08/03/2021
Cách nuôi cá rô phi trong ao đất cho ra năng suất cao vượt trội
Cách nuôi cá rô phi trong ao đất chắc hẳn không phải là phương pháp xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là nuôi như vậy có khó không? Và câu trả lời là không! Mọi người hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Đây là một bước hết sức quan trọng đối với những ai muốn nuôi cá rô phi trong ao đất. Để đảm bảo môi trường sống tự nhiên cho cá để chúng sinh trưởng và phát triển tốt. Mọi người nên xây dựng cho chúng một ao nuôi đảm bảo các yếu tố như sau.
1. Yêu cầu kỹ thuật
Điều đầu tiên, một ao cá có kích thước trung bình phải từ vài trăm mét cho đến 1 ha, diện tích thích hợp nhất là từ 1.000 đến 5.000m2.
Thứ hai, độ sâu của nước trong hồ phải từ 1,5m cho đến 2m và độ dày bùn là 15cm đến 20cm. Bên cạnh đó, nguồn nước cung cấp cho ao nước phải có sự chủ động và không bị nhiễm các chất bẩn gây hại. Không để nguồn nước bị nhiễm chất độc, lượng oxy hòa tan từ 3mg/l, độ pH : 6,5 8.
Và cuối cùng, đó chính là mọi người phải trang bị cho ao cá của chúng ta hệ thống cấp thoát nước tự động.
2. Chuẩn bị ao nuôi cá
Điều đầu tiên trong bước chuẩn bị ao nuôi cá, mọi người hãy tiến hành rút cạn nước trong hồ ra. Sau đó, cùng cố lại bờ ao của mình và lấp các chỗ rò rỉ trong ao lại. Tiếp đến, mọi người tiến hành điều chỉnh lớp bùn dưới đáy theo yêu cầu ở trên. Tiến hành tu bổ và xây dựng bờ ao. Đồng thời lắp đặt lại hệ thống cống thoát của ao nếu chưa có. Và sau cùng, mọi người tiến hành tẩy trùng ao nuôi cá bằng vôi bột. Với liệu lượng 7kg - 10kg/ 100m2 sẽ giúp làm sạch môi trường sống của cá rô phi khi thả nuôi. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành các bước bón lót và gây màu như sau:
Phân chuồng mọi người hãy ủ kỹ càng với 2% vôi bột. Lượng bón: 30-50kg/100m2 ao, rồi sau đó tiến hành rải đều khắp đáy ao cá trước khi tháo nước.
Phân xanh (bao gồm: lá mui, lá lạc, lá đậu tương, lá cây hoa trắng): 30-50kg/100m2 ao. Mọi người sẽ bó chúng thành bó cho xuống ao nước. Cho đến khi nào thấy lá đã bị rữa hết thì vớt các cọng cứng lên.
Cuối cùng, mọi người tiến hành tháo nước vào ao. Mọi người nên lọc nước kỹ qua lưới lọc rồi mới tiến hành tháo xuống ao nhé! Thêm một lưu ý nữa, nước lấy vào ao thì phải cách 5 đến 7 ngày mới được cho cá vào nuôi.
3.Chọn cá giống
Chọn cái giống tốt chính là tiền đề giúp cho mọi người có một vụ cá năng suất. Do đó, việc chọn cá giống để chúng phát triển là rất quan trọng và cần thiết. Hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra cho bà con những yếu tố thiết thực nhất để chọn được 1 giống cá tốt, năng suất.
Để chọn cá giống tốt, mọi người nên chọn cá rô phi đơn tính đực. Cá giống phải đảm bảo một số tiêu chí về chất lượng như sau:
Về ngoại hình: Vây hoặc vảy của cá giống phải hoàn chỉnh, không bị bất cứ dị hình gì, cá giống phải không bị mất nhớt và xây xát. Đồng thời, để thu hoạch được 1 vụ cá có năng suất cao thì nên chọn cỡ cá sao cho đồng đều.
Về trạng thái của cá giống: ca giống tốt là những con bơi lội linh hoạt và nhanh nhẹn. Đặc biệt là phải biết bơi chìm và bơi lội theo bầy đàn.
Trọng lượng cá: Cỡ cá tốt nhất để thả cá giống phải có cân nặng từ 10g đến 12g. Không có bất cứ dấu hiệu gì về các bệnh lý khác của cá.
4.Thả cá giống
Thả cá giống là một trong những quy trình cũng không kém quan trọng khi nuôi cá rô phi ao. Đúng thời điểm thả cá giống ra sẽ giúp cho chúng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Thời điểm thả cá giống tốt nhất hằng năm là vào 2 vụ sau:
Vụ xuân: Bắt đầu từ tháng 2-3 (dương lịch).
Vụ thu: Bắt đầu từ tháng 7-8 (dương lịch).
Phương pháp thả cá giống: Ðối với giống được vận chuyển bằng những bao có bơm oxy thì chúng ta sẽ để nguyên cả bao rồi chỉ cá thả xuống ao. Khi thả mọi người hãy quay đảo đều bao cá giống khoảng 5 cho đến 10 phút rồi mở bao và cho thêm nước mới tiến hành thả cá từ từ ra ao.
Về mật độ nuôi cá giống: Khoảng từ 2-4 con/m2 tuỳ thuộc vào điều kiện và cả nguồn nước mà chúng ta có thể cấp vào ao nuôi. Nếu như ao nuôi của chúng ta có nguồn nước cung cấp chủ động thì mọi người có thể thay nước thường xuyên trong suốt mùa vụ nuôi. Khi đó thì có thể nâng mật độ nuôi cá từ 3- 4 con/m2. Lưu ý với những ao nuôi có nguồn nước cấp không được chủ động thì chỉ nên nuôi mật độ 2 con/m2
5.Chăm sóc và quản lý
Chăm sóc cá trong suốt quá trình nuôi có lẽ là một trong những nỗi vất vả của nhiều người. Nếu chăm sóc không kỹ sẽ khiến cho cá mắc bệnh và chết. Hoặc sẽ không cho tỉ lệ cá sống cao, khiến bà con thất thoát rất nhiều.
Để quản lý và chăm sóc tốt ao cá của mình, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nuôi cá rô phi trong ao đất chính xác nhất. Mọi người có thể dựa vào đó để áp dụng vào cách chăm sóc cá của mình để cho hiệu suất cao nhé!
a. Chăm sóc ao nuôi
Bón phân gây màu để tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho cá rô phi ở ao đất:
Phân chuồng ủ kỹ cùng với 2% lượng vôi bột bón trong diện tích từ 20-30kg/ 100m2 vào mỗi tuần.
Phân xanh từ 20-25kg/100m2 cũng được bón vào mỗi tuần.
Phân vô cơ mọi người sẽ sử dụng bón bổ sung. Loại phân này có tác dụng gây màu nước nhanh. Sẽ sử dụng khi nào ao của chúng ta chậm lên màu.
Lượng bao gồm 0,4kg đạm và 0,2kg lân trên 100m2
Cách bón phân như sau: bà con hòa tan đều phần phân vô cơ với nước. Sau đó sẽ tiến hành tạt đều lên khắp mặt ao. Nên lưu ý bón phân vào buổi sáng những ngày có nắng nhé!
b. Thức ăn cho cá
Thức ăn cho cá là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cá mỗi vụ mùa. Do đó, việc cung cấp thức ăn, và khẩu phần ăn phù hợp cho cá là rất quan trọng. Hiện nay, thức ăn cho cá kém chất lượng ngoài thị trường ngày càng tràn lan, không thể phân biệt được, hơn nữa giá cả lại tăng khiến cho không ít bà con điêu đứng. Trước thực trạng này, bà con có thể tìm đến giải pháp tự sản xuất thức ăn tại nhà bằng Máy ép cám viên nổi 3A16Hp.
Đây là một trong những trợ thủ đắc lực của những ai nuôi cá rô phi ao. Hiện nay, việc chi phí thức ăn cho cá có thể khiến bà con đang rất đau đầu. Với máy ép viên nổi này thì mọi người sẽ không còn băn khoăn trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn cho cá nữa
Bởi vì chúng ta có thể tự làm chúng tại nhà, với năng suất lên đến 50-100kg thức ăn/ 1 giờ/ 1 máy. Bà con hiện giờ có thể tận dụng các chế phẩm nông nghiệp như cám hoặc các loại bột. Sau đó ép viên nổi để cho cá của chúng ta ăn. Vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng lại vừa tiết kiệm chi phí.
Nguồn nguyên liệu để tự sản xuất cám viên cho cá bà con có thể tận dụng từ các loại phụ phẩm nông nghiệp.
Thức ăn tinh bột cho cá gồm: Bao gồm những thực phẩm như sau cám gạo, cám ngô, khoai, sắn, bột cá, bột đậu tương và bã đậu hoặc các phụ phẩm nông nghiệp khác… Mọi người cũng nên lưu ý thức ăn tinh cần được nấu sao cho chín và đặc trước khi mang cho cá rô phi ăn. Khi cho ăn thì mọi người phải rải thức ăn vào sàn ăn hoặc những vùng có đáy ao sạch. Đồng thời nên cho cá ăn tập trung tại những chỗ cố định trong ao để chúng quen dần với thời gian ăn.
Thức ăn xanh gồm: Những loại rau, bèo, cỏ, rong...v.v rất dễ tìm ở chợ, đồng hoặc các mương.
Khẩu phần thức ăn cho cá:
Ở giai đoạn đầu mọi người sẽ cho cá ăn 5-7% trọng lượng của cá mà thôi, không cho ăn quá nhiều.
Ở giai đoạn sau khi cá nặng trên 100g thì sẽ cho ăn 2-4% trọng lượng cá.
Về thời gian cho ăn: Vào buổi sáng mọi người sẽ cho cá ăn vào lúc 7-8 giờ. Vào buổi chiều thì mọi người hãy cho cá ăn vào lúc 15-16 giờ là hợp lý nhất.
Việc tự sản xuất, kiểm soát kỹ lưỡng nguồn thức ăn sẽ giúp, cá rô phi phát triển một cách đồng đều và cân bằng nhất. Đồng thời, hạn chế được rất nhiều các bệnh ở cá rô phi và vấn đề khác liên quan đến nguồn thức ăn và chỗ ở.
6. Quản lý ao nuôi
Để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường hoặc các nguồn bệnh của cá. Mọi người nên có phương pháp quản lý ao nuôi của mình một cách hiệu quả. và một trong số những điểm quan trọng mọi người cần lưu ý đó chính là:
Hằng tháng mọi người nên kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá để có thể cung cấp nguồn thức ăn cho hợp lý cho chúng. Tránh cho cá ăn quá ít hoặc quá nhiều.
Ghi chép và theo dõi chi tiết các vấn đề có liên quan đến cá nuôi trong suốt quá trình nuôi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc các bệnh ở cá rô phi.
Khi phát hiện cá mắc bệnh hoặc cho thấy các hiện tượng bất thường nào khác đang diễn ra. Mọi người phải tiến hành kiểm tra những con cá và nguồn nước trong ao nuôi để phát hiện kịp thời.
Duy trì ổn định mực nước trong ao đất suốt quá trình nuôi cá rô phi
Và cuối cùng, mọi người nên theo dõi chặt chẽ màu nước trong ao hoặc trong quá trình nuôi. Để từ đó có kế hoạch bón phân sao cho hợp lý. Ví dụ thấy nước ao có màu xanh nõn chuối hoặc màu xanh vỏ đậu thì nghĩa là bình thường.
Mong rằng bà con sẽ có thể áp dụng phương pháp quản lý này vào ao cá rô phi của mình một cách hiệu quả!
7.Thu hoạch
Đây là giai đoạn đơn giản nhất trong quá trình nuôi cá rô phi trong ao đất. Mọi người sẽ tiến hành thu hoạch cá trong ao bằng lưới trước khi tháo cạn ao nuôi của mình để chuẩn bị cho vụ cá mới.
Cá rô phi sau khi nuôi trong ao đất có thể có thể đạt tới trọng lượng 400-600g/ con. Và tỉ lệ sống đạt đến 70%-80% là khá cao, năng suất sau 1 vụ có thể đạt đến 8-10 tấn/ ha.
Cách nuôi cá rô phi trong ao đất và những lưu ý về phương pháp nuôi đã được chúng tôi giải thích cụ thể qua bài viết trên. Mong rằng đó sẽ là những kiến thức bổ ích giúp cho mọi người nuôi cá rô phi một cách hiệu quả nhất nhé!
Cám ơn mọi người đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại mọi người ở những bài chia sẻ sau.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét