06/03/2021
Tìm hiểu về tác dụng của phân hữu cơ vi sinh
Bạn đã nghe nhắc nhiều đến phân hữu cơ vi sinh nhưng không biết loại phân này có đặc điểm gì? Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh ra sao? Làm thế nào để tự sản xuất ra phân hữu cơ vi sinh tại nhà? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để trả lời cho những câu hỏi này bạn nhé.
1. Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Trước khi muốn biết phân hữu cơ vi sinh là gì, tác dụng của phân hữu cơ vi sinh ra sao thì bạn cần phải nắm rõ về phân vi sinh và phân hữu cơ. Cụ thể như sau:
Phân vi sinh là gì?
Phân vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh, đây là một trong những loại phân bón được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp thời đại 4.0 hiện nay. Về bản chất, phân vi sinh là chế phẩm có chứa những chủng vi sinh vật được tuyển chọn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật mà những vi sinh vật này được sử dụng để làm chế phẩm sinh học. Theo đó, có các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh đó là vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật giúp kích thích cây trồng tăng trưởng và vi sinh vật giúp phân giải các chất hữu cơ hiệu quả,…
Sở dĩ nhiều người sử dụng phân vi sinh là bởi nó đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến thực vật, chất lượng cây trồng, môi trường sinh thái và cả con người. Về cơ chế hoạt động của loại phân bón này cũng khá đơn giản. Khi được bổ sung vào trong đất để trồng cây thì các vi sinh vật sẽ bắt đầu hoạt động và sinh sản ra các dưỡng chất để giúp cây trồng có thể hấp thụ được như N, P, K, những nguyên tố vi lượng hay hoạt chất sinh học giúp phòng ngừa sâu bệnh, cải tạo đất, đem lại năng suất cây trồng vượt trội.
Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là loại phân được hình thành từ phân chuồng động vật và các hợp chất hữu cơ, rác thải từ sinh hoạt nhà bếp, phân xanh như lá cây, than bùn, cành,… Sử dụng phân hữu cơ đem bón sẽ cung cấp được các chất hữu cơ, chất mùn và dinh dưỡng, qua đó nó giúp gia tăng độ tơi xốp và màu mỡ cho đất.
Tuy nhiên, các nguyên liệu dùng để sản xuất phân phải trải qua quá trình xử lý hoai mục. Nếu không nó sẽ có chứa nhiều kén nhộng, côn trùng, bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn,… gây bệnh cho cây trồng và con người. Hiện nay, đa số các vật liệu hữu cơ như chất thải động vật được sản xuất tại chỗ và bán rẻ, song phải tốn nhiều công đoạn và không tiện sử dụng như phân vô cơ.
Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật có lợi và được sản xuất bằng cách phối trộn và xử lý nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men cùng các chủng vi sinh. Thành phần của phân hữu cơ vi sinh có chứa chất hữu cơ trên 15% và vi sinh vật với mật độ khá lớn.
Sử dụng phân hữu cơ vi sinh không những cung cấp được đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng, khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây trồng mà khi hòa tan với các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng sẽ giúp cải tạo, bồi dưỡng, gia tăng độ phì nhiều. Bên cạnh đó, loại phân này còn làm đất tơi xốp hơn, tránh bị bạc màu.
Đặc biệt, phân hữu cơ vi sinh còn có tác động tốt với môi trường sống của hệ vi sinh vật trong đất. Qua đó bổ sung nguồn vi sinh vật có ích cho cây trồng như nấm đối kháng để phòng ngừa sâu bệnh, vi sinh vật thúc đẩy quá trình trao đổi chất, gia tăng sức đề kháng và chống chịu bệnh hại, vi sinh giúp phân giải các chất khó hấp thu thành chất cây trồng dễ hấp thu.
Với những lợi ích to lớn đó phân bón hữu cơ vi sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm thiểu tác hại của phân bón hóa học và thuốc trừ sâu lên nông sản. Đồng thời, nó cũng giúp bảo vệ môi trường, hướng đến nguồn nông sản hữu cơ bền vững.
2. Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh
Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh trong nông nghiệp
Hiện nay, thực trạng lạm dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật để tăng năng suất cây trồng đang ở mức báo động. Do vậy, việc áp dụng phương pháp ủ phân hữu cơ vi sinh để tạo ra loại phân vừa đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, vừa bảo vệ môi trường và tiết kiệm chí được coi là giải pháp hiệu quả nhất. Đối với ngành nông nghiệp sạch, phân hữu cơ vi sinh có công dụng như sau:
- Nhờ có loại phân bón này mà bà con có thể sản xuất được nguồn thực phẩm sạch, có hàm lượng dinh dưỡng cao và đảm bảo năng suất như ý.
- Giúp thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác bao gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi.
- Cải thiện và làm tăng độ phì nhiêu cho đất trồng về lâu dài.
- Sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ra.
- Duy trì đa dạng hóa gen ở trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ cũng như khu vực xung quanh nó. Thậm chí bao gồm cả việc bảo vệ thực vật tại nơi cư ngụ, của cuộc sống thiên nhiên hoang dã.
Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh trong đặc tính sinh học đất
- Việc bón phân hữu cơ vi sinh có ích cho các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ khác nhau. Qua đó giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
- Không những không gây ảnh hưởng đến con người mà thậm chí là động vật, môi trường sinh thái cũng được đảm bảo an toàn với phân hữu cơ vi sinh.
- Cải thiện năng suất cây trồng và phẩm chất nông sản. Đồng thời cũng cải thiện tính chất của đất bao gồm cả đặc tính vật lý, hóa học và sinh học.
- Duy trì sự cân bằng của các vi sinh vật có lợi trong đất và phát triển vi sinh vật có lợi và tiêu diệt vi sinh vật có hại. Thường xuyên bổ sung các chất hữu cơ cho đất để tạo điều kiện giúp bộ rễ cây phát triển tốt hơn, hạn chế mầm bệnh.
- Với kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh sử dụng chế phẩm trichoderma giúp làm bổ sung nguồn vi sinh vật cho đất, làm giảm các tác nhân gây bệnh thối rễ. Đồng thời cũng giúp bổ sung nguồn vi sinh vật cố định đạm và hòa tan lân, tăng cường phân đạm cố định và các hợp chất lân kém sẽ được hòa tan trong đất thành dạng có lợi, dễ tiêu đối với cây trồng.
3. Phương pháp ủ phân hữu cơ vi sinh
Hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc vì sao không mua phân hữu cơ vi sinh có sẵn mà lại phải tự làm phân hữu cơ vi sinh tại nhà. Trên thực tế có thể thấy rằng thị trường có nhiều loại phân hữu cơ vi sinh với giá bán và chất lượng khác nhau. Nếu nắm rõ phương pháp sản xuất và tự tạo ra loại phân chất lượng tại nhà thì bà con nông dân sẽ không còn hoang mang việc phân hữu cơ vi sinh có giá bao nhiêu hay phân hữu cơ vi sinh loại nào tốt nhất.
Dưới đây là kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh:
Nguyên liệu chuẩn bị
- Xác bã thực vật: Có thể sử dụng cỏ, rơm rạ, thân cây bắp, đậu, xác bã mía, vỏ cà phê, vỏ đậu phộng,… tùy theo điều kiện của mỗi người. Lưu ý, dù sử dụng nguyên liệu loại nào thì cũng phải phơi cho héo trước khi đem ủ nhé.
- Phân gia súc, gia cầm: Bao gồm các loại như phân bò, phân heo, phân dê, phân gà, phân vịt,… loại tươi hay khô đều được.
- Chất độn: Có thể sử dụng than bùn, bùn vét bên dưới đáy ao cá, chất độn chuồng, chất thải hầm biogas,…
- Bạt nhựa đục
- Chế phẩm trichoderma
Quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh
Bước 1: Lấy bạt ni lông lót bên dưới đáy đống phân ủ để trong quá trình ủ phân không xảy ra tình trạng thất thoát, duy trì độ ẩm đạt yêu cầu.
Bước 2: Rải một lớp bã thực vật có độ dày từ 20 đến 30cm xen kẽ cùng một lớp phân gia súc, gia cầm và chất độn để được lớp chừng 5 đến 10cm. Bên dưới đáy nên nhớ cũng phải có tấm bạt ni lông để không bị thất thoát phân khi ủ.
Bước 3: Tưới đều chế phẩm trichoderma đã được pha loãng lên từng lớp phân ủ, đảm bảo tạo được độ ẩm khoảng 50 đến 70% cho đống phân ủ là được. Để kiểm tra độ ẩm của đống phân đã đạt hay chưa bạn có thể nắm chặt một nắm phân ủ vừa đủ đảm bảo tạo thành khối nhưng không có nước chảy qua khe tay là được. Còn nếu chưa biết nên mua chế phẩm trichoderma ở đâu đảm bảo chất lượng bạn có thể liên hệ với công ty CPĐT Tuấn Tú.
Bước 4: Lặp lại bước trên cho đến khi nào hết phần nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn. Sau cùng hãy phủ kín, che chắn đống phân ủ bằng bạt nhựa đục để không cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào bên trong, duy trì độ ẩm và nhiệt độ cần thiết cho đống ủ. Đối với ngày trời mưa thì nên đào rãnh để nước thoát hoàn toàn xung quanh đống ủ.
Bước 5: Sau khi ủ phân được 10 ngày thì nấm và vi khuẩn đã bắt đầu sinh sôi phát triển, nhiệt độ trong đống ủ lúc này có thể đạt mức 50 đến 60 độ C.
Bước 6: Định kỳ ngày 1 đến 3 lần bạn hãy tưới nước đầy đủ để đảm bảo độ ẩm tốt nhất, tạo điều kiện cho các quần thể vi sinh vật có lợi tiếp tục phát triển trong phân ủ. Bạn cũng có thể sử dụng các cọc tre để khoét rỗng ruột, chia đều khoảng cách lỗ để tưới nước bổ sung.
Bước 7: Đợi 2 đến 3 tuần thì hãy mở bạt ra để kiểm tra, đảo trộn đều khối phần. Đây cũng chính là cách duy trì sự thông thoáng và giúp phân bố nhiệt độ, ẩm độ hợp lý. Trong suốt quá trình ủ không cần phải bổ sung lượng đạm.
Trên đây là tác dụng của phân hữu cơ vi sinh và các bước để tự sản xuất phân vi sinh ngay tại nhà. Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn đọc tạo ra được loại phân bón tốt nhất cho cây trồng, đảm bảo đem lại năng suất trồng trọt tốt nhất.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: maynhanong.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét