17/03/2021
Kỹ thuật sản xuất phân vi sinh từ bã mía từ A đến Z
Cây mía sau khi ép nước để uống hay làm đường thì còn phần xác đó gọi là bã mía. Thông thường mọi người cho rằng phần xác này vô dụng và vứt đi như nhiều loại rác thải khác. Tuy nhiên, trên thực tế công dụng của bã mía có khá nhiều, đặc biệt là trong việc sản xuất phân vi sinh từ bã mía. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các sản phẩm từ bã mía cũng như cách sản xuất phân bón từ bã mía đơn giản nhất chúng tôi đã tổng hợp bài viết sau đây.
1. Thực trạng xử lý bã mía hiện nay
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam thì có khoảng 41 nhà máy chế biến đường tinh luyện đang hoạt động. Mỗi nhà máy này ký hợp đồng diện tích trồng mía khoảng 257.546 ha và sản lượng ép là 15,76 triệu tấn mía cây. Với số lượng mía khổng lồ này sau khi được xử lý sẽ sinh ra khoảng 4.5 tấn bã mía, 500.000 tấn mùn mía và 500.000 tấn mật rỉ.
Khi lượng bã mía lớn như vậy mà không có phương pháp xử lý hiệu quả thì nó sẽ gây tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Những năm về trước, có đến khoảng 80% lượng bã mía dùng để đốt lò hơi trong các nhà máy sản xuất đường, 20% còn lại được dùng để sản xuất ván ép. Rỉ mật được sử dụng để sản xuất cồn, mì chính hay nhiều công nghệ vi sinh khác. Riêng phần tro sau khi đốt xong, nhất là bã bùn không dùng bắt buộc phải thải ra ngoài bãi rác, điều này làm môi trường sống của con người bị đe dọa nghiêm trọng.
Trước thực trạng đó các chuyên gia đã không ngừng nghiên cứu để cho ra đời các sản phẩm từ bã mía, giúp giảm thiểu áp lực ô nhiễm môi trường tối đa.
2. Các sản phẩm từ bã mía
+ Phân bón hữu cơ vi sinh bã mía
Thay vì sử dụng phân hóa học thông thường thì hiện nay phân bón hữu cơ vi sinh bã mía được bà con ứng dụng nhiều hơn trong trồng trọt. Nó giúp cây trồng phát triển tốt, không gây hại đến đất, chống xói mòn hiệu quả. Bên cạnh đó, loại phân bón từ bã mía này còn được dùng để làm giá thể trồng nấm như nấm linh chi, nấm mèo,…
+ Nguyên liệu đốt
Tác dụng của bã mía còn là nguồn đốt lý tưởng để cung cấp nhiệt cho nhà máy điện, lò hơi. Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần đưa bã mía vào nhà máy xay nhuyễn, sấy rồi sau đó cho vào máy ép viên để tạo thành các viên nén ở dạng rắn với đường kính 6-8mm, dài 15 đến 30mm. Sử dụng những viên nén này phục vụ cho hoạt động công nghiệp, dân dụng, làm nguyên liệu đốt với yêu cầu nhiệt lượng từ 4200 đến 4700 Kcal/Kg.
+ Thức ăn chăn nuôi
Hẳn sẽ có nhiều người ngạc nhiên với điều này, thực tế trong bã mía có chứa một số thành phần dinh dưỡng khá lý tưởng sử dụng để làm thức ăn cho trâu, bò, dê,… Bên cạnh đó, bã mía còn được dùng để làm vật lót chuồng chăn nuôi gia súc.
+ Sản xuất bột giấy
Trước thực trạng gỗ ngày càng bị khan hiếm, cạn kiệt thì bã mía được coi là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để thay thế gỗ. Nhìn chung, đặc tính của bã mía cũng có khá nhiều điểm giống với gỗ, thích hợp sử dụng để làm sản xuất giấy. Chưa hết, thời gian canh tác của cây mía ngắn ngày, nguyên liệu có sẵn và không lo sợ tàn phá môi trường như cây gỗ.
+ Chậu cảnh
Không giống với chậu sành, sứ, chậu cảnh có thể thấm nước nhưng không bị ngập úng. Nhờ đó mà cây cối có thể xuyên qua chậu để trực tiếp bên dưới nền đất và phát triển bền bỉ, không sợ bị vỡ. Hiện nay, các loại chậu bã mía được dùng nhiều phục vụ cho việc ươm cây con, đặt trong phòng thí nghiệm trồng hoa, trồng cây cảnh. Ngoài ra, sản phẩm này cũng khá thân thiện với môi trường, nó có thể phân hủy trong đất chỉ trong 3 tháng.
+ Làm ván ép
Bên cạnh các sản phẩm từ bã mía kể trên thì bã mía còn được sử dụng để làm ván ép. Nhờ bã mía làm nguyên liệu sản xuất ván ép nên đã tiết kiệm được lượng gỗ tự nhiên khá lớn, góp phần bảo vệ môi trường, tránh nạn khai thác rừng bừa bãi.
Dĩ nhiên, muốn đảm bảo ván ép được chất lượng, không bị thấm nước, không bị nứt khi phơi ngoài nắng, cứng, dai,… thì trong quá trình sản xuất bã mía sẽ được trộn thêm nhiều chế phụ liệu khác như vỏ cà phê, lá thông, sợi tre,… Những nguyên liệu này sẽ được cắt nhỏ, xay, trộn theo tỷ lệ quy định của từng đơn vị sản xuất riêng rồi sau đó mới ép thành tấm và mang đi sấy. Thành phẩm thu được là ván ép với đặc tính thấm hút nước ít, độ co giãn cũng thấp, đảm bảo đạt tiêu chuẩn xây dựng.
+ Làm bao bì đựng thực phẩm
Hiện nay bã mía còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất bao bì công nghiệp. Những sản phẩm bao bì nổi bật được làm từ nguyên liệu này có thể kể đến như hộp cơm, khay đựng thức ăn, ống hút, đĩa,… Các sản phẩm này là sự lựa chọn hoàn hảo thay thế cho bao bì nhựa sử dụng 1 lần, từ đó tạo ra bước tiến phù hợp với xu thế tiêu dùng xanh, góp phần bảo vệ môi trường.
Bao bì làm từ bã mía đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không lo sợ độc tố lây nhiễm vào thức ăn như đồ nhựa sử dụng một lần.
Sản phẩm từ bã mía có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 100 độ C. Thậm chí nó có thể dùng để ăn thức ăn nóng đều được.
Nhờ ưu điểm cứng, nặng, do vậy mà bao bì sản xuất từ bã mía cũng đảm bảo sự vững chắc hơn hẳn so với những nguyên liệu khác.
Sản phẩm dễ dàng phân hủy được hoàn toàn ở trong nước, CO2 và mùn hữu cơ. Qua đó đảm bảo mang lại lợi ích cho cây trồng, đất, thân thiện với môi trường.
Có thể thấy rằng bã mía không chỉ đơn giản là rác thải gây hại cho môi trường mà nếu tận dụng đúng cách bã mía sẽ tạo ra những giá trị kinh tế lớn và góp phần bảo vệ môi trường sống cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt, người dùng có thể an tâm rằng sản phẩm được làm từ bã mía rất đảm bảo an toàn cho sức khỏe đấy nhé.
3. Cách sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải mía
Như đã nói ở trên, bã mía có nhiều công dụng khác nhau như làm nguyên liệu đốt, dùng để sản xuất bao bì, ván ép, làm thức ăn chăn nuôi,… Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp bã mía là nguyên liệu lý tưởng để ủ làm phân bón cho cây trồng. Thay vì vứt bỏ bã mía gây hại cho môi trường thì bà con hoàn toàn có thể tận dụng nguồn nguyên liệu này để tạo nên phân bón chất lượng, giảm chi phí và nâng cao năng suất cây trồng tối đa.
3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân bón từ bã mía
Để sản xuất phân vi sinh từ bã mía thành công, đảm bảo thành phẩm thu được chất lượng tốt thì bà con cần phải lưu ý đến các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình ủ. Nó bao gồm yếu tố như: Nhiệt độ, thời gian ủ, nguyên liệu,… Tất cả các yếu tố này cần được kiểm tra kỹ lưỡng, nếu thiếu sót thành phẩm mang lại cho bạn sẽ không được như ý.
+ Kích thước bã mía ủ phân bón
Sở dĩ bạn cần quan tâm đến kích bã mía vì nó ảnh hưởng đến quá trình và thời gian phân hủy phân. Các chuyên gia cho biết, quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra trên bề mặt nguyên liệu nếu bã mía có kích thước nhỏ từ 3 đến 50cm, tạo diện tích bề mặt lớn và giúp quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng hơn.
Khi kích thước bã mía dùng để ủ phân quá nhỏ thì sẽ gây chặn, hạn chế sự lưu thông và giảm mức độ hoạt động của vi sinh vật. Trong khi đó bã mía với kích thước quá lớn sẽ có độ xốp cao, tạo các rãnh lớn và gây ảnh hưởng đến nhiệt độ của đống ủ. Nhiệt độ thấp nên không tiêu diệt được các mầm bệnh.
+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới việc ủ phân bằng bã mía
Nhiệt độ quyết định đến quần thể vi sinh vật khi sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải mía như: Vi sinh vật ưa nhiệt, ưa ẩm, ưa lạnh,… Trong quá trình ủ phân, giai đoạn vi sinh vật hoạt động phân giải mạnh thì nhiệt độ lúc đó có thể tăng cao. Song, mức nhiệt độ được coi là tối ưu nhất khoảng từ 50 đến 60 độ C. Tại mức nhiệt độ này sẽ gây ức chế các vi sinh vật làm hoạt động ủ phân diễn ra không thuận lợi. Còn muốn điều chỉnh nhiệt độ thích hợp bạn chỉ cần dùng vật liệu che phủ, đảo trộn đống phân ủ,…
+ Độ ẩm ủ phân bón bằng bã mía
Nước là yếu tố sống còn cho hoạt động của các loài vi sinh vật. Nó cung cấp độ ẩm cần thiết để vi sinh vật phát triển tối ưu. Người ủ phân cần phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm xem đã đạt mức yêu cầu là 50 đến 60% hay chưa bằng cách nắm nguyên liệu bã mía trong tay nếu thấy nước không chảy nhỏ giọt qua kẽ tay là được.
Nếu như độ ẩm của bã mía ủ phân bón dưới 30% thì sẽ làm hạn chế sự hoạt động của vi sinh vật. Ngược lại, nếu độ ẩm vượt mức 65% thì sẽ làm chậm quá trình phân hủy vì tắc nghẽn không khí, chuyển sang quá trình phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi, rò rỉ chất dinh dưỡng và sinh ra các vi khuẩn có hại. Vậy nên, hãy đảm bảo duy trì mức độ ẩm theo đúng khuyến cáo.
+ Thời gian ủ bã mía
Tùy theo phương pháp ủ phân bón hữu cơ vi sinh bã mía mà bạn áp dụng như thế nào mới xác định được thời gian hoàn toàn quá trình ủ. Khi phân bón ủ chưa đạt thời gian yêu cầu thì chất hữu cơ trong phân sẽ chưa phân hủy hết hoặc có nhiều vi sinh vật gây hại cho cây trồng còn sinh sống, có mùi khó chịu,… Hãy xác định rõ vấn đề này để tránh tốn công sức mà lại không thu được lợi ích gì bạn nhé.
3.2. Hướng dẫn sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã mía
+ Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết
Để ủ phân bón từ bã mía bà con cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
Bã mía, bã bùn
Phân bón NPK 5-10-3
Phân super lân
Chế phẩm EM1
Mật rỉ đường
Vôi bột
Các dụng cụ để ủ phân: Cân dùng để định lượng chính xác thành phần vào đống ủ. Bạt sử dụng để phủ lên đống phân ủ nhằm mục đích ngăn không cho nắng mưa xâm nhập vào đống ủ, đồng thời cũng để đảm bảo nhiệt đột trong đống ủ đạt yêu cầu. Xẻng, cuốc dùng để phối trộn và đảo đống phân ủ. Thùng ô doa được sử dụng cho mục đích tưới chế phẩm và tưới nước, duy trì độ ẩm cho đống ủ.
Vị trí ủ phân: Muốn đảm bảo vi sinh vật hoạt động thuận lợi thì bà con cần lựa chọn nơi ủ phân phải là nền không thấm nước, cao ráo, không bị ứ đọng nước. Bên cạnh đó, làm nền ủ cũng phải có độ dốc, hệ thống rãnh ở xung quanh. Khi có nước phân chảy ra ở hệ thống rãnh này bà con có thể sử dụng nó để tưới lại cho đống phân, giữ cho độ ẩm đạt yêu cầu, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật hoạt động.
+ Tiến hành ủ phân từ bã mía
Bước 1: Đem bã mía nghiền nhỏ. Tuy nhiên bạn cũng không nên nghiền quá nhỏ hoặc để kích thước bã mía quá lớn vì như vậy sẽ gây cản trở cho quá trình phân hủy. Hiện nay, có những loại máy nghiền bã mía với tính năng điều chỉnh kích thước bã mía sau khi xay nghiền đúng theo yêu cầu. Do vậy mà bà con cũng không cần phải lo lắng vấn đề này quá nhiều.
Bước 2: Đem trộn bã mía đã băm cùng bã bùn, phân NPK, phân super lân, mật rỉ đường và vôi bột. Sau đó dàn mỏng hỗn hợp này ra với độ dày khoảng từ 20 đến 30cm.
Bước 3: Pha loãng chế phẩm EM1 theo tỉ lệ đã được hướng dẫn trên bao bì rồi tưới đều nó lên lớp nguyên liệu đã được dàn mỏng. Tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi nào hết nguyên liệu và tạo thành đống ủ cao khoảng chừng 1.5 đến 2m là được.
Bước 4: Tiến hành đậy bạt trên đống ủ đã được dàn cao khoảng 1.5 đến 2m. Ủ được 3 đến 4 ngày thì bạn hãy mở ra và kiểm tra nhiệt độ của đống ủ cũng như độ ẩm của nó đã đạt yêu cầu hay chưa. Ngoài ra, bạn cũng phải thường xuyên đảo trộn và giữ nhiệt độ của đống ủ ở mức 50 đến 60 độ C. Khoảng 10 đến 15 ngày phân sẽ hoai mục và có thể sử dụng để bón cho cây.
Lưu ý: Trong giai đoạn 10 ngày đầu tiên sau khi ủ nhiệt độ của đống phân sẽ tăng mạnh và đạt mức 60 độ C. Tuy nhiên sau đó nó sẽ giảm dần bằng nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ ở bên trong đống phân ủ quá cao bà con cần phải mở bạt ra và tưới thêm nước vào để nhiệt độ đống ủ giảm xuống. Bởi nếu nhiệt độ ở trong đống ủ quá cao thì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng, gây chết vi sinh vật nhiều và làm phân giải chậm hơn.
3.3. Mua nguyên liệu để ủ phân từ bã mía ở đâu?
Như chia sẻ ở trên, để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía thì cần đến nhiều nguyên liệu khác nhau, đặc biệt hai nguyên liệu có lẽ vẫn còn xa lạ với người dùng đó chính là chế phẩm EM1 và mật rỉ đường. Nếu bạn chưa biết nên mua hai sản phẩm này ở đâu thì có thể đến với công ty CPĐT Tuấn Tú.
+ Chế phẩm EM1
Chế phẩm EM1 được viết tắt của Effective Microorganisms, có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Loại chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawa, Nhật Bản sáng tạo ra và được ứng dụng vào thực tế bắt đầu từ năm 1980. Trong chế phẩm này có chứa hơn 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí. Có thể kể đến như nhóm vi khuẩn quang hợp, nấm men, xạ khuẩn,…
Vì chế phẩm EM1 có chứa nhiều chủng vi sinh vật với các tính năng khác nhau và cùng tồn tại trong thể thống nhất nên cộng hưởng lẫn nhau. Qua đó mang lại nhiều công dụng vượt trội, dễ dàng ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xử lý môi trường, đặc biệt là khi sản xuất phân vi sinh từ bã mía.
+ Mật rỉ đường
Mật rỉ đường còn có tên gọi khác là rỉ đường. Đây là một loại chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng cách cô và kết tính. Mặc dù chỉ là phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường nhưng rỉ đường lại đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, xử lý môi trường,… Đặc biệt, khi sử dụng mật rỉ đường để ủ phân không những giúp giảm chi phí phân bón mà còn cung cấp được chất dinh dưỡng cần thiết, thúc đẩy cây trồng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.
Hiện nay, công ty CPĐT Tuấn Tú đang phân phối hai dòng sản phẩm chế phẩm EM1 và mật rỉ đường để sản xuất phân vi sinh từ bã mía với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, giá thành phải chăng. Muốn mua sản phẩm này bạn chỉ cần liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: maynhanong.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét