11/09/2019
Vải thiều là cây ăn có giá trị dinh dưỡng, quả chín ăn thơm ngon, cho giá trị kinh tế cao. Dưới đây là kỹ thuật trồng cây vải thiều cho năng suất cao.
Bước 1: Chọn đất
Cây vải không kén đất, yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày, tuy nhiên đối với trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ phát triển kém, đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và giữ cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng cao. Đối với đất đồi, trồng vải phải chọn nơi có độ dốc thấp dưới 25 độ C, nhất thiết phải trồng theo đường đồng mức và phải có băng cây chống xói mòn.
Bước 2:Tiêu chuẩn chọn giống:
Cây giống trồng theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN - 2001, cụ thể: cây giống nhân bằng phương pháp ghép được trồng trong túi bầu polietylen có kích thước tối thiểu: đường kính x chiều cao là 10 x 22cm. Cây giống phải có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phát triển đều nhau, phần vết ghép đã được tháo bỏ hoàn toàn dây ghép, có bộ rễ phát triển tốt, sinh trưởng khoẻ, không mang theo những loại sâu bệnh nguy hiểm, có đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 - 1 cm, đường kính cành ghép từ 0,5 - 0,7cm, chiều dài cành ghép từ 30 - 40 cm và có từ 2 - 3 cành cấp 1 trở lên.
Bước 3: Thời vụ trồng
Cây được trồng vào 2 vụ chính đó là vụ xuân và vụ thu. Thường vụ xuân trồng vào tháng 3 – 4, và vụ thu trồng vào tháng 8 – 9 hằng năm. Mật độ trồng: 400 cây/ha, khoảng cách trồng 6m x 4m.
Bước 4: Đào hố trồng
Đào hố trồng vải thiều không khác so với những loại cây trồng khác nhưng cần chú ý đên điều kiện đất trồng. Với vùng đất bằng thấp thì nên đào hố rộng 70 – 80 cm, sâu 70 cm. Còn đối với đất đồi thì đào hố rộng 70 – 80 cm, sâu 80 – 100 cm.
Bà con có thể dùng máy khoan đất 3A7,5Hp để đào hố trồng vải thiều
Bước 5: Cách trồng cây
Với những hố đã đào sẵn thì bới một lỗ nhỏ ở giữa, đặt cây con vào, dùng tay lấp đất và ấn chặt đất xung quanh miệng hố. Trồng xong nên dùng cọc để chèn xung quanh gốc để tránh gốc cây bị lung lay.
Bước 6: Chăm sóc cây vải thiều
Tưới nước: Sau trồng phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây chóng bén rễ.
Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Bón phân: Ba năm đầu dùng nước phân pha loãng để tưới. Từ năm thứ 4 trở đi hàng năm bón cho mỗi cây 40-50 kg phân chuồng + 1,5 kg đạm urê + 2kg lân + 0,7 kg kali, chia làm 3 đợt để bón:
Đợt 1: Tháng 10-11, bón 100% phân chuồng + 40% lượng đạm + 40% lượng lân. Đợt 2: Tháng 12-1, bón thúc lúc phân hóa mầm hoa, bón 40% lượng đạm + 30% lượng lân + 40% lượng kali. Đợt 3: Tháng 3-4, bón hết số phân cần bón trong năm.
Bà con dùng dụng cụ bón phân 3A để bón phân trực tiếp vào từng gốc cây nhãn
Đốn tỉa, tạo hình: Ngay khi cây ở vườn ươm, tạo cho cây có một thân chính và 3 cành hướng về 3 phía. Hàng năm cắt bỏ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh. Loại bớt cành vụ đông, chăm sóc, bảo vệ cành vụ thu và vụ xuân. Khi cây ra quả bói (ra lứa hoa, quả đầu tiên) cần cắt bỏ cho cây khoẻ.
Bà con dùng dụng cụ kéo cắt cành trên cao 3A3M để tỉa bỏ các cành lá bị sâu cho cây phát triển nhanh.
Bước 7: Thu hoạch và Bảo Quản:
Chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch vải thiều 10 – 15 ngày.
Nên thu hoạch khi quả vải thiều đạt độ chín sinh lý để quả vải thiều có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Thời điểm thu hoạch vải thiều tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong quả, gây mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.
Dụng cụ thu hoạch quả vải thiều như kéo cắt cành phải sắc, bén. Chùm quả sau khi cắt được đựng trong giỏ, sọt, để trong mát, phân loại sơ bộ và vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt. Các dụng cụ như dao, kéo, giỏ, sọt… được dùng trong thu hoạch vải thiều nhiều lần phải được rửa, vệ sinh, sát trùng, bảo quản cẩn thận.
Bà con dùng dụng cụ hái quả 3A để hái quả vải thiều được dễ dàng hơn.
Sản phẩm vải thiều sau thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất, hạn chế để qua đêm.
Không chất quả vải thiều quá đầy giỏ, sọt khi vận chuyển, giỏ, sọt phải được bao lót kỹ, che phủ bằng giấy hoặc lá để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào quả và tổn thương quả do va chạm trong khi vận chuyển.
Chúc bà con có mùa vải bội thu!
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: http://maychannuoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét