26/09/2019
Hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch và bảo quản hạt mắc ca tại Tuấn Tú 3A
Việc xác định thời điểm thu hoạch hạt mắc ca là vô cùng quan trọng, việc bảo quản đúng cách sẽ giúp chúng ta lưu trữ được hạt trong thời gian dài mà hàm lượng dinh dưỡng và dầu có trong hạt không bị mất đi. Cụ thể chi tiết cách thức các bước thu hoạch được thực hiện thu hoạch và bảo quản hạt mắc ca như sau mời các bạn cùng tham khảo qua.
1. Chuẩn bị thu hoạch:
Khoảng một tháng trước khi hạt chín bắt đầu rụng, phải làm cỏ sạch trên vườn, cành lá rụng và tạp chất khác. Các hạt cũ, hạt non, hạt bị sâu bệnh hại còn lưu giữ trên bề mặt đất nếu lẫn với hạt mới sẽ làm giảm chất lượng của hạt mới.
Xác định được giai đoạn rụng của các quả chín để định thời gian chuẩn bị bề mặt hợp lý (từ khi cây ra hoa đến khi thu hoạch quả khoảng 210 ngày). Đầu mùa thu hoạch, có thể có cả hai loại hạt chín và hạt non đều rụng. Không sử dụng vật liệu hữu cơ chưa hoai mục, phân chuồng trên vườn cây trong khoảng thời gian ít nhất là 4 tháng trước vụ thu hoạch. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ mất an toàn thực phẩm do hạt nhiễm bẩn vi sinh vật. Cách nhận biết quả chín: Chúng ta kiểm tra phần mặt trong của vỏ quả và mặt ngoài vỏ hạt: khi phần vỏ phía trong của quả chuyển từ màu trắng sang màu nâu và vỏ của hạt chuyển từ màu nâu nhạt sang màu nâu thẫm, khi ấy quả đã chín và sắp rụng.
2. Thu lượm quả
Thời điểm quả mắc ca chín và rụng thay đổi theo điều kiện sinh thái từng vùng trồng và giống được trồng. Cây ra hoa vào tháng 1 - 3 thì thu hoạch quả từ tháng 7 - 9, ra hoa vào tháng 9 - 10 thì thu hoạch quả từ tháng 2 - 3 (tại Lâm Đồng mắc ca có 2 vụ thu hoạch quả). Cứ khoảng một tuần thu hoạch quả một lần. Song tùy điều kiện của mỗi nơi mà bố trí lịch thu quả cho hợp lý để quả và hạt không bị nấm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng hạt.Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt kéo dài hoặc nơi nào hạt bị nắng chiếu thì khoảng cách giữa hai đợt thu hoạch có thể ngắn hơn. Thời gian quả nằm trên mặt đất càng ngắn, hạt càng ít bị xuống cấp vì sự tấn công của nấm mốc, sự ôi hoá của dầu trong hạt và sự nảy mầm của hạt, như vậy chất lượng nhân mắc ca mới đạt yêu cầu sản phẩm.
3. Thu hái quả trên cây:
Thu hoạch quả trên cây chỉ áp dụng với giống không tự rụng quả như giống OC. Khi thu hoạch, quả được đập hoặc rung cây cho rơi xuống đất hoặc bạt lót dưới tán cây. Nếu thu hoạch muộn, hạt sẽ có hiện tượng nảy mầm trên cây, không sử dụng làm thực phẩm được.
4. Tách vỏ quả:
Vào thời điểm thu hoạch quả ở Tây Nguyên đang là mùa mưa (tháng 7 - 9), nên việc bảo quản hạt mắc ca rất khác so với nhiều loại nông sản khác.
- Khi quả mắc ca rụng xuống đất, nên đi nhặt về ngay. Tránh tình trạng bị các loài như chuột, sóc và một số loại côn trùng dưới đất tấn công.
- Tách vỏ qủa: Quả khi chín, hàm lượng nước trong vỏ rất cao đạt tới mức 45%, khi thu về rải mỏng không để quả thành đống, vì hoạt động hô hấp mạnh, nhiệt độ tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng nhân.
Sau khi mang quả về phải tách vỏ quả mắc ca ngay trong vòng 24 giờ, sau đó làm khô tạm thời tránh hiện tượng nhân hạt lên men và bị thối.
Bà con dùng máy bóc vỏ xanh mắc ca 3A750W để tách vỏ quả mắc ca nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.
Khi hạt mắc ca vừa được thu hoạch xong, sẽ có độ ẩm rất cao và tinh dầu tự nhiên vẫn chưa phát triển. Khi này các hạt cần được sấy khô bằng khí nóng trong thời gian ít nhất là 2 tuần để giảm độ ẩm và hạn chế sự gia tăng của tinh dầu.
Bà con dùng máy sấy nông sản 3A để giúp sấy khô số lượng lớn mắc ca nhanh chóng.
Chúc bà con có mùa thu hoạch mắc ca bội thu!
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: http://maychannuoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét