27/05/2021
Kỹ thuật sản xuất phân bón lá - Phân bón lá là gì?
Ngay từ những năm 1980, phân bón lá đã bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam nhằm bổ sung thêm các chất dinh dưỡng còn thiếu, giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ mà không chịu tác động của các yếu tố như nhiệt độ, cường độ ánh sáng,... Vậy hiện nay, những kỹ thuật sản xuất phân bón lá nào đang được áp dụng tại Việt Nam, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây để có cái nhìn đầy đủ hơn về sản phẩm này nhé!
1. Phân bón lá là gì?
Về cơ bản, phân bón lá cho lan và nhiều loại cây trồng khác là một loại phân được tạo nên từ các nguyên liệu như khoáng, chất hữu cơ, chất điều hòa sinh trưởng,… theo một tỉ lệ nhất định, sau đó áp dụng các quy trình và công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra phân bón có dạng, thành phần dinh dưỡng cũng như cơ chế liên kết khác nhau.
Khi sử dụng, bà con sẽ tiến hành hòa trộn phân với nước để tạo ra một hợp chất dinh dưỡng rồi phun trực tiếp lên lá. Lúc này, hỗn hợp sẽ cung cấp thức ăn cho cây mà đặc biệt là chất vi lượng vốn có đặc tính dễ bị kết tủa, rửa trôi trong môi trường đất. Vậy nên, nếu bạn thắc mắc có nên dùng phân bón lá hay không thì câu trả lời là có, bởi đây được đánh giá là phương pháp hiệu quả trong việc đưa các nguyên tố này vào cây trồng, đồng thời hiệu lực cũng rất nhanh và tính kinh tế cao nhờ cây sử dụng đến 95% lượng dinh dưỡng.
2. Phân loại phân bón lá
Phân bón lá cho hoa hồng, hoa lan, rau màu,… hiện được chia thành các nhóm theo dạng, thành phần dinh dưỡng và cơ chế liên kết nguyên tố dinh dưỡng.
Phân loại theo dạng sẽ bao gồm dạng rắn và dạng lỏng.
Phân loại theo thành phần sẽ bao gồm 3 nhóm là yếu tố dinh dưỡng vô cơ riêng rẽ hoặc phối hợp, có chất điều hòa sinh trưởng và có thuốc bảo vệ thực vật.
Phân loại theo cơ chế liên kết sẽ bao gồm 2 nhóm là dạng vô cơ và dạng hữu cơ.
3. Ưu điểm của phân bón lá
Hiện nay, phân bón lá hữu cơ sinh học ngày càng được bà con nông dân ưa chuộng bởi những ưu điểm nổi bật như:
Cung cấp cho cây nhiều chất dinh dưỡng hơn so với phân được bón qua đất. Một số nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng, hiệu suất mà cây sử dụng phân bón lá có thể đạt đến 95%, ấn tượng hơn hẳn so với mức 45 - 50% khi bón qua đất.
Cung cấp thêm các nguyên tố trung lượng bên cạnh nguyên tố đa lượng để cân đối dinh dưỡng, nhờ đó cây trồng có thể phát triển một cách đầy đủ hơn trong các giai đoạn sinh trưởng.
4. Nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất phân bón lá tại Việt Nam
Trước nhu cầu ngày càng đa dạng của người nông dân, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã không ngừng cải tiến khâu lựa chọn nguyên liệu, cùng với đó là quy trình và kỹ thuật sản xuất phân bón lá, nhằm mang đến những sản phẩm ngày càng chất lượng hơn.
4.1. Nguyên liệu sản xuất phân bón lá tại Việt Nam
Hiện nay, các nguyên liệu phổ biến được dùng để sản xuất phân bón lá lan, hoa hồng,… tại Việt Nam có thể kể đến như khoáng, chất hữu cơ, chất điều hòa sinh trưởng, cụ thể như sau:
Nguyên liệu hữu cơ: Phụ phẩm chế biến thủy sản hoặc lò giết mổ, than bùn, rác thải và nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp khác.
Khoáng: Bao gồm hóa chất đa lượng như kali hydroxit, acid photphoric, acid nitric, kali nitrat, ammoniac, urê, điamôn phốt phát, mônôamôn phốt phát; hóa vi lượng bao gồm sunphat magie, sunphat mangan, sunphat đồng, sunphat kẽm, sunphat sắt, acid boric, sunphat niken, molipdat amon, natri etylen diamin tetra axetic.
Chất điều hòa sinh trưởng như gibberellic acid, naptalin axetic acid, auxin, brassinolit,… với hàm lượng thấp hơn hoặc bằng 0,5%.
4.2. Quy trình và kỹ thuật sản xuất phân bón lá
Quy trình và kỹ thuật sản xuất phân bón lá tiêu chuẩn được áp dụng hiện nay như sau:
Bước 1: Tổng hợp các thành phần đa lượng gồm tổng hợp K3PO4, (NH4)NO3, sau đó phối trộn cả hai trong bể trung hòa, đồng thời đảm bảo độ pH đạt 6,5.
Bước 2: Tổng hợp các thành phân vi lượng.
Bước 3: Tiến hành phối trộn các thành phần đa lượng và vi lượng với nhau.
Bước 4: Kiểm tra chất lượng phân bón lá để đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
Bước 5: Tiến hành đóng gói để phân phối ra thị trường.
Để thực hiện các bước trong kỹ thuật sản xuất phân bón lá cho rau hoa nói trên, các nhà sản xuất sẽ phải sử dụng dây chuyền sản xuất chuyên dụng để quá trình diễn ra một cách nhanh chóng, chuẩn xác và thuận tiện hơn. Một trong số đó chính là dây chuyền sản xuất phân bón 3A do Công ty CPĐT Tuấn Tú nghiên cứu, chế tạo với khả năng tạo ra phân bón ở dạng bột lẫn viên và được đóng hoàn chỉnh vào bao.
Theo đó, dây chuyền sẽ hoàn thành tất cả các khâu nhờ được trang bị đầy đủ các thiết bị cho từng công đoạn như:
Phễu chứa nguyên liệu 3A với dung tích 2 mét khối, có băng tải 3 mét điều chỉnh được tốc độ để điều phối nguyên liệu là thành phần đa lượng và vi lượng đã phối trộn.
Máy nghiền và đánh tơi nguyên liệu 3A45Kw.
Máy sàng rung 3A5,5Kw có năng suất 4 đến 5,5 tấn mỗi giờ.
Máy đóng bao dạng bột 3A nếu thành phẩm là phân bột.
Nếu sản xuất phân bón lá dạng viên, nguyên liệu từ máy sàng rung sẽ được đưa đến phễu chia liệu 3A.
Máy ép viên phân 3A37Kw sẽ ép nguyên liệu thành phân dạng viên có kích thước 4 - 6 mm, dài 20 - 25mm.
Máy đóng bao dạng hạt 3A sẽ tạo ra những bao phân có cân nặng từ 25 đến 40kg
Như vậy, để quy trình và kỹ thuật sản xuất phân bón lá được thực hiện một cách nhanh chóng, chuẩn xác nhất thì các cơ sở, doanh nghiệp trong lĩnh vực nên sử dụng dây chuyền sản xuất phân bón 3A, giải pháp hoàn hảo và đầy kinh tế đến từ Công ty CPĐT Tuấn Tú. Hãy liên hệ ngay hôm nay để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn thêm về sản phẩm nhé!
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: http://maychannuoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét