22/03/2021
Phương pháp sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa hiệu quả
Sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa chắc hẳn không còn là một phương thức sản xuất xa lạ với người nông dân. Bởi trong thời gian qua, người ta đã nhận ra rằng việc tận dụng mùn cưa để làm phân bón hữu cơ cực kỳ có lợi cho cây trồng. Đồng thời, phương pháp này còn giúp bà con nông dân tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất. Để tìm hiểu kỹ hơn về cách ủ mùn cưa tạo ra phân bón vi sinh và những tác dụng của mùn cưa khi sử dụng để sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa. Mời mọi người cùng tìm hiểu một cách cụ thể hơn qua những chia sẻ sau đây nhé!
Mùn cưa là gì và cách làm mùn cưa?
Mùn cưa là một dạng phế phẩm trong công nghiệp, có nguồn gốc từ việc chế biến, sản xuất gỗ. Nó là một loại vật liệu hữu cơ, khi những người thợ mộc gè đục những tảng gỗ thì số gỗ vụn còn lại chính là mùn cưa. Việc chế biến mùn cưa cũng sẽ được thực hiện theo phương pháp tương tự, nếu ta không sử dụng những chế phẩm còn thừa ấy. Cách làm mùn cưa đó chính là chúng ta tiến hành bào mỏng và nghiền vụn những mảnh gỗ, như vậy đã có thể có được một chế phẩm mùn cưa hoàn hảo.
Từ xưa, tác dụng của mùn cưa vào sản xuất và đời sống vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Do đó, mọi người thường chỉ xem nó là một chất thải hữu cơ không có bất kỳ lợi ích gì cả. Tuy nhiên, sau một thời gian tìm tòi và nghiên cứu thì cuối cùng mọi người cũng khám phá ra được công cụng tuyệt vời của mùn cưa. Một trong số đó chính là việc sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa, một phương pháp rất có lợi cho cây trồng. Đồng thời, cũng giúp cho những người nông dân tiết kiệm được kha khá chi phí cho khoảng phân bón mà vẫn thân thiện với môi trường.
Việc tận dụng mùn cưa làm phân bón có lợi ích gì?
Có thể nói, việc sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa bón cho cây trồng ngoài việc giúp cho cây trồng phát triển tốt ra thì đây cũng là một phương pháp tốt để cải tạo đất bằng mùn cưa. Ví dụ như những công dụng đã được kiểm chứng như sau:
Cung cấp cho cây trồng những chất dinh dưỡng thiết yếu như: đạm, lân, kali, các nguyên tố trung, vi, đa lượng, kích thích tăng trưởng và các vitamin cần thiết…Đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt nhất, không hề thua kém bất kỳ loại phân nào trên thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó, việc sử dụng những loại phân hữu cơ như thế này còn giúp cho đất gia tăng chất mùn và giúp đất thoát nước tốt. Từ đó, có thể cải thiện tình trạng kết dính cũng như gây úng cho cây trồng của chúng ta.
Không chỉ như vậy, việc sử tận dụng mùn cưa để bón phân còn giúp tác động mạnh đến cấu trúc của đất. Giúp cải thiện những tính chất lý, hóa và tính sinh học của đất, để đất trồng cây ngày càng trở nên tốt hơn.
Việc sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa còn giúp cho đất của chúng ta giữu lại được những chất dinh dưỡng thiết yếu. Tạo ra độ ẩm sâu và cân bằng độ pH cho đất đai.
Một công dụng tuyệt vời của phân bón vi sinh làm từ mún cưa đó chính là cung cấp hệ vi sinh vật có lợi cho đất trồng. Trong các loại phân hữu cơ được làm từ mùn cưa có chứa các loại vi sinh vật có ích cho đất và cây trồng. Ví dụ như những vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo…v.v. Chúng giúp cho đất tổng hợp các chất dinh dưỡng, đồng thời thúc đẩy sự ức chế và tiêu diệt những loại vi sinh vật có hại. Giúp bảo vệ cây, tăng sức đề kháng cho cây trồng phát triển đồng đều và hiệu quả.
Đồng thời, khi mọi người sử dụng phân bón hữu cơ như thế này trong canh tác và sản xuất nông nghiệp rất có lợi cho đất trồng của chúng ta. Làm cho đất tơi xốp và cải thiện đất một cách cực kỳ hiệu quả, trả lại lượng chất hữu cơ đã bị mất trước kia.
Cuối cùng, đó chính là việc cải tạo đất bằng mùn cưa và sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa là một phương pháp cực kỳ tiện dụng và tiết kiệm cho bà con nông dân. Vừa rẻ, vừa tiết kiệm mà lại không chứa bất kỳ chất độc hại nào cho môi trường và con người. Đây xứng đáng là một trong những loại phân bón vi sinh mà mọi người có thể an tâm sử dụng cho việc canh tác hoặc nuôi trồng cây trong gia đình!
Quá trình sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp ủ mùn cưa, tuy nhiên để có thể sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa được hiệu quả nhất, mời mọi người hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những chia sẻ sau đây nhé! Với những bước làm cực kỳ đơn giản và nhanh chóng, chắc chắn rằng chúng tôi sẽ giúp cho mọi người có được những mẻ mùn cưa ưng ý, đạt hiệu quả bón phân cao cho cây trồng. Cùng bắt đầu thôi nhé!
1. Cách làm mùn cưa
Bà con sẽ tiến hành lấy khảng 500kg mùn cưa hoặc tùy vào mục đích và không gian sử dụng là bao nhiêu. Và lưu ý, mùn cưa để ủ thành phân bón phải được băm nhỏ từ 2-5cm. Việc băm càng nhỏ càng khiến cho những vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào bên trong mùn cưa của chúng ta trong quá trình lên men, giúp quá trình ấy diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Máy băm nghiền cây gỗ 3A15Kw giúp chế biến mùn cưa dễ dàng, nhanh chóng
2. Men ủ phân
Để tạo ra thành phẩm men ủ, chúng ta cần sử dụng 1kg men ủ vi sinh, bao gồm 1kg men ủ trộn với 5-10kg cám gạo. Với số men ủ như thế này, mọi người có thể sử dụng cho khoảng từ 1-2 tấn nguyên liệu tươi hoặc thậm chí là 3-4 tấn đối với những người đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên, mùn cưa là một loại vật liệu khó lên men do cấu trúc của nó thô, do đó nên tăng thêm lượng men ủ để chúng có thể dễ dàng lên men một cách nhanh chóng và đồng đều bà con nhé!
3. Trộn nguyên liệu và ủ mùn cưa
Đầu tiên, chúng ta sẽ lựa chọn nơi ủ phân, phải là một nơi cao ráo, thoáng mát và dễ thoát nước. Tránh chọn những nơi ẩm mốc, gần các mương, nhà xí… vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ủ phân của chúng ta. Bà con có thể tận dụng góc sân nhà, hoặc chuồng heo cũ để ủ phân.
Trải mùn cưa ra nền, trải lớp dày khoảng 10-15cm. Để làm tăng tác dụng của mùn cưa, và đồng thời làm tăng dinh dưỡng cho thành phẩm phân sau khi ủ, bà con có thể cho thêm phân động vật đã hoai mục để ủ cùng (tỉ lệ khoảng ⅓ mùn cưa). Những loại phân động vật như phân gà, phân lợn, trâu, bò.... chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Sau khi dàn đều, bà con sẽ sử dụng men ủ pha với cám gạo đã được chuẩn bị ở bước trên rắc đều lên bề mặt của nguyên liệu ủ phân. Rồi đảo thật đều đống ủ.
Tiếp đến, bà con sẽ tiến hành tưới nước làm ẩm nguyên liệu, nhưng lưu ý không làm ẩm hoàn toàn mà chỉ làm ẩm khoảng 60-65% nguyên liệu mà thôi. Mẹo để kiểm tra xem độ ẩm của nguyên liệu có vừa phả hay không, bà con hãy nắm mùn cưa được làm ẩm vào lòng bàn tay rồi bóp mạnh. Chỉ cần có hơi ẩm, vệt nước nhưng không có nước chảy xuống nghĩa là nguyên liệu mùn cưa của chúng ta đã được làm ẩm một cách hiệu quả. Việc làm ẩm nguyên liệu này nên được tiến hành khoảng 10-12 tiếng trước khi chúng ta ủ, nhằm tạo cho các vi sinh vật một môi trường sống tốt.
Một lưu ý nho nhỏ nữa đó chính là khi trộn phân nhưng mọi người thấy chúng vẫn còn quá ướt, không đạt được độ ẩm như yêu cầu ban đầu. Thì khi đó mọi người có thể tiến hành trộn thêm nguyên liệu là các chất độn sao cho đạt được hiệu quả như yêu cầu nhé!
Sau khi đã phối trộn và cấp ẩm xong, bà con vun nguyên liệu lại thành đống, chiều cao không quá 1m, như vậy mới đảm bảo thành phẩm của phân theo quy trình sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa tại nhà. Phủ lên đống ủ một lớp rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ cho bề mặt của phân thành phẩm không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Cuối cùng là dùng bao trùm kín đống ủ để tạo môi trường yếm khí, kích thích vi sinh vật hoạt động mạnh mẽ.
4. Kiểm tra quá trình ủ
Bà con nên lưu ý, trong quá trình ủ phân vi sinh từ mùn cưa khiến cho những vi sinh vật hoạt động và phân giải mạnh mẽ. Khi đó, thì nhiệt độ trong những đóng ủ sẽ bị gia tăng một cách nhanh chóng và đạt đến nhiệt độ trong đống ủ có thể đạt đến 50-60 độ. Cứ khoảng 5-7 ngày sau khi ủ, người dùng tiến hành đảo trộn 1 lần, đồng thời cấp thêm nước để cân bằng và tạo sự thông thoáng cho nguyên liệu.
Sau 3-4 lần đảo trộn các nguyên liệu, thì lúc này đến khoảng ngày thứ 25-30 chúng đã không còn bất cứ mùi hôi thối gì nữa. Mà đống ủ của chúng ta sẽ có mùi khai nhẹ của amoniac hoặc mùi thơm nhẹ của đất sau quá trình lên men sinh học. Đến quá trình này, mọi người gần như đã hoàn thành việc tận dụng mùn cưa để ủ phân hữu cơ.
Tùy vào nguyên liệu cũng như nhiệt độ môi trường, quá trình có thể mất khoảng 45-60 ngày. Khi nhìn bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng thấy những sợi nấm màu trắng len lỏi trong đống phân thành phẩm. Như vậy là chúng ta đã thành công trong việc sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa rồi đấy!
Lúc này, mọi người có thể trực tiếp bón cho cây cối của mình hoặc cũng có thể dùng để phối trộn với các thành phần dinh dưỡng khác, các loại vi sinh vật có lợi khác. Sau đó, mới dùng để bón cây giúp tăng hiệu quả và chất lượng của phân bón hữu cơ được làm từ mùn cưa này hơn. Hy vọng bà con sẽ có thể áp dụng thành công phương pháp này vào việc sản xuất của mình để có thể tiết kiệm nguyên liệu và giữ gìn đất trồng của mình một cách tốt nhất.
Những lưu ý khi sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa
Để có thể thấy được tác dụng của mùn cưa sau khi thành phẩm một cách hiệu quả. Trong quá trình ủ mùn cưa để tạo ra phân bón bà con cần có những lưu ý hết sức quan trọng như sau:
Thời gian ủ mùn cưa kể từ khi ủ men Sẽ dao động từ 30 đến 40 ngày. Trong thời gian đó, đóng dấu phải được trộn đều từ 3-4 lần để đảm bảo quá trình ủ được diễn ra tốt nhất.
Khi mọi người nhìn thấy đống nguyên liệu của chúng ta sau quá trình ủ khoảng 30 ngày trở lại đã chuyển sang màu nâu đen, không còn mùi hôi nữa. Thì lúc này quá trình ủ phân đã hoàn thành, và đã có thể sử dụng được vào sản xuất cây trồng. Lúc này, quá trình sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa của chúng ta chỉ hoàn thành sớm hơn dự kiến. Bà con nông dân không cần phải quá lo lắng xem chất lượng của chúng đạt hay không nhé!
Để giúp đống ủ của chúng ta được độ ẩm nhất định mọi người có thể tạo những lỗ có đường kính khoảng 10cm trên bề mặt. Điều này cũng sẽ góp phần cho phân vi sinh thành phẩm của chúng ta đạt được độ “chín muồi” nhất định sau quá trình ủ đấy!
Chế phẩm EM1 kết hợp cùng mùn cưa cho ra sản phẩm phân bón hữu cơ chất lượng tốt cho cây trồng
Loại chế phẩm này có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên và thân thiện với môi trường cũng như cây trồng. Trong quá trình sản xuất, hoàn toàn lên men tự nhiên với những nguyên liệu thiên nhiên. Không chứa những sinh vật lạc hoặc biến đổi di truyền nào cả, do đó có thể đảm bảo được độ “an toàn sinh học” tuyệt đối cho cây trồng và môi trường xung quanh.
Đây vừa là một loại phân bón vi sinh, là một chất kích thích cho cây trồng. Với những công dụng phổ biến của chúng như sau:
Chế phẩm EM1 giúp thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, các vi sinh vật có lợi trong đất.
Hạn chế sự hoạt động của những vi sinh vật có hại và góp phần cải tạo đất trồng cũng như nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Giúp cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ nguồn dinh dưỡng từ đất, cải tạo đất trồng và tăng nguồn dinh dưỡng cho nguồn đất.
Bên cạnh đó, chế phẩm EM1 này còn giúp tăng khả năng quang hợp của cây trồng. Thúc đẩy sự nảy mầm, phát triển của hoa quả. Từ đó, kích thích sinh trưởng của cây trồng một cách nhanh chóng. Đồng thời, tăng khả năng đề kháng và chống chịu cho cây trồng. Để qua đó, năng suất cây trồng được cải thiện và tăng nhanh một cách đáng kể.
Qua đó, có thể thấy việc sử dụng chế phẩm EM1 không những có lợi cho cây trồng và bà con nông dân. Bà qua đó, chúng còn góp phần tạo nên sự bền vững trong nông nghiệp và môi trường. Bảo vệ được chính môi trường trồng trọt, sinh sống cho bà con nông dân. Tránh được rất nhiều mối nguy hại đến sức khỏe khi sử dụng những loại hoá chất độc hại. Do đó, EM1 chính là một loại chế phẩm nông nghiệp mà chúng tôi khuyên dùng. Để bà con có thể nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường sinh sống, nuôi trồng bền vững cho mình.
Hiện nay, công ty CPĐT Tuấn Tú hân hạnh là một địa chỉ cung cấp chế phẩm EM1 uy tín và chất lượng cho bà con nông dân. Tránh việc bà con mua phải hàng nhái, kém chất lượng, vì vậy hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn của chúng tôi để được tư vấn và mua hàng một cách nhanh nhất nhé!
Sản xuất phân vi sinh từ mùn cưa là gì và phương pháp ra sao?
Tất cả đã được chúng tôi chia sẻ và hướng dẫn một cách cụ thể qua bài viết trên. Có thể nói, việc tận dụng mùn cưa làm phân bón hữu có là một nguồn nguyên liệu giá rẻ, dễ tìm và thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, chúng tôi khuyến khích bà con nông dân sử dụng phương pháp này vào sản xuất và đời sống, để có thể tăng năng suất cho cây trồng mà vẫn giữ được sự thân thiện với môi trường xung quanh mình nhé!
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: maynhanong.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét