19/11/2019
Cà pháo là món ăn quen thuộc trong bữa cơm mỗi gia đình Việt Nam. Loại cây này lại rất dễ trồng và ít sâu bệnh.Cà pháo là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, đang được trồng nhiều vùng quê. Để giúp bà con hiểu về kỹ thuật trồng, Tuấn Tú 3A xin chia sẻ các bước kỹ thuật trồng pháo như sau:
I. Làm đất:
Cà có bộ rễ phát triển mạnh, vì vậy đất trồng cà cần được cuốc sâu. Nên cuốc lật, phơi ải để đất tơi xốp, ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt phần lớn sâu bệnh trong đất. Sau đó làm đất tơi xốp, lên luống trồng.
II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà pháo:
Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tới nước cho cây 5 - 7 ngày, chỉ tưới ẩm 4 - 5 giờ trước khi nhổ để cho cây không bị đứt rễ và nhanh hồi phục sau trồng.
1. Trồng cây cá pháo:
Trên đất tơi xốp, có độ pH từ 6,5 – 7, giàu mùn, thuận tiện tưới và tiêu nước, cày ải, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Trước khi bừa lượt cuối dùng vôi bột (khoảng 30kg/sào) rắc đều trên mặt ruộng để xử lý đất. Đánh luống rộng 1,2m; cao 20 – 30cm; rãnh rộng 25 – 30cm. Mật độ trồng khoảng 30 x 40cm (1.800 – 2.000 cây/sào).
2. Chăm sóc cà pháo:
Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, độ ẩm đất thích hợp nhất cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng là 80%. Nước phân hữu cơ cần được ủ trước khi đem tưới.
3. Bón phân cho cây cà pháo:
Cà pháo sinh trưởng tương đối dài ngày, vì vậy cần nhiều phân bón. Lượng phân bón cho 1 sào:
- Phân chuồng hoai mục: 300 kg.
- Phân lân: 50 kg.
- Phân Ure: 30 kg.
- Phân NPK 16.16.8: 70 kg.
4. Quy trình bón phân cho cây cà pháo:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân. Lấp phân trước khi trồng tránh rễ chạm phân. Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng): 5- 6 kg phân urê, 20 kg NPK, Bón thúc lần 2 (30 - 40 ngày sau trồng): 7- 8 kg urê, 20 kg NPK; Bón thúc lần 3 (50 - 60 ngày sau trồng): 8-10 kg urê, 20 kg NPK, Sau khi thu hoạch lứa quả thứ 2 nên bón thúc thêm 5kg urê, 10 kg NPK cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa. Chú ý kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc.
Bà con dùng dụng cụ bón phân, tra hạt 3A là để bón thúc, bón trực tiếp vào các gốc cây, rau, hoa màu dễ dàng và nhanh chóng.
5. Tưới nước:
Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng tưới ngày một lần, trời râm mát 3-4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn. Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây. Cây cà sau khi mọc được 7-9 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều. Cần tỉa nhanh kịp thời, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất, các nhánh khác cần được tỉa bỏ.
Dùng máy cắt tỉa cành cầm tay và ghim các loại cành lá giúp thân cây cà pháo được vững chắc hơn.
Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy, cần tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm nhiều quả.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
+ Bệnh hại: Một số bệnh thường gặp trên cà pháo:
- Bệnh lở cổ rễ: Do nấm Rhizônia solani kihn gây ra. Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết. Trên mặt vết bệnh có các sợi nấm màu nâu sẫm, phân nhánh thẳng góc. Sợi nấm có vách ngăn, có thể tìm thấy các hạch nhỏ trên đám sợi nấm. Hạch có kích thước nhỏ, màu nâu, hình dáng bất kỳ. Hạch rơi vào đất và tồn tại trong đất. Từ các hạch này, nấm tồn tại và có khả năng gây bệnh cho cây qua nhiều năm. Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đất, không để đất ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều, dùng thuốc Validacin để phun.
- Bệnh đốm nâu: Do nấm cladosporium fulvum cke gây ra. Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng.Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết.Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.Phòng trừ: thu dọn kỹ dư cây sau mỗi vụ thu hoạch. Luân canh cà với các loại cây khác. Kịp thời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn. Dùng các loại thuốc Boocđô, zineb, benlat để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.
+ Sâu hại: Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp thời. Các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, bọ rùa 28 chấm, nhện đỏ, rệp... Dùng các loại thuốc trừ sâu như Ofatox, Dipterex, Regent... để phun trừ.
7. Thu hoạch và để giống cho vụ sau:
Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau.
Cách 2-3 ngày thu một lần. Khi để hạt giống chọn cây có nhánh to bằng thân chính, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt. Chọn lấy những quả mọc ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai, những quả đã chín sớm nhiều hạt. Những cây lấy giống chỉ để mỗi cây 1-2 quả. Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, có vết rạn nứt, tai quả hơi cong lên, thu hoạch lúc này là tốt nhất.
Thu về để vài ngày, sau đó bổ quả, lấy hạt phơi khô trong râm, cất giữ làm giống cho vụ sau.Cũng có thể để hạt giống theo cách cổ truyền sau đây: để cho quả cà nhũn ra, bóp hạt vào tro, cho thêm nước trộn thành.
Trên là một số kỹ thuật trồng cà pháo của công ty CPĐT Tuấn Tú chia sẻ. Chúc bà con có mùa bội thu.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: http://maychannuoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét