12/03/2021
Tìm hiểu về cách nuôi cá rô phi thương phẩm nuôi thành công
Cá rô phi thương phẩm là mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đực. Trong những năm trở lại đây, loại cá này ngày càng được ưa chuộng và có đầu ra ổn định. Nhiều người nông dân đã chuyển đổi mô hình nuôi cá rô phi thường thành nuôi cá rô phi thương phẩm. Tuy nhiên cách nuôi cá rô phi thương phẩm không hề đơn giản, sau đâu là một số bí quyết giúp chăn nuôi cá rô phi thương phẩm thành công, mời bà con cùng tham khảo.
Tìm hiểu về giống cá rô phi thương phẩm
1. Cá rô phi thương phẩm có khác gì với cá rô phi thường?
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu sự khác nhau giữa cá rô phi thường và cá rô phi thương phẩm. So với cá rô phi thường xuất phát từ tự nhiên tên thì cá rô phi thương phẩm được nuôi trong điều kiện được quy định nghiêm ngặt. Vì là mô hình đơn tính nên cá rô phi thương phẩm có kích thước đồng đều hơn hẳn. Cá rô phi thường ăn tạp trong khi loài thương phẩm sử dụng những thức ăn được kiểm định chặt chẽ. Xuất phát từ những điều kiện trên mà chất lượng thịt cũng như giá thành của cá rô phi thương phẩm cao hơn nhiều.
2. Cá rô phi thương phẩm sinh sản khá đặc biệt
Cá rô phi thương phẩm hay chính là cá rô phi đơn tính, đúng như tên gọi của nó thì hầu hết tất cả cá được nuôi đều là cá đực, không có hoặc chiếm tỷ lệ rất ít là cá cái. Vậy tại sao toàn là giống đực nhưng chúng lại có thể sinh sản để duy trì và đảm bảo nguồn giống?
Nguyên nhân chủ yếu là do phương pháp nuôi cá rô phi đơn tính đực chỉ đạt tỷ lệ cá đực khoảng 95%, còn lại là số lượng cá cái chiếm một lượng nhỏ trong đó. Để tạo đàn cá đơn tính toàn đực nhằm đạt đến giá trị thương phẩm cao thì có rất nhiều phương pháp được sáng tạo và áp dụng:
Phương pháp lai xa: đây là cách tạo ra các quần thể đơn tính bằng phương pháp cho phép lai giữa hai loài khác nhau. Tỷ lệ cá rô phi đơn tính đực qua phương pháp này có thể lên đến trên 95%.
Phương pháp xử lý hormon sinh dục vào thức ăn: Với phương pháp trộn hormone vào thức ăn để chuyển giới tính này thì tỷ lệ cá đực thu được có thể lên đến 95-99%, tuy nhiên tỷ lệ sống của cá con sau khi xử lý hormone thì chỉ đạt 72,2%.
Phương pháp ngâm hormone: Thời gian của phương pháp này khá ngắn và thao tác cũng đơn giản hơn so với phương pháp trộn hormone vào thức ăn. Tuy nhiên, mỗi dòng cá rô phi lại cần có những quy trình ngâm khác nhau từ liều lượng, thời gian ngâm đến cả độ tuổi để ngâm cho cá cũng rất quan trọng.
Phương pháp lai giống thông qua con siêu đực, đực giả hoặc siêu cái, cái giả: Việc áp dụng kỹ thuật này với các dòng cá khác nhau thì cũng sẽ cho các kết quả khác nhau. Bởi lẽ mỗi loài cá rô phi có khả năng biến dị giới tính khác nhau, cùng với đó các yếu tố bên ngoài như: ảnh hưởng của gen nằm trên NST thường, các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ pH, …,hoặc do sự liên kết giữa kiểu gen lẫn môi trường.
Hướng dẫn cách nuôi cá rô phi thương phẩm thành công
1. Tìm chọn ao có vị trí phù hợp với điều kiện nuôi
Ao nuôi nên thông thoáng, nên có các khoảng không gian xung quanh, điều kiện về nhiệt độ khi nuôi phù hợp. Hệ thống cống rãnh khi nuôi nên riêng biệt. Xung quanh nên dọn sạch cây cỏ, các đồ vật không cần thiết để tránh rơi xuống gây ảnh hưởng đến cá và cũng để dễ dàng hơn trong việc chăm sóc, cho ăn hay thu hoạch. Độ sâu của nước cũng cần đảm bảo để tốt nhất cho sự phát triển của chúng.
Điều kiện phù hợp nhất cho việc nuôi cá rô phi thương phẩm là nhiệt độ 26-30oC, độ sâu trong hồ nuôi là 1,2-1,5m; độ pH của nước nên từ 7-8, lượng oxy hòa tan thì >4mg/lít.
2. Cải tạo môi trường nuôi cá
Cá rô phi thường sống ở tầng nước dưới và đáy của ao, hồ, sông,... Một trong những đặc điểm nổi bật khác của cá rô phi có thể kể đến là việc chúng có khả năng chịu đựng và sống được ở vùng nước chứa hàm lượng khí oxy hòa tan ở mức rất thấp, chỉ khoảng 1mg/lít. Tuy nói rằng cá rô phi có thể chịu đựng được môi trường sống khắc nghiệt nhưng cá rô phi thương phẩm thì được chú trọng hơn nhiều về môi trường sống này.
Trước khi diệt các tạp chất không cần thiết cũng như bón vôi để phơi ao thì nên làm cạn toàn bộ nước và dọn sạch bùn trong đáy ao. Tiếp đó dùng lượng vôi phù hợp cho ao, rải đều khắp mặt ao rồi phơi trong vòng 2-5 ngày để phát huy hết công dụng khử khuẩn của vôi cũng như khả năng ổn định độ pH. Đặc biệt hãy chú ý sau công đoạn này thì nên chuẩn bị lưới chắn với mắt lưới nhỏ để lọc nước vào ao, việc này để tránh không có sự thâm nhập của các loài khác, nếu có sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ cá đực.
Cuối cùng khi đã đạt đủ mực nước, có thể dùng thêm một số sản phẩm khác để sát trùng lần hai cũng như tiêu diệt triệt để một số mầm bệnh có trong nước; đảm bảo trước khi cá được đưa vào điều kiện ao hồ cùng nguồn nước là ở mức tốt nhất. Sau 48 giờ diệt khuẩn ao thì có thể dùng Holotos - giúp tạo thức ăn tự nhiên trong nước cùng với đó là cung cấp các acid amin cần thiết để khi cá được đưa vào sẽ dễ dàng thích nghi hơn.
3. Chọn và thả giống
Chọn giống thì nên chọn những cá thể về hình thái bên ngoài thì nhìn đồng đều, cân xứng, không bị mất nhớt, màu sắc nhìn bình thường, bơi lội mạnh mẽ. Chọn cá nên chọn những con khỏe mạnh, vây, vẩy hoàn chỉnh, không bị bệnh. Màu sáng bạc, thân có từ 8-10 sọc đen sẫm, môi cá đỏ. Nên chọn các cơ sở cung cấp có uy tín và được cấp ủy quyền của Nhà nước, như vậy sẽ đảm bảo hơn.
Chọn lựa giống cá vô cùng quan trọng
Khi mua cá giống mà dùng bao nilon có bơm oxy để chuyển về ao, không nên thả trực tiếp mà nên ngâm túi xuống dưới ao khoảng 20 phút để cá không bị sốc nhiệt. Các ao có độ mặn lớn thì cần thuần mặn trước khi thả, đổ cá vào thau, cho nước mặn vào từ từ rồi nâng dần độ mặn sau 1-2 tiếng cho tới khi bằng với độ mặn của ao. Đặc biệt nên tắm cho cá bằng nước muối trước khi thả để tránh tác động của ngoại ký sinh.
Tùy vào diện tích ao chăn nuôi mà nên để mật độ cá cho phù hợp, quá đông đúc cũng sẽ ảnh hưởng không tốt. Nếu chọn cách nuôi cá ở ao nuôi thâm canh thì nên thả cá giống to, dài khoảng 4 – 6cm.
Mật độ trung bình có thể thả khoảng 7 - 10 con/m2.
4. Thức ăn cho cá
Quy mô ao nuôi cũng như số lượng cá thả sẽ quyết định lượng thức ăn cho cá. Có thể tự chế thức ăn cho cá như cám nhuyễn, bột cá, bột đậu nành, rau xanh,... Đồ ăn kiểu tự làm nên được nấu chín trước khi thả xuống cho cá, sau khi để nguội thì cho vào máy ép cám viên nổi 3A16Hp
Nên phối trộn thêm vài thực phẩm bổ sung cho cá để giúp đường ruột của cá có những VSV có lợi cũng như sẽ, giúp hấp thu và tiêu hóa tốt hơn sau này, bên cạnh đó còn tăng khả năng miễn dịch.
Cá cũng hoàn toàn có thể sử dụng các loại thức ăn tinh bột khác nhau như khoai sắn, gạo, bột ngô hay cám… Kể cả thức ăn xanh dành cho gia súc gia cầm như bèo, rau muống,… chúng cũng có thể dùng dễ dàng. Tuy nhiên chú ý rằng các loại thức ăn xanh thì cần phải thái nhỏ trước khi thả xuống ao.
Đặc biệt cá rất thích các loại động vật nhỏ được xay nhuyễn như cá nhỏ, giun, ốc, tôm,... hay các bã thải của thực phẩm được chế biến sẵn như bã bia, bã rượu, lòng trâu bò,... Thi thoảng cũng có thể cho cá sử dụng thức ăn công nghiệp. Đa dạng hóa bữa ăn giúp cá dễ hấp thu và phát triển tốt hơn.
Lưu ý về thời điểm cũng như liều lượng cho cá ăn:
Nên cho cá ăn hai lần một ngày: một bữa lúc sáng và một bữa lúc chiều tối.
Trong tháng đầu tiên: chưa nên sử dụng thức ăn tự làm tại nhà ngay bởi cá lúc này chưa đủ đề kháng để tiếp nhận mà nên dùng cám công nghiệp. Liều lượng cho ăn trong tháng này cũng là nhiều nhất với khoảng lượng 5 – 7% trọng lượng của đàn cá trong ao.
Trong tháng thứ hai: nếu cá đã đạt cỡ khoảng 100g/con thì đã bắt đầu có thể cho cá ăn thức ăn do gia đình tự sản xuất. Lúc này lượng thức ăn cho hàng ngày chỉ cần từ 3 – 4% trọng lượng của cá trong ao là đủ.
Nếu sau một tháng cá không có được trọng lượng như mong muốn thì nên chú ý lại điều kiện môi trường xung quanh, và tiếp tục cho cá sử dụng cám công nghiệp. Còn lại từ tháng thứ ba trở đi cho đến kỳ thu hoạch thì chỉ cần cho ăn 2-3% trọng lượng là được.
Nhiều người sẽ tự đặt ra câu hỏi tại sao lại ngày càng giảm lượng thức ăn cho cá? Cá trong tháng đầu và tháng sau đó chưa hoàn toàn cứng cáp nên cần bổ sung nhiều dưỡng chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thức ăn. Còn từ đó trở về sau, nếu cá được cho ăn quá nhiều, thịt cá sẽ không còn được săn chắc nữa, như vậy cá thương phẩm sẽ rất mất giá, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người nông dân.
Hiện nay nhiều hộ gia đình nuôi cá đã chọn cách tự chế biến thức ăn tại nhà thay vì mua thức ăn viên tại các cơ sở thức ăn cho cá. Lợi ích của những việc này trước hết là là đảm bảo nguồn thức ăn sạch cho cá cá và chi phí dành cho thức ăn chăn nuôi thủy sản cũng sẽ được giảm đáng kể. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người nuôi.
Hiểu được mong muốn đó của bà con nên công ty CPĐT Tuấn Tú đã sản xuất máy ép viên nổi 3A16Hp. Bà con có thể tự lựa chọn nguồn thức ăn cho cá rồi phối trộn các nguyên liệu đó với nhau rồi cho qua máy ép viên theo kiểu cấp liệu tự động ống giảm bảo sản phẩm cho ra sẽ đồng đều.
Cám viên được tạo ra từ máy đảm bảo có độ tơi, xốp và khi đưa xuống nước có thể nổi trên bề mặt nước. Việc này mày giúp cá có thể dễ dàng quan sát và ăn hết, không để bị thừa gây lãng phí cũng như ảnh hưởng đến nguồn nước. với thiết kế đơn giản nên bà con hoàn toàn có thể vận hành một cách dễ dàng. Đặc biệt loại máy này ra đời có giúp ích rất lớn cho các hộ chăn nuôi ở vùng cao có nguồn điện yếu bởi lẽ máy ép viên nổi 3A16Hp chạy bằng dầu diesel giúp bà con có thể sử dụng ở bất cứ nơi nào mà không cần lo về nguồn điện.
5. Chăm sóc và quản lý cá hiệu quả
Cá rô phi bản chất vốn là một loại cá ăn tạp, nên nếu muốn chúng phát triển một cách toàn diện nhất thì rất cần quan tâm đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của chúng. Người nông dân cần chú ý đến các trường hợp xấu có thể xảy ra, chính vì thế việc đi kiểm tra thường xuyên là rất cần thiết.
Hãy luôn đảm bảo các ống nước luôn ở tình trạng nguyên vẹn, không bị nứt hay chú ý hiện tượng mưa lớn, cá sẽ dễ tràn bờ đi mất. Đặc biệt đối với những ao cá thâm canh thì hãy chắc chắn có quạt nước để nếu cá bị thiếu oxy, cá sẽ ngoi lên và lúc đó cần có sẵn quạt nước sử dụng để cung cấp oxy cho cá, nhất là khoảng thời gian 1-2 giờ sáng, lúc này nhiệt độ xuống thấp nên cá dễ bị thiếu oxy.
Hãy theo dõi thêm cả thời tiết để có những biện pháp phù hợp cho cá. Nên thay nước định kỳ trong ao cho cá, như vậy chất lượng cá sẽ cao hơn rất nhiều. Cứ khoảng 15-20 ngày thì nên chài cá một lần để quan sát kích thước của cá để từ đó điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.
6. Thu hoạch
Dòng cá rô phi thương phẩm này có khả năng tăng trọng nhanh hơn cá rô phi thường, đặc biệt là từ tháng thứ tư trở về sau. Thành phẩm từ loại cá này dùng để phục vụ nhu cầu của con người, vì vậy tốt nhất là sử dụng luôn, chứ đừng để giữ lại cho mùa sau, như vậy sẽ làm mất đi tính thuần nguyên bản của dòng cá mới được áp dụng.
Sau khoảng 5 - 8 tháng nuôi và chăm sóc khi cá đạt kích thước tiêu chuẩn 0,4-0,6 kg/con thì tiến hành thu hoạch. Năng suất cá có thể lên đến 10 -15 tấn/vụ nuôi. Trước khi thu hoạch một ngày thì nên cho cá ngừng ăn để đạt chất lượng thịt tốt nhất.
Có hai cách thu hoạch cá hiệu quả như sau:
Thu hoạch trong một lần: Sau khi hạ mực nước ao đến mức thấp nhất ( tuy nhiên không nên đưa toàn bộ nước ra ngoài), tiến hành thu toàn bộ số cá trong ao và dùng vào các mục đích khác nhau. Làm như vậy chính là để tiếp tục vụ mùa nuôi cá mới với cá giống hoàn toàn mới.
Thu hoạch trong nhiều lần: Cách này thì lại khác hoàn toàn cách kia. Sau khi chăm nuôi cá khoảng 5-8 tháng thì cứ hàng tháng dùng lưới để thu hoạch trực tiếp cá lớn. Để lượng cá trong ao tiếp tục phát triển và diện tích ao cá không bị bỏ phí thì ta thả thêm cá giống và cứ thế tiếp tục nuôi khoảng 2-3 năm rồi mới tiến hành thu hoạch toàn bộ.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ tới bà con cách nuôi cá rô phi thương phẩm đạt hiệu quả cao. Chúc bà con áp dụng thành công những kiến thức trên vào trong chăn nuôi để có được vụ cá bội thu.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Website: maychannuoi.com
Email: maychannuoivn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét