09/11/2016
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật trồng và chăm sóc lạc như sau.
I. Giống lạc:
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng đất để bố trí giống lạc phù hợp nhằm đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
- Vùng thâm canh nên bố trí các giống lạc lai L14, L23, L26,
1. Giống lạc L14: là giống chịu đầu tư thâm canh, có tiềm năng năng suất cao thân đứng, phân cành gọn, lá xanh đậm, sinh trưởng khỏe, ra hoa tập trung.
- TGST: Vụ Đông Xuân: 120 - 130 ngày; Vụ Hè Thu 90 - 110 ngày
- Có khả năng kháng một số bệnh như đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt, ...
- Khối lượng 100 quả: 150g - 160g, khối lượng 100 hạt: 50 - 60g, tỷ lệ nhân 72 - 74%
- Năng suất đạt: 45 - 55 tạ/ha, khả năng thích ứng rộng.
2. Giống lạc L23: là giống chịu đầu tư thâm canh, có tiềm năng năng suất cao. Cứng cây, chiều cao thân chính từ 45 - 50 cm, tán gọn, lá có màu xanh đậm. Quả eo trung bình, có gân rõ, vỏ lụa màu hồng nhạt.
- TGST: vụ Xuân 120 ngày, 105 ngày trong vụ Thu đông
- Có khả năng chịu hạn, kháng cao với bệnh gỉ sắt, đốm nâu, héo xanh vi khuẩn và sâu chích hút, kháng trung bình với bệnh đốm đen tốt, chống đổ tốt.
- Khối lượng 100 quả 145 - 150 gram, khối lượng 100 hạt 58 - 61 gram, tỷ lệ nhõn 70 - 72%.
- Năng suất quả trung bình 50 - 55 tạ/ha, thâm canh có thể đạt 53 tạ/ha
3. Giống lạc L26: là giống chịu đầu tư thâm canh, có tiềm năng năng suất cao. Lá dạng hình trứng thuôn dài, màu xanh đậm, thân chính cao (40 - 45cm), quả to (/100 quả), gân trên quả rõ, mỏ quả trung bình.
- TGST: vụ Xuân 120 - 125 ngày, vụ Thu Đông 95 - 100 ngày.
- Có khả năng kháng một số bệnh như đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt, ...
- Khối lượng 100 quả: 165 - 185g, Khối lượng 100 hạt: 75 - 85g, tỷ lệ nhân đạt 73 - 75%, vỏ lụa màu hồng cánh sen và không bị nứt vỏ hạt.
- Năng suất đạt 45 - 54 tạ/ha, khả năng thích ứng rộng.
4. Giống TB25
Giống lạc TB25 do cụng ty CP giống cây trồng Thái Bình chọn tạo từ tập đoàn giống lạc nhập nội, tiến hành công tác chọn lọc theo phương pháp chọn lọc quần thể.
Giống lạc TB25 gốc thân màu tím, lá màu xanh đậm, hình elip. Giống lạc TB25 sinh trưởng phát triển khỏe có 5 – 6 cành cấp 1, thời gian sinh trưởng ngắn: vụ Đông xuân 95 – 100 ngày, vụ thu đông 85 – 90 ngày.
Giống lạc TB25 dạng quả chuối, eo quả nụng, tỷ lệ hạt 3 – 4 quả cao, vỏ quả sỏng, vỏ lụa màu trắng hồng, dạng hạt hình trụ.
Năng suất vụ đông xuân đạt 40 – 45 tạ/ha, vụ thu đông đạt 25 – 30 tạ/ha. Khối lượng 100 quả đạt 150 – 160 gam, tỷ lệ quả 3- 4 hạt đạt 60 – 70%, tỷ lệ nhân 70 -72%.
Giống lạc TB25 chống chịu bệnh rỉ sắt, bệnh thối đen của rễ và héo xanh vi khuẩn khá hơn một số giống đang phổ biến hiện nay.
II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Thời vụ: Tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương.
1.1. Vụ Xuân: - Vùng đất thấp, ven sông bố trí sớm tránh lụt tiểu mãn, vùng trung du miền núi bố trí sớm để tránh hạn đầu vụ. Thời gian gieo từ 20 - 30/1.
- Vùng đồng bằng nên gieo tập trung từ 1 - 15/2.
1.2. Vụ Hè thu: Gieo lạc từ 1 - 15/6, gieo ngay khi thu hoạch cây vụ xuân.
1.3. Vụ Thu Đông: Thời vụ 25/8 - 15/9. Tranh thủ trời nắng ráo làm đất gieo ngay.
* Chú ý: Nên áp dụng công nghệ che phủ nilon.
2. Chọn đất và làm đất
2.1. Chọn đất: - Đất có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, tiêu nước nhanh khi gặp mưa to không bị ngập úng.
- Vùng đất trồng lạc trước đây thường bị bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn) nên bố trí loại cây trồng khác thay thế, hoặc sử dụng giống kháng bệnh như MD7, MD9.
2.2. Làm đất, lên luống
- Cày bừa kỹ 2 - 3 lần, cày sâu từ 25 - 30cm, đảm bảo sạch cỏ và nhỏ, tơi xốp.
* Đối với lạc không phủ nilon :
- Vùng bãi bồi ven sông, đất cát ven biển: bố trí theo băng, mỗi băng rộng 2 - 2,5m
- Các vùng đất khác: Lên luống rộng 1m, gieo 4 hàng lạc.
* Đối với lạc che phủ nilon thì tuỳ thuộc vào kích cỡ nilon để bố trí.
Lượng nilon cho 1 sào: 5 kg
+ Nilon khổ rộng 1,2m: lên luống rộng 1m, gieo 4 hàng lạc.
+ Nilon khổ rộng 0,6m: lên luống rộng 0,5m, gieo 2 hàng lạc.
3. Phân bón (cho 500m2):
3.1. Lượng phân - Loại phân bón
+ Bón phân đơn: 25 - 30 kg vôi bột, 4 - 5 tạ phân chuồng hoai mục + 20 - 25 kg Lân supe + 5 - 6 kg Kali clorua + Đạm urê 3 - 4 kg.
+ Dùng phân tổng hợp: 35 - 40kg NPK( 3: 9: 6) + 4 - 5 tạ phân chuồng hoai mục + 25 - 30 kg vôi bột.
3.2. Phương pháp bón
- Bón phân cho lạc phủ nilon: Chủ yếu bón phân NPK 3:9:6.
Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân NPK, 50% vôi bột. Lượng vôi bột còn lại bón vào gốc khi lạc ra hoa rộ.
- Bón phân cho lạc không phủ nilon:
+ Bón phân đơn: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân super, 50% đạm Urê, 50% Kali và 50% vôi bột. Bón thúc khi lạc có 3 - 4 lá lượng đạm và Kali còn lại, lượng vôi còn lại bón vào gốc khi lạc ra hoa rộ.
+ Bón phân NPK 3:9:6: Bón lót toàn bộ phân chuồng, toàn bộ phân NPK, 50% lượng vôi bột. Lượng vôi còn lại bón thúc vào thời kỳ ra hoa rộ.
* Chú ý: Bón phân trên mặt luống xong bừa lấp phân rồi mới rạch hàng gieo lạc hoặc bón phân vào hàng đã rạch cần lấp lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt. Tránh để hạt lạc tiếp xúc với phân dễ bị thối.
Nên bón vôi vào buổi chiều mát.
4. Lượng giống và mật độ gieo
4.1. Lượng giống (1ha)
Tỷ lệ hạt giống nảy mầm > 90%.
- Giống vụ Xuân năm trước để lại: 240 - 250kg.
- Giống vụ Hè thu, Thu đông: 200 - 220kg.
4.2. Xử lý hạt giống
+ Xử lý hạt giống bằng 3 lạnh 2 sôi: đổ 3 lít nước lạnh vào xô, chậu, đổ tiếp 2 lít nước sôi vào khuấy đều, đổ 4kg lạc nhân vào ngâm 5 - 6 giờ sau đó vớt ra rửa sạch nhớt đem ủ 1 ngày đêm, chọn những hạt nảy mầm đem gieo trước số còn lại tiếp tục ủ cho nảy mầm. Không nên dùng lạc nẩy mầm ở lần thứ 3.
- Lưu ý: Chỉ xử lý hạt lạc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa nhiều gây độ ẩm cao mà đã đến lúc thời vụ phải gieo trồng.
4.3. Mật độ: Khoảng cách gieo: 20 - 25cm x 10cm, gieo 1 hạt/hốc. Mật độ: 38 - 40 khóm/m2.
+ Lạc che phủ nilon khoảng cách gieo: 20 - 25 x 18cm x 2 hạt/hốc để hạn chế đục lỗ trên nilon.
* Hạt lạc được gieo ở độ sâu 3 - 4cm là tốt nhất.
5. Kỹ thuật che phủ nilon
5.1. Vụ Xuân:
Bước 1: Làm đất, lên luống
Bước 2: Bón phân
Bước 3: Gieo lạc San mặt luống thật bằng phẳng
Bước 4: Phun thuốc cỏ
Bước 5: Tiến hành che phủ nilon: Vét đất giữ 4 mép để nilon khỏi bốc bay.
Bước 6: Sau gieo 7-10 ngày tiến hành kiểm tra lạc đã mọc hay chưa nếu mọc rồi thì tổ chức đi chọc lỗ cho lạc lên khỏi nilon, kích cỡ đường kính lỗ 5 - 6cm.
5.2. Vụ Hè thu và vụ Thu đông:
Bước 1: Làm đất, lên luống
Bước 2: Bón phân San mặt luống thật bằng phẳng
Bước 3: Phun thuốc cỏ
Bước 4: Che phủ nilon: Vét đất giữ 4 mép để nilon khỏi bốc bay.
Bước 5: Tiến hành chọc lỗ (kích cỡ đường kính lỗ 5 - 6cm).
Bước 6: Gieo lạc: Sau 7-10 ngày tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc
* Chú ý: Những chân đất có cỏ thân ngầm (cỏ gấu, cỏ tranh), chân ruộng thoát nước kém không nên áp dụng công nghệ này.
- Có thể làm dụng cụ chọc lỗ theo mật độ trên để tiến hành được nhanh hơn.
6. Chăm sóc:
6.1. Làm cỏ, bón phân: Đối với lạc không che phủ nilon
- Làm cỏ lần 1: Khi lạc có 3 - 4 lá thật. Yêu cầu cuốc cạn, nhổ sạch cỏ ở gốc lạc làm thoáng gốc để lạc phân cành thuận lợi. Kết hợp bón phân thúc lần 1 cho lạc.
- Làm cỏ lần 2: Khi lạc có 7 - 8 lá. Yêu cầu cuốc sâu hơn lần 1 tạo đất tơi xốp sạch cỏ.
- Làm cỏ lần 3: Khi lạc ra hoa được 7 - 10 ngày, lần này làm cỏ kết hợp vun gốc và bón lượng vôi còn lại cho lạc 200 - 250kg/ha.
6.2. Tưới nước: Thời tiết khô hạn, nếu có điều kiện nên tưới cho lạc được càng tốt, đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và đâm tia. Nhất thiết không được để lạc ngập úng nước. Có thể tiến hành tưới theo 2 cách sau:
+ Tưới phun đều ruộng lạc, ướt thấm đất
+ Tháo nước đầy các rãnh, ngập hết mặt luống thì tháo nước ra.
- Sử dụng các loại phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng cho cây lạc vào các giai đoạn thích hợp
7. Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM
7.1. Sâu hại lạc
a. Nhóm sâu ăn lá: Trong nhóm này có sâu khoang, sâu xám, sâu cuốn lá, sâu xanh.
- Sâu xám chủ yếu gây hại giai đoạn cây con (cắn đứt ngang gốc cây con) làm mất mật độ ban đầu. Các loại sâu khác gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc.
- Mật độ ít: Bắt thủ công, khi mật độ cao nên dùng thuốc hoá học để xử lý. Có thể sử dụng 1 trong cỏc loại thuốc sau: Padan 95%, BESTOX 5 EC: 25 EC, Ammate 150SE, Virtako 40WG và các thuốc có nguồn gốc sinh học như Angun 5 WDG, Map Winnerr 5 WG, đầu trâu Bi-sad0.5ME... theo khuyến cáo trên bao bì.
b. Nhóm chích hút: Nhóm này chủ yếu là rệp và rầy phá hoại bộ lá, có thể dùng các loại thuốc sau: Bassa 50EC; Aplan 10%; Conpidor 100SL 15 -21ml, Nissorun 5EC, Comite 73EC, Nhện và bọ trĩ cú thể dựng Confidor 100SL, Admire 50EC, Actara 25WG, … và phải luân phiên các loại thuốc.
c. Sùng đất: Phá hoại từ khi lạc gieo xuống cho đến khi lạc ra hoa.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi khi cày bừa làm đất.
+ Không bón phân chuồng tươi cho ruộng lạc.
+ Thuốc hoá học: Basudin 5H bỏ vào đất khi lên luống và đảo đều, số lượng 4-5kg/ha
7.2. Bệnh hại lạc
a. Bệnh lỡ cổ rễ: Bệnh phát triển do nấm ở thời kỳ cây con trong điều kiện mưa nhiều ướt đất, độ ẩm cao. Lạc bị nấm phá hoại ở phần cổ rễ, rễ, gốc phần sát mặt đất.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Bố trí lạc trên đất cao, thoát nước tốt, bón vôi bột, trời nắng tranh thủ xới xáo làm thoáng đất.
+ Dùng thuốc hoá học: Rovral 50WP; Ridomil 240EC, 5G, Vicacben 50BTN, Vicacben S75BTN, Daconil 75WP, Cacban 50SC, Calvin 50WP... phun trừ khi bệnh mới xuất hiện theo khuyến cáo.
b. Bệnh héo xanh vi khuẩn. Bệnh này do vi khuẩn gây hại. Thời kỳ gây hại từ khi lạc bắt đầu ra hoa trở về sau. Trong điều kiện lạc phát triển rậm rạp; Trời có mưa nắng xen kẽ độ ẩm trong đất cao, nhiệt độ không khí ở mức 35oC thì bệnh thường xuất hiện và phá hoại.
- Biện pháp phòng trừ: Biện pháp canh tác là chủ yếu:
+ Luân canh cây trồng khác.
+ Vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất.
+ Bón vôi khi cày bừa làm đất.
+ Vùng trũng nên lên luống cao, thoát nước nhanh, thường xuyên xới xáo đất khô thoáng.
+ Không được dùng phân tươi bón, gieo lạc đúng mật độ, đúng thời vụ, xử lý hạt giống (trong trường hợp thời tiết không thuận lợi), dùng giống kháng bệnh.
8. Thu hoạch:
8.1. Khi lạc có số củ già đạt từ 85 - 90% tổng số củ trên cây thì cho thu hoạch. Bà con chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Sau khi nhổ lạc về nhà Bà con dùng máy tuốt đậu phộng 3A2,2Kw ra khỏi cây rồi phơi khô.
8.2. Lạc phủ nilon chín sớm hơn lạc không phủ nilon từ 7 - 10 ngày nên lạc phủ nilon thu hoạch sớm hơn lạc không phủ nilon gieo cùng thời gian. Sau khi thu hoạch lạc xong thu gom nilon để cày bừa vụ sau.
8.3. Chọn lạc để giống: Lạc giống được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao.
- Phương pháp thứ nhất: Dùng lạc vụ Thu đông, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, không nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống vụ Xuân.
- Phương pháp thứ hai: Dùng lạc vụ Xuân, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, hạt mẩy, phơi được nắng, không nứt nẻ, để làm giống vụ Thu đông và vụ Xuân (khi giống vụ Thu đông không cung ứng đủ cho vụ Xuân).
Trên đây là các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc do Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú chia sẻ, chúc Bà con có các vụ mùa bội thu.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: http://maychannuoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét