 |
4 |
3 |
Chất kết dính |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
Premix khoáng |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
Premix vitamin |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
Các nguyên liệu trước khi đưa vào máy ép cám viên cần được nghiền mịn, phối trộn đồng đều đạt độ ẩm vừa đủ (thường từ 10 – 15%). Cám viên sau khi ép đã chín đều, có để cho cá ăn trực tiếp. Muốn bảo quản lâu hơn, bà con phải sấy khô, đóng bao, kê cao khỏi mặt đất. Thời gian dự trữ chỉ nên từ 2 – 3 tuần.
Nếu phát triển kinh tế với mô hình VAC, bà con có thể tham khảo dòng máy ép cám viên có tích hợp cả 2 chức năng: ép cám viên nổi và cám viên thường.
Thời điểm và cách cho ăn
Thời điểm thích hợp cho cá ăn là khi thời tiết ấm áp, vào khoảng 12 – 14h hàng ngày.
Nếu nhiệt độ cao trên 18 độ C, cần cho cá ăn đầy đủ, bổ sung vitamin tăng sức đề kháng chống rét. Nếu nhiệt độ môi trường thấp dưới 17 độ C, nên ngừng cho cá ăn.
Mùa đông nên cho cá ăn tích cực từ 10 – 15 ngày duy trì lượng thức ăn từ 3 – 5% trọng lượng cá trong ao nuôi.
- Các biện pháp chống rét cho cá rô phi vào mùa đông
Điều chỉnh mực nước trong ao
Vào mùa đông, bà con lưu ý luôn kiểm soát nước ở mức 1,7 – 2m, tốt nhất là trên 2m. Như vậy nước ao sẽ đỡ lạnh hơn. Trên mặt ao vẫn nên lắp hệ thống máy sục khí để cung cấp đủ oxy cho cá.
Kiểm soát nhiệt độ môi trường và nước
Ở các tỉnh phía bắc, để ngăn nhiệt độ nước giảm sâu do môi trường bên ngoài, bà con có thể thả thêm bèo tây chiếm ½ mặt nước. Bèo tây tận dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm (rất thích hợp với những mô hình VAC).
Vào những ngày trời rét đậm rét hại, nên sử dụng nilon trắng để phủ kín mặt ao. Nilon cách mặt nước khoảng 1m đảm bảo oxy cho cá không bị ngạt.
Đảm bảo mật độ
Vào những ngày thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp dưới 18 độ C, bà con không nên đánh bắt cá.
Thay nước trong ao nuôi cá
Nuôi cá rô phi vào vào mùa đông hay mùa hè, bà con đều phải thường xuyên hay nước. Việc làm quan trọng này vừa giúp giảm khí độc, bùn, mùi, vừa tạo oxy và duy trì nhiệt độ nước ở mức thích hợp cho cá phát triển hạn chế mắc các bệnh ở cá rô phi.
Quản lý ao nuôi
Sử dụng chế phẩm sinh học và cám viên nổi tự chế biến là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa mùi hôi, thức ăn thừa ứ đọng làm ô nhiễm nguồn nước. Vì thế, bà con có thể giảm được thời gian và số lần thay nước mà vẫn đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho đàn cá.
Những ngày rét đậm rét hại dưới 15 độ, tuyệt đối không bón phân chuồng xuống ao. Bởi nếu bón phân chuồng, nấm thủy mi sẽ phát triển gây bùng dịch cho cá.
Định kỳ 2 tuần nên bón vôi khử trùng 1 lần để kìm hãm dịch bệnh xâm nhập. Liều lượng 0,5 – 1kg ôi/100m3 nước.
Nếu thấy đàn cá nổi đầu lên trên mặt nước hàng loạt, chứng tỏ nước ao bị thiếu oxy. Bà con nên khắc phục trong thời gian sớm nhất. Có thể lắp hệ thống sục khí.
Khi trong ao, đàn cá có dấu hiệu mắc bệnh, bà con không được tùy tiện thay, bơm nước, xả thải nước ra ngoài môi trường hoặc chuyển cá từ ao này sang ao khác. Điều này sẽ khiến tình hình dịch bệnh lây lan nhanh chóng hơn, lan sang các ao nuôi khác trong khu vực.
Thu hoạch
Cá rô phi thả vào mùa đông, sau 5 – 6 tháng có thể thu hoạch. Bà con áp dụng các phương pháp đánh tỉa thả bù hoặc thu hoạch toàn bộ ao để nuôi vụ mới. Trước khi thu hoạch khoảng 1 – 2 tuần, nên tích cực thay nước trong ao để đàn cá lớn nhanh, sinh trưởng tốt, chất lượng thịt thơm ngon, hạn chế bám mùi bùn tanh.
Trên đây là cách nuôi cá rô phi vào mùa đông. Nhìn chung, cá rô phi là loại chịu lạnh kém, dễ chết nếu nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày. Các mô hình nuôi cá rô phi ở miền Bắc cũng chưa thực sự phát triển mạnh. Điều này đòi hỏi bà con cần tăng cường khả năng phòng chống rét cho đàn cá. Vừa để giảm tối đa thiệt hại kinh tế, vừa để lưu giữ cá giống qua mùa đông.
Hy vọng kiến thức 3A chia sẻ sẽ hữu ích và giúp bà con có thêm kinh nghiệm nuôi cá sống sót qua mùa đồng, tăng hiệu quả kinh tế hộ gia đình.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét