02/04/2021
Tìm hiểu quy trình ủ phân hữu cơ từ phân chuồng hiệu quả nhất 2021
Sử dụng men vi sinh phối hợp với phụ phẩm không cần thiết trong trồng trọt, chăn nuôi là một điều rất hữu ích để tạo ra nguồn phân hữu cơ hiệu quả là cách làm mà nhiều nông dân áp dụng hiện nay. Vậy bà con đã biết đến quy trình ủ phân hữu cơ từ phân chuồng hay chưa? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của các chuyên gia trong lĩnh vực phân bón và nuôi trồng của chúng tôi.
1. Phân hữu cơ là gì? Chúng có nhiều lợi ích hay không?
Phân hữu cơ là phân phức hợp có chứa hợp chất dinh dưỡng, các chất thiết yếu mà các thành phần chủ yếu là từ các chất hữu cơ. Loại phân này thường được làm từ phân động vật, phân chuồng, than bùn, phế phẩm nông nghiệp (lá, cành, tro,…) hoặc thậm chí là từ rác thải.
Đây là loại phân bón rất tốt cho nguồn rau sạch, các loại rau để ăn trong gia đình và chúng thường được dùng trong nông nghiệp để bón một vài loài cây khác. Trong phân hữu cơ có chứa những chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho rau và lại thân thiện với môi trường không độc hại như các phân bón công nghiệp khác.
Sau đây, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến mọi người quy trình ủ phân hữu cơ từ phân chuồng một cách chi tiết nhất giúp chuộng trại của bà con vừa có thể sạch sẽ lại còn tiện dụng nó để làm phân hữu cơ.
2. Quy trình ủ phân hữu cơ từ phân chuồng tại nhà
2.1 Các bước chuẩn bị trước khi ủ phân hữu cơ
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu ủ
Nguyên liệu để ủ phân hiện khá phong phú, đa dạng có nguồn gốc từ những phụ phẩm nông nghiệp như bã mía, rơm rạ, trấu, vỏ cà phê, vỏ trái ca cao, mùn cưa, thân cây xanh, lá cây khô…
Các loại phân kết hợp khác như: phân NPK 2kg, hoặc phân gia súc, phân chuồng, gia cầm hoặc bã thải từ các hầm biogas, và phải có 2kg chế phẩm vi sinh EM1 bởi vì trong chế phẩm này, có chứa 2 chủng vi sinh rất quan trọng, thiết yếu có công dụng chuyên ủ phân vi sinh hữu cơ, đó là EM và Trichoderma.
Thông thường, nguyên liệu dùng để ủ phân này có kích thước càng nhỏ càng tốt.
Bước 2: Chọn nơi ủ phân hữu cơ
Cần chọn ủ ở những nơi thuận tiện, dễ dàng cho việc sử dụng phân của bạn sau này. Nơi ủ nên đặt tại nơi có nền đất nện hoặc xi măng, nơi ủ phải khô ráo, thoáng khí hoặc lót nền đất bằng bạt nilon. Và phải nên rạch rãnh xung quanh nơi ủ để nước ủ phân chảy vào những hố gom nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi mà chúng ta tưới ẩm quá, ngoài ra cũng có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể ủ phân bò để làm phân bón hữu cơ cũng là phương pháp tối đối với những gia đình nào đang chăn nuôi bò với số lượng lớn.
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ ủ
Phải có vật liệu, dụng cụ để làm mái che
Có thể dùng các vật liệu sẵn có trong nhà như bạt, bao nilon, bao tải che đậy và một số loại lá tốt để làm mái chắn ánh nắng, mưa gió và giữ nhiệt trong khi ủ.
2.2 Trộn phế phẩm EM1 với nguyên liệu ủ
Để trộn đều chế phẩm EM1 đã chuẩn bị sẵn, nếu không tìm được chế phẩm này thì chúng ta có thể thay thế bằng mật rỉ đường để cho vào nguyên liệu ủ, bước đầu tiên chúng ta cần làm là nên hòa tan chế phẩm vào 200 lít nước lã, sau đó chia đều thành 5 phần bằng nhau và một lượng phân rắc cũng chia thành 5 phần như vậy.
Tiếp đến cho một phần chế phẩm vào bình ô zoa nước rồi khuấy đều, liên tục và tiến hành rải một phần phân rắc lên bề mặt nguyên liệu ủ, tưới chế phẩm đều lên mỗi lớp phân rắc đã rải sẵn, tùy vào mức độ của nó mà xem có tưới thêm nước hay không. Tùy thuộc vào rác ướt hay rác khô, loại phân chuồng mình sử dụng mà cứ tiếp tục đổ từng lớp nước như thế cho đến khi hoàn thành.
2.3 Che phủ và bảo quản khi ủ
Sau khi ủ xong, bà con nên đậy đống ủ đó với dụng cụ, vật liệu che đậy mà chúng ta đã lựa chọn, để đảm bảo sản phẩm tốt hơn và tránh được ánh nắng trực tiếp.
Nếu như vào mùa đông phải che đậy kỹ càng để nhiệt độ đống ủ duy trì ở mức từ khoảng 40- 50 độ C là tốt nhất.
2.4 Trộn đều và bổ sung nước, không khí khi cần thiết
Công đoạn cuối cùng trong quy trình ủ phân hữu cơ từ phân chuồng đó là trộn đều, bổ sung nước,...Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ của đống ủ đó có thể tăng lên khoảng 40- 50 độ C, dó đó mà nó làm cho nguyên liệu ủ bị khô và không khí hoạt động của vi sinh vật cũng ít dần, và có thể không phát triển.
Vì vậy cứ cách khoảng từ 7- 10 ngày thì hãy tiến hành kiểm tra, đảo trộn, nếu nguyên liệu khô qua thì đổ thêm nước vào để giữ độ ẩm cho nó.
Tùy theo loại nguyên liệu mà thời gian ủ khác nhau nhưng thông thường thời gian ủ có thể đến 1 tháng.
3. Tại sao cần phải ủ phân hữu cơ?
Không chỉ giúp cây trồng nhà mình được tươi tốt, đảm bảo an toàn, sạch sẽ mà phân hữu cơ có thể sử dụng để thay thế cho 20 – 30 % lượng phân hóa học hàng năm mà bà con nông dân phải tốn tiền mua. Do vậy, nó mang lại năng suất kinh tế rất cao và đạt hiệu quả lâu dài, ổn định trong việc cải tạo và giữ gìn chất đất trong nông nghiệp, từ đó mà vụ mua sau chúng ta cũng không cần phải cải tạo đất.
Phân hữu cơ còn giúp bổ sung chất dinh dưỡng quan trọng trong việc làm tăng hoạt động của vi khuẩn, giun trong đất, giúp cho đất giàu dinh dưỡng, màu mỡ và rau quả sẽ phát triển khỏe hơn, xanh tươi hơn.
Bà con không trực tiếp bón phân bò tươi cho cây trồng. Vì quá trình phân bò hoai mục tự nhiên sẽ gây bốc mùi hôi thối, thu hút nhiều loại côn trùng gây hại. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Trên đây là một số thông tin, các bước để ủ phân hữu cơ đơn giản tại nhà mà mọi người có thể thực hiện. Chúc bà con có thể áp dụng quy trình ủ phân hữu cơ từ phân chuồng thành công để có thể tạo ra phân hữu cơ mang lại nhiều lợi ích nhất dành cho mình.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: http://maychannuoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét