04/05/2021
Máy nghiền phân vi sinh và quy trình ủ phân vi sinh hiệu quả nhất
Trước thực trạng sử dụng phân bón hóa học làm ảnh hưởng đến nguồn nước, đất nông nghiệp và thậm chí là còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, tốn kém chi phí thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra giải pháp đó là sử dụng phân vi sinh. Vậy phân vi sinh là gì, có những loại nào, cách ủ phân vi sinh ra sao và lý do gì cần sử dụng đến máy nghiền phân vi sinh,…? Để trả lời những thắc mắc ấy hãy cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây của chúng tôi bạn nhé.
1. Phân vi sinh là gì?
Phân vi sinh là một loại phân bón với thành phần chứa một hay nhiều loại vi sinh vật có ích. Thông qua quá trình bón phân cho đất các vi sinh vật sẽ phân giải hiệu quả đạm, lân, cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây trồng.
Tùy theo mục đích cũng như loại cây trồng khác nhau mà bà con nông dân nên sử dụng loại phân vi sinh nào cho thích hợp như phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân hay phân vi sinh kích thích sự tăng trưởng.
2. Phân loại phân vi sinh
Như đã chia sẻ ở trên, phân vi sinh có nhiều loại khác nhau. Có thể kể đến một số loại như sau:
2.1. Phân vi sinh cố định đạm
Hay còn gọi là phân cố định nitơ. Vốn dĩ, nitơ là yếu tố dinh dưỡng căn bản để duy trì sự sống của các tế bào thực vật và động vật. Nó đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với cây trồng mà rất nhiều loài vi sinh vật có ích khác.
+ Đặc điểm
Trong đất thường có hàm lượng nitơ rất ít, chủ yếu có từ nguồn dự trữ nitơ tự nhiên chứa trong không khí. Song, nguồn này lại không thể cung cấp được cho cây trồng. Muốn dùng được thì nitơ trong không khí phải chuyển hóa thông qua quá trình cố định nitơ dưới tác động của các vi sinh vật.
+ Tác dụng của phân bón vi sinh vật cố định đạm
Từ vi sinh vật cố định đạm sẽ tạo ra loại phân bón vi sinh cố định đạm. Loại phân bón này có chứa 1 hay nhiều vi sinh vật cố định đạm khác nhau. Một số công dụng có thể kể đến của nó đó là:
Cố định đạm từ không khí để chuyển hóa thành các hợp chất có chứa nitơ cho đất và cây trồng, giúp bổ sung hàm lượng đạm cho rễ cây.
Khi kết hợp cùng với phân bón nên giúp cho lá cây được xanh tốt, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của cây trồng.
Giảm chi phí sử dụng phân đạm hóa học từ 30 đến 50%.
Giảm tỷ lệ sâu bệnh từ 25 đến 50% so với các loại phân bón truyền thống.
Cải thiện khả năng chống chịu của cây trồng.
Cải tạo đất, cân bằng thành phần dinh dưỡng hữu cơ ở trong đất.
Đảm bảo thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe con người và cả vật nuôi.
Cho phép bón trực tiếp cho cây trồng trước khi thu hoạch.
+ Hạn chế của phân vi sinh cố định đạm
Phân bón vi sinh vật cố định đạm tốt đòi hỏi chủng vi sinh vật phải có cường độ cố định nitơ cao, sức cạnh tranh lớn, thích ứng với pH mở rộng, phát huy được trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Chất lượng của phân bón vi sinh vật sẽ khó đảm bảo vì hàm lượng vi sinh vật không ổn định.
Hiệu quả của loại phân này còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều hoạt động sống của vi sinh vật trong phân.
Phân vi sinh vật cố định đạm khá dễ bay hơi, dễ hòa tan, bị rửa trôi trong điều kiện thời tiết mưa dầm.
+ Cách sử dụng phân vi sinh cố định đạm
Bà con hãy tẩm phân vào hạt hay rễ trước khi mang đi gieo trồng. Sau khi tẩm trong thì cũng phải mang đi trồng, vùi vào đất ngay.
Có thể sử dụng để bón trực tiếp cho cây.
2.2. Phân vi sinh chuyển hóa và phân giải lân (photpho)
Photpho đóng vai trò vô cùng quan trọng với cây trồng. Nó đảm nhận nhiệm vụ hình thành các tế bào, axit nucleic, thúc đẩy nhanh quá trình chín quả ở cây và gia tăng sự phát triển của rễ.
Vốn dĩ, cây trồng chỉ có thể hút được lân ở dưới dạng dễ tiêu trong đất. Còn với lân khó tan trong đất thì nó sẽ không hút được. Do đó, một số loại đất như đất đen, đất đỏ bazan,… với thành phần lân khá cao những cây không thể nào hút được vì tồn tại ở dưới dạng khó tan.
Để cây hút được lượng phân này thì các vi sinh vật cần phải chuyển hóa, phân giải hợp chất lân khó tan để thành loại dễ tan. Thông quá đó nó giúp nâng cao năng suất của cây trồng, cải thiện khả năng chống chịu với sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt.
2.3. Phân bón vi sinh phân giải mùn, hợp chất hữu cơ (xenlulozo)
Đây là loại phân chứa các chủng vi sinh dùng xenlulozo để sinh trưởng và phát triển. Những vi sinh vật này sẽ phân giải xenlulozo để cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng. Công dụng của loại phân bón này là:
Gia tăng năng suất cây trồng.
Giúp đất trở nên màu mỡ hơn.
2.4. Phân bón vi sinh kích thích, điều hòa cây tăng trưởng
Loại phân này có chứa nhiều loài vi sinh vật khác nhau, có thể kể đến như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn,… được chọn lọc để phun hoặc bón trực tiếp cho cây. Thông thường, người ta áp dụng công nghệ lên men vi sinh vật để sản xuất loại phân vi sinh vật kích thích sự tăng trưởng cho cây.
Công dụng của phân bón vi sinh kích thích đó là:
Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị sâu bệnh và gia tăng năng suất.
Tăng khả năng nảy mầm, tăng trọng lượng của hạt.
Đẩy mạnh sự phát triển của bộ rễ cây.
Tăng cường sự tổng hợp các hoạt chất hóa học, kích thích điều hòa quá trình trao đổi chất của cây.
2.5. Phân vi sinh phân giải silicat
Đặc điểm của loại phân này là tiết ra các hợp chất với khả năng hòa tan được các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá,… Từ đó giải phóng icon kali, ion silic vào môi trường.
2.6. Phân vi sinh tăng cường hấp thu photpho, kali, sắt, mangan cho cây trồng
Loại phân này gồm nhiều vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm rễ,… trong quá trình sinh trưởng và phát triển sẽ thông qua hệ sợi và những thể dự trữ. Công dụng của nó là tăng cường thêm khả năng hấp thụ icon khoáng của cây.
2.7. Phân vi sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh
Trong đất ngoài những vi sinh vật có lợi thì còn có các loại vi sinh vật có hại. Vì vậy, sử dụng loại phân bón này có chứa các vi sinh vật tiết ra hợp chất kháng sinh và phức chất siderophore để gây kìm hãm, ức chế nhóm vi sinh vật gây bệnh khác cho cây trồng.
2.8. Phân bón vi sinh chất giữ ẩm polysacarit
Đây là loại phân bón với thành phần vi sinh vật có chứa các polysaccarit với công dụng gia tăng khả năng liên kết các hạt khoáng, sét, limon trong đất. Lựa chọn loại phân này rất tốt trong điều kiện khô hạn.
3. Vì sao nên ủ phân vi sinh?
Ủ phân vi sinh với mục đích tận dụng nhiệt độ cao trong quá trình ủ để tiêu diệt các hạt cỏ dại, mầm mống côn trùng gây bệnh cho cây trồng. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình phân hủy phân hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hóa để bón cho đất, cung cấp được nguồn dinh dưỡng phong phú cho cây trồng.
Không những vậy, trong các loại phân vi sinh như phân gà, phân bò, phân heo,… có chứa thành phần dinh dưỡng lý tưởng cho cây. Hầu hết các loại cây trồng đều có thể sử dụng loại phân này. Nó giúp bà con tiết kiệm được nhiều chi phí, hạn chế được nhược điểm của các loại phân bón hóa học và góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.
4. Loại máy móc cần cho việc ủ phân vi sinh?
Đa số các loại phân heo, phân gà, phân bò,… được sử dụng để làm phân bón vi sinh đều bị vón cục. Do đó, muốn quá trình ủ phân được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn thì bà con cần phải sử dụng đến máy nghiền phân vi sinh. Thị trường hiện nay cũng có nhiều loại máy nghiền phân khác nhau, tuy nhiên lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên chọn máy nghiền phân vi sinh 3A22KW.
Được công ty CPĐT Tuấn Tú 3A nghiên cứu và chế tạo, máy 3A22KW cho phép nghiền, đánh tơi được rất nhiều loại phân vi sinh bị vón cục khác nhau như phân trâu, phân bò,… Từ đó giúp cải thiện năng suất cây trồng hiệu quả. Chưa hết, loại máy này còn có khả năng đánh tơi đất ẩm đến 40% để trồng cây.
Cấu tạo máy nghiền phân hữu cơ 3A22KW rất đơn giản, phần khung chắc chắn nên trong suốt quá trình vận hành đảm bảo được sự êm ái. Ngoài ra, vật liệu sử dụng để chế tạo ra loại máy này là thép sơn phủ kỹ lưỡng, nhờ đó mà tránh được tình trạng han gỉ, giúp đảm bảo tuổi thọ cho máy.
Nguyên lý hoạt động của máy là chuyển động từ động cơ kết nối với dây đai đến bộ phận buồng nghiền để làm trục nghiền quay. Phía trên trục nghiền có gắn bữa giúp đánh tơi hoàn toàn các nguyên liệu bị vón cục, nhờ đó mà bà con dễ dàng giải quyết được khối lượng phân bón lớn. Việc áp dụng công nghệ sản xuất máy hiện đại nên giúp bà con có thể an tâm tuyệt đối, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng.
Sử dụng máy nghiền phân bón 3A22KW cho phép đánh tơi được nhiều loại phân bón bị vón cục để làm phân hữu cơ, ép viên phân, cải tạo ao nuôi, nghiền đất phục vụ trồng trọt,… Vậy nên, nếu bà con chuẩn bị ủ phân vi sinh thì không thể nào bỏ qua loại máy này.
5. Cách ủ phân vi sinh
5.1. Nguyên liệu sử dụng
- Các phế thải nông lâm nghiệp, công nghiệp thực phẩm như rơm rạ, thân lá cây ngô, lạc, phân xanh, bèo tây, đậu đỗ sau khi hoạch, vỏ cà phê, lạc, trấu,… Ngoài ra còn có các loại mùn như than mùn, mía, cưa, giấy, phân gia súc gia cầm,…
- Cám gạo, rỉ mật, mật mía.
- Chế phẩm sinh học hay men cái men ủ
5.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Chọn nơi ủ
Bà con nên chọn địa điểm ủ thuận lợi cho việc ủ và vận chuyển trong quá trình sử dụng. Nên ủ ở nền đất bằng phẳng hoặc hơi dốc, lát gạch hay tráng xi măng . Nếu nền bằng phẳng bạn nên tạo rãnh xung quanh và có hố để gom, tránh nước ủ phân bị thoát ra ngoài khi tưới quá ẩm.
Có thể ủ phân trong nhà kho, chuồng nuôi không dùng để tận dụng được mái che. Tuy nhiên, cần lưu ý khi ủ phân trong nhà kho phải có thoát nước. Trung bình cứ 1 tấn phân ủ cần diện tích khoảng 3m2.
Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu
Để ủ 1 tấn phân hữu cơ vi sinh bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu như sau:
Phế phụ phẩm có nguồn gốc từ cây xanh bao gồm 6 đến 8 tạ.
Phân chuồng khoảng 2 đến 4 tạ.
Chế phẩm sinh học đủ ủ 1 tấn phân.
Nước rỉ đường hay mật mía từ 2 đến 3kg.
Cám gạo 3kg
Lưu ý: Đối với phân chuồng bị bà con cần sử dụng máy đánh tơi phân bón để nghiền nhuyễn, tránh phân bị vón cục, rút ngắn thời gian ủ hơn. Bên cạnh đó khi đã dùng chế phẩm để ủ phân thì không được rắc thêm phân vô cơ hay vôi vì như vậy vi sinh vật trong chế phẩm sẽ bị tiêu diệt.
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ
Bình tưới ô doa, cào, cuốc, xẻng, rành. Những vật liệu dùng để che đậy hoặc làm mái che đống phân ủ. Bạn cũng có thể tận dụng bạt, bao tải, bao ni lông để che đậy, đảm bảo đống phân tránh mưa, tránh nắng và giữ nhiệt cho đống ủ.
Bước 4: Trộn chế phẩm vi sinh và nước rỉ mật
Muốn trộn đều gói chế phẩm và nước rỉ mật hay mật mía cho 1 tấn nguyên liệu ủ bạn cần chia chế phẩm và nước rỉ mật làm 5 phần. Cho 1 phần vào chế phẩm và nước rỉ mật vào ô doa nước rồi khuấy đều lên.
Trường hợp không sử dụng nước rỉ mật hay mật mía thì bà con cũng có thể dùng phụ phẩm vỏ quả chín, quả chuối chín,… ngâm vào nước thay thế. Trước khi ủ khoảng 2 đến 3 ngày bạn cần phải ngâm vào nước trước.
Bước 5: Tiến hành ủ
- Các nguyên liệu khó phân hủy như mùn cưa, trấu, lá khô, thân lá cây ngô, rơm rạ,… trải đều xuống dưới (chiếm khoảng 20% phế phụ phẩm). Chiều rộng khoảng từ 1.5m, dày 0.3 đến 0.4m.
- Tiếp tục rải một lớp phân chuồng đã được chế biến qua máy đánh tơi phân bón (chiếm khoảng 30% tổng lượng phân chuồng để ủ).
- Tưới đều dung dịch phế phẩm và nước rỉ mật lên trên. Rắc thêm một ít cám gạo hay bột sắn để làm dinh dưỡng giúp vi sinh vật hoạt động mạnh hơn.
- Tiếp tục rải các loại phế phụ phẩm lên để tạo thành lớp có độ dày khoảng 40cm. Tiếp đó rải một lớp phân chuồng rồi tưới dung dịch chế phẩm và mật mía lên. Cứ làm như vậy từng lớp đến khi nào hoàn thành sẽ được đống phân ủ cao tầm 1.5m.
Lưu ý: Trường hợp nguyên liệu ủ khô nhiều thì sau mỗi lớp ủ phải tưới thêm nước. Lượng nước cùng với nước dùng hòa chế phẩm chừng khoảng 1 nửa ô doa đến 2 ô doa tùy theo mức độ khô nhiều hay ít của nguyên liệu.
Bước 6: Che đậy đống ủ
Sau khi ủ xong cần che đậy đống ủ bằng bạt, bao tải dứa, túi ni lông,… Đảm bảo không được để ánh nắng trực tiếp chiếu vào đống ủ bằng cách làm thêm tấm che bằng lá hay mái lợp. Vào mùa đông bạn cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ trong đống ủ duy trì ở mức 40 đến 50 độ C.
Bước 7: Đảo đống ủ và bảo quản
Sau khi ủ được vài ngày thì nhiệt độ bên trong đống ủ tăng lên từ 40 đến 50 độ C. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí cần cho vi sinh vật sẽ ít đi. Do đó, cứ 7 đến 10 ngày phải kiểm tra, đảo trộn và nếu thấy nguyên liệu khô thì bổ sung nước vào. Nếu quá ướt thì dùng cây hay cào cào đống phân ra để thoáng khí, hơi nước bay nhanh hơn.
5.3. Kiểm tra đống ủ
- Sau 7 đến 10 ngày bạn hãy dùng gậy tre vót nhọn chọc vào giữa đống phân ủ. Đợi khoảng 10 phút rồi hãy rút ra, nếu cầm gậy tre thấy nóng tay nghĩa là đạt yêu cầu. Còn nếu không đủ nóng thì nghĩa là nguyên liệu đem đi ủ quá khô hoặc quá ướt.
- Nếu thấy nước ngấm đều trong rác thải, phế thải và khi cầm thấy mềm nghĩa là đạt yêu cầu. Trường hợp sử dụng than mùn, mùn cưa, mùn mía,… nếu bóp chặt thấy nước rịn qua kẽ tay nghĩa là đạt được độ ẩm 50%. Còn nếu như nước chảy qua kẽ tay nghĩa là quá ẩm, xòe tay ra bị vỡ nghĩa là quá khô.
- Cứ 15 đến 20 ngày cần đảo đống phân ủ một lần. Với những nguyên liệu khó phân hủy như rơm rạ, thân cây ngô thì cứ 20 ngày đảo 1 lần.
6. Cách sử dụng phân vi sinh sau khi ủ
Tùy theo nguyên liệu và mùa vụ mà thời gian ủ sẽ kéo dài từ 1 đến 4 tháng. Kiểm tra thấy đống phân có màu nâu đen, tơi xốp, mùi chua nồng của dấm. Thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay nghĩa là đã hoai mục và có thể mang đi dùng được.
Đối với lượng phân dùng không hết phải chất thành đống lại và che chắn cẩn thận. Phân sau khi ủ tốt nhất nên dùng trong 1 năm để đạt hiệu quả cao nhất. Sử dụng phân ủ chủ yếu bón lót cho các loại cây trồng. Đối với rau và hoa bạn có thể sử dụng bón thúc, về cách bón tương tự như với các loại phân hữu cơ khác.
Trên đây là chia sẻ lý do nên sử dụng máy nghiền phân vi sinh và quy trình ủ phân vi sinh hiệu quả nhất. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu còn điều gì làm bạn thắc mắc nhé.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: http://maychannuoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét