15/03/2021
Chia sẻ cách ủ phân vi sinh từ rác hữu cơ bằng chế phẩm sinh học trichoderma
Phân vi sinh dùng để bón cho cây trồng ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi những giá trị cũng như lợi ích to lớn mà nó đem lại. Từ việc tăng năng suất cây trồng, kích thích cây phát triển mạnh; đặc biệt lại tốt cho đất cũng như như thân thiện với môi trường nên phân vi sinh đang được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và tìm mua. Bà con hoàn toàn có thể tự ủ phân vi sinh từ rác tại nhà chỉ với một vài nguyên liệu đơn giản như rác hữu cơ nhà bếp, phân chuồng, chế phẩm sinh học trichoderma,...
Phân vi sinh là gì?
Phân vi sinh hay còn được biết đến với tên gọi phân bón hữu cơ sinh học. Chúng được cấu thành từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi khác nhau có trong môi trường. Thông qua quá trình chuyển đổi với nhiều công đoạn khác nhau như pha trộn, lên men với các vi sinh vật khác hay các nguyên liệu hữu cơ mà hình thành nên phân vi sinh. Có lẽ bởi trong quá trình sản xuất, phân bón được trộn với men vi sinh nên có khả năng diệt vi khuẩn có hại và giữ lại hỗ trợ các vị khuẩn có lợi.
Thành phần có trong phân vi sinh rất đa dạng bởi chúng được sản xuất từ nhiều loại vi sinh khác nhau. Thường thì bảo gồm ba loại: vi sinh cố định đạm, vi sinh vật hoà tan lân và vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ.
Rác thải hữu cơ thường có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau như từ phân chuồng, phân xanh hay cả rác thải sinh hoạt hàng ngày nên khi ủ sẽ mất nhiều thời gian, mùi của phân hữu cơ thường khá khó chịu, có thể thu hút nhiều côn trùng gây hại. Tuy nhiên, nếu trộn ủ thêm chế phẩm sinh học Trichoderma do công ty CPĐT Tuấn Tú phân phối sẽ giúp giải quyết các tình trạng trên. Hệ vi sinh vật trong chế phẩm Trichoderma sẽ giúp thúc đẩy quá trình ủ phân vi sinh, đồng thời sẽ tiêu diệt vi sinh vật gây hại, phân hủy chúng thành chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng.
Tìm hiểu về chế phẩm sinh học Trichoderma
1. Chế phẩm Trichoderma là gì?
Chế phẩm sinh học Trichoderma 3A thực chất là một loại nấm đối kháng, thường sống tập trung ở rễ của cây và ở trong đất. Phần lớn trong số đó đều có lợi cho cây trồng. Nhờ tính chất đối kháng chống lại các loại nấm bệnh, thế nên bà con thường gọi của chúng là “Nấm đối kháng Trichoderma”. Loại nấm này có thể tạo thành sản phẩm vi sinh. Nấm này tiết các enzyme nhằm tiêu diệt các loại nấm có hại để cây có thể phòng tránh một số loại bệnh. Nói một cách rõ hơn, các enzym do nấm này tiết ra có thể phá hoại thành tế bào của loại nấm gây hại cho cây và tiêu diệt chúng, sau đó phân giải chúng thành thức ăn.
Chế phẩm Trichoderma 3A có chứa ký sinh nấm và kháng sinh nên cạnh tranh trực tiếp chất dinh dưỡng cũng như không gian với các vi sinh vật có hại. Chúng cũng giúp tăng cường khả năng chịu đựng những điều kiện thời tiết bất lợi. Đồng thời tăng sức đề kháng và năng suất cây trồng. Chế phẩm Trichoderma hoạt động theo cơ chế sinh sản vô tính nên mang lại hiệu quả cao.
2. Trichoderma - Giải pháp giúp bà con bảo vệ cây trồng
Tăng cường các hệ vi sinh vật có lợi trong đất, từ đó giúp đất được cải tạo và gây ức chế cũng như giảm thiểu ở mức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực do vi sinh vật có hại gây nên.
Khi cạnh tranh trực tiếp với các vi sinh gây hại, hệ vi sinh có lợi giúp kích thích rễ cây mọc nhanh và phát triển mạnh. Cụ thể chúng tiết ra enzyme với khả năng phá hủy thành vách tế bào của các loại nấm có hại cho cây. Tiếp đó tấn công vào bên trong, phân hủy và biến chúng thành vi sinh có lợi. Các tổn thương do côn trùng gây ra trước đây cũng sẽ được phục hồi tái tạo.
Tạo ra các hoocmon của thực vật giúp cây dễ thích nghi, hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng.
Có khả năng phân hủy nhanh xác động thực vật nên tăng cường lượng đạm trong đất, giúp cây phát triển.
Cố định đạm, giải phóng lân, giúp cây tổng hợp các chất hữu cơ
Phòng ngừa các bệnh như vàng lá, thối rễ,... cùng với đó là giúp tăng năng suất mùa màng.
3. Phương pháp ủ phân truyền thống có khác gì với phương pháp dùng trichoderma?
Hệ vi sinh vật có trong phân: Đối với phương pháp ủ phân vi sinh từ rác truyền thống thì lấy nguồn nguyên liệu từ rác thải hữu cơ như phân chuồng, phân xanh,...nên có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên vẫn tồn tại trong đó các vi sinh vật có hại, trong khi đó nếu sử dụng kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma 3A thì vì sinh vật có lợi lại áp đảo. Từ đó thúc đẩy cây phát triển mạnh mẽ và bảo vệ cây tốt hơn.
Hàm lượng dinh dưỡng: Hai bên đều có hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên với phân được ủ thêm với chế phẩm sinh học này thì hàm lượng sẽ cao hơn. Bởi lẽ chúng mất ít thời gian hơn để phân hủy và loại bỏ các vi sinh vật có hại, tăng cường thêm lượng lớn vì sinh vật có lợi. Trong khi đó phân ủ từ rác hữu cơ theo phương pháp truyền thống lại không thể làm được điều đó.
Tình trạng của đất sau khi bón phân: Đất sau khi được bón phân vi sinh ủ từ rác hữu cơ sau đó sử dụng đất đó để trồng thì sau khi thu hoạch chất lượng đất cũng giảm đi nhiều. Đặc biệt nếu trong đất vẫn còn phân đạm thì có thể dẫn đến tình trạng thối rễ. Còn khi sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma 3A thì kể cả trong và sau khi trồng cây, đất vẫn sẽ tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và hỗ trợ thúc đẩy cây phát triển.
Thời gian ủ phân: Ủ phân vi sinh từ rác hữu cơ thường sẽ mất khoảng 30 - 45 ngày tuỳ vào cả nơi ủ cũng như điều kiện môi trường xung quanh là để có thể đem đi sử dụng. Khoảng thời gian này không phải quá dài nhưng lại đủ để làm mất đi một lượng đạm lớn trong đất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của rễ cây. Trong khi đó nếu sử dụng bổ sung chế phẩm sinh học Trichoderma 3A thì sẽ cố định đạm trong đất và hỗ trợ phát triển rễ cây.
Dẫn dụ côn trùng gây bệnh: Với cách ủ phân từ rác hữu cơ truyền thống, do nguồn gốc của các nguyên liệu đều là từ những chất thải hữu cơ nên không thể tránh khỏi sẽ có mùi hôi gây khó chịu, thậm chí chúng còn có thể thu hút ruồi muỗi cũng như các loài truyền nhiễm. Như vậy có thể nói việc ủ phân theo phương pháp truyền thống sẽ có thể gây bệnh cho chính cây trồng. Tuy nhiên khi sử dụng chế phẩm Trichoderma cho phân ủ thì mùi sẽ không còn, hơn nữa lại kích thích khả năng phát triển của rễ cây do vi sinh vật trong chế phẩm này đều là vi sinh có lợi.
Cách ủ phân từ rác hữu cơ với chế phẩm sinh học Trichoderma 3A:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Để ủ phân từ rác hữu cơ với chế phẩm sinh học Trichoderma 3A thì các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Phân xanh, phân chuồng (phân của các loại gia súc gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt,...)
Bã thực vật, các thành phần thừa của thực vật: rau xanh, vỏ chuối, rơm rạ, bèo lục bình,... Tốt nhất những thành phần này nên băm nhuyễn, thái nhỏ để có thể phân hủy tốt hơn, không mất quá nhiều thời gian. Với các loại rơm rạ còn tươi thì phải ủ trước 25- 30 ngày để có hiệu quả tốt hơn khi trộn với các nguyên liệu khác để ủ. Còn nếu sử dụng rơm rạ khô thì chỉ cần tưới ẩm trước khoảng 12-24 giờ tùy vào lượng rơm rạ lớn hay nhỏ
Chế phẩm sinh học Trichoderma 3A của công ty CPĐT Tuấn Tú.
Mật rỉ đường, đường mật mía.
Nước sạch
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ và nơi ủ
Nên chọn các nhà kho hoặc các chuồng nuôi gia súc có mái che mà gia đình không còn sử dụng. Tốt hơn hết là chọn nền đất bằng phẳng, khô ráo, bên dưới nên có một rãnh rạch nhỏ để nước có thể chảy ra khi bị tưới quá ẩm, nhiều nước.
Các dụng cụ liên quan cần thiết như xẻng, cuốc, cào, bạt che, bình tưới,...
Bước 3: Quy trình ủ phân vi sinh từ rác hữu cơ bằng chế phẩm Trichoderma 3A
Trộn hỗn hợp giữa chế phẩm Trichoderma cùng với cám gạo hoặc vỏ trấu theo tỉ lệ chuẩn là 1kg Trichoderma 3A + 2-3kg cám gạo; đồng thời cũng trộn lẫn phân chuồng và chất độn.
Trước hết rải một lớp vỏ trấu/cám gạo trộn chế phẩm Trichoderma ở dưới cùng, sau đó là lớp phân chuồng với chất độn. Cứ rải như thế cho đến khi đống ủ cao khoảng 1-1,5m.
Lấy bình tưới rồi từ từ tưới nước sạch vào đống ủ vừa rồi để cung cấp độ ẩm. Độ ẩm tốt nhất nên ủ khoảng từ 55 – 60%. Cuối cùng là đảo đều một lần nữa hỗn hợp trên rồi dùng bạt hoặc nilon đậy lại tránh ruồi muỗi trong thời gian ủ.
Khi kết hợp với chế phẩm thì sẽ chỉ mất khoảng từ 25 - 35 ngày để ủ, nhanh hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Cách khoảng vài ngày hãy tiến hành đảo đống ủ một lần, như vậy phân ủ sẽ được trộn đều hơn và cũng thoáng khí hơn. Sau khoảng vài ngày nhiệt độ sẽ bắt đầu tăng cao, làm ức chế các vi sinh vật có hại gây bệnh cho cây trồng. Khi phân chuồng, rác hữu cơ đã hoai mục hoàn toàn, nhiệt độ trở lại bình thường thì nghĩa là đã thành công. Như vậy là đã có thể sử dụng được thành phân bón cho cây trồng rồi.
Bà con hãy lưu ý nếu muốn phân vi sinh từ rác có thể để được lâu thì cần tránh để tránh ánh nắng, mưa gió; nên để trong nhà kho khô ráo thoáng khí. Làm như vậy thì phân ủ mới giữ được thành phần dinh dưỡng như ban đầu.
Nên mua chế phẩm sinh học Trichoderma 3A ở đâu?
Những công dụng to lớn mà chế phẩm này mang lại chính là mình chứng rõ nhất cho việc hiện nay chúng đang rất được nhiều người tìm mua. Chế phẩm Trichoderma có ba loại: 0,5kg , 2kg, 3kg rất dễ dàng phục vụ mọi mục đích sử dụng của bà con nông dân. Đây là sản phẩm phân phối bởi Công ty CPĐT Tuấn Tú hiện được nhiều người đánh giá cao và sử dụng.
Với nhiều năm nghiên cứu tìm hiểu đây chính là sản phẩm tâm huyết của nhiều kỹ sư sinh học của Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Sinh Học (Vbio), đảm bảo mang lại lợi ích lớn cho nông nghiệp. Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kĩ hiện qua
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: maynhanong.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
Sau bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về cách ủ phân vi sinh từ rác nhờ chế phẩm sinh học Trichoderma rồi phải không? Bà con nào vẫn còn đang lưỡng lự thì hãy để công ty CPĐT Tuấn Tú hỗ trợ bà con nông dân có một vụ mùa bội thu nhé.
0 nhận xét