22/09/2016
1 nhận xét
Kỹ thuật sạ lúa theo hàng bằng máy kéo tayTrong canh tác ngoài biện pháp làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh thì phương pháp sạ lúa theo hàng là một trong những kỹ thuật mới được áp dụng ở các đồng quê.
Trong canh tác ngoài biện pháp làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh thì phương pháp sạ lúa theo hàng là một trong những kỹ thuật mới được Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu cải tiến từ dụng cụ gieo hàng của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế. Hiện nay, kỹ thuật mới này đang được ứng dụng rộng rãi ở các vùng trồng lúa nước.
I. Lợi ích của sạ lúa hàng:
- Tiến bộ KHKT về công cụ sạ hàng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân. Bởi vì nó mang lại hiệu quả như sau :
- Lượng giống chỉ sử dụng : 60 - 70 kg/ha
- Lúa đẻ nhánh mạnh, có thân cứng, ít đổ ngã.
- Năng suất tăng so với gieo thẳng.
- Chất lượng hạt được cải thiện rất rõ, hạt no đều, màu vàng sáng, khi xay chà tỷ lệ hạt gạo nguyên cao hơn nên giá bán cũng cao hơn.
- Thích hợp cho việc cơ giới hóa ở các khâu khác như : làm cỏ sục bùn, gặt đập liên hợp...
- Sử dụng phân bón ít hơn gieo thẳng.
- Ít sâu bệnh, đặc biệt là ít bị chuột cắn phá.Giảm lượng thuốc BVTV phun trong vụ từ 10 - 20%.
- Rất thích hợp ở mô hình sản xuất lúa giống tại chỗ nhờ kiểm soát được cỏ dại, kiểm soát được sâu bệnh, dễ khử lẫn và chất lượng hạt giống tốt.
- Giảm được nhiều công lao động (dùng loại 06 trống năng suất gieo khoảng 0,6 - 1 ha/ngày).
- Áp dụng được ở tất cả các vụ trong năm.
- Rất thích hợp với ruộng lúa kết hợp nuôi cá, vịt. Vì gốc lúa thông thoáng lại ít dùng thuốc hóa học.
II.CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CHO SẠ HÀNG
1. Chuẩn bị hạt giống:
Chọn lúa giống phải đạt tiêu chuẩn có độ nẩy mầm cao (tỷ lệ nẩy mầm trên 85%), không lẫn tạp, không mang mầm bệnh cần thử độ nẩy mầm trước khi gieo.
- Lúa giống được ngâm trong nước từ 12-24 giờ, sau đó đãi sạch hạt lép lửng và nước chua.
- Để cho hạt ráo nước (2-3 giờ).
- Tiến hành ủ từ 20-24 giờ tùy theo giống sao cho hạt lúa nứt nanh là được. Không nên để mộng ra quá dài rễ xoắn lại hạt sẽ khó rơi ra ngoài khi kéo.
- Để bảo vệ hạt giống, khi gieo có thể khử hạt giống bằng thuốc Regent Hai lúa đỏ với liều lượng 1 chai 250cc/50kg giống hoặc phun trộn đều giống trước khi ủ (2,5 lít nước trộn thuốc phun vào giống).
- Cần lưu ý trước khi sạ 6 giờ không nên tưới nước cho lúa, để hạt lúa khô vừa phải khi gieo hạt lúa sẽ rơi đều mà không bị tắc nghẽn.
- Lượng giống cần dùng cho sạ hàng từ 70-100 kg/ha tùy theo nhu cầu sử dụng.
2. Chuẩn bị đất:
- Đất chuẩn bị cho sạ hàng rất quan trọng, đất phải được cày, sau đó trục kỹ chan bằng mặt ruộng cho đều để chôn vùi cỏ dại và rơm rạ cũng như tránh mầm bệnh từ vụ trước lây lan cho vụ sau:
- Ruộng có hệ thống thoát nước tốt, nên thiết kế hệ thống thoát nước bao quanh bờ hoặc giữa ruộng để thoát nước sau khi trời mưa.
- Chuẩn bị đất cho tốt từ những ngày trước để sáng hôm sau gieo sạ.
III. Kỹ Thuật sạ bằng máy kéo tay theo hàng:
Nguyên lý hoạt động: rắc hạt bằng trống đựng hạt xoay tròn.
Các loại máy gieo hạt thông dụng có 6 trống, gieo được 12 hàng với khoảng cách 16 cm X 2-3cm.
Ưu điểm của phương pháp này là năng suất lao động tăng, giảm bớt công tỉa dăm, ruộng lúa thông thoáng, chủ động độ sâu gieo, chủ động mật độ song yêu cầu làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng để dễ điều tiết nước. Lưu ý: Khi kéo hàng nên nhìn về phía trước để kéo được thẳng hàng và đẹp, đợt đi đầu và đợt đi kế tiếp nên trùng vết bánh xe để đảm bảo khoảng cách.
- Trước khi kéo phải đẩy lui về phía sau nửa vòng xốc cho đều lúa trong các trống và hạt sẽ rơi ra đều hơn.
- Trong khi đang kéo nếu có dừng lại thêm hạt giống, khi kéo tiếp ta phải đẩy lui nửa vòng để tránh khoảng trống sau này không phải dặm lại.
IV. KỸ THUẬT CHĂM SÓC LÚA SẠ THEO HÀNG :
* Chăm sóc ruộng lúa, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch như ruộng lúa bình thường. Nhưng cần lưu ý: Vì ruộng lúa được gieo thưa, ruộng được thông thoáng, khả năng quang hợp tốt nên lúa đẻ nhánh rất sớm và khoẻ. Do đó phải tập trung thâm canh ngay từ đầu để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đảm bảo cho năng suất cao.
- Xử lý thuốc cỏ tiền nảy mầm sau khi sạ 1 - 2 ngày là tốt nhất vì lúa sạ hàng thời gian đầu rất thưa dễ bị cỏ lấn lướt. Giai đoạn sau nếu cần thiết phun thêm thuốc cỏ hậu nảy mầm là đảm bảo diệt cỏ triệt để.
- Cho nước vào ruộng sau khi sạ từ 5 - 7 ngày, tuyệt đối không để ruộng nứt chân chim trong vòng 10 ngày sau khi sạ.
- Giai đoạn đẻ nhánh: Sau khi sạ 15 - 18 ngày trong vụ Đông xuân, 10 - 12 ngày trong vụ Hè Thu phải đảm bảo tỉa dặm xong (và tiến hành bón thúc đẻ nhánh sớm khi lúa được 18 - 20 ngày), mực nước trong ruộng chỉ giữ ở mức 2 - 3 cm. Nhằm giúp cho cây lúa đẻ sớm, đẻ nhanh, đẻ tập trung ngay từ giai đoạn đầu ở những đốt thấp nhất, tạo cho ruộng lúa đồng đều. Vì đây là giai đoạn quyết định số bông hữu hiệu/ khóm.
- Khi lúa đẻ kín hàng (từ 30 - 35 ngày sau khi sạ) tiến hành rút nước phơi ruộng đến nứt chân chim giúp bộ rễ ăn sâu, chết bớt nhánh vô hiệu để ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và đổ ngã.
- Giai đoạn đón đòng: Mực nước trong ruộng nên giữ ở mức 5 - 7cm.
- Giai đoạn ôm đòng: Ðây là giai đoạn bông lúa đang còn nằm trong bẹ lá đòng, chưa xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh. Giai đoạn này quyết định số lượng và chất lượng hạt phấn. Nên trong giai đoạn này, nếu gặp rét hoặc nóng thì cần phải cho nước vào từ 15 - 20cm để chống rét và chống nóng cho cây.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên thăm đồng theo dõi sâu bệnh và chuột gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời. Nhưng cần chú ý một số biện pháp và một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu sau:
- Biện pháp phòng bệnh là quan trọng nhất. Chỉ trừ sâu bệnh khi năng suất có thể bị đe dọa.
VPĐD Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú có phân phối khay mạ ném trên toàn quốc. Bà con có nhu cầu xin gọi số: 0945 796 556 - 0984 930 099
Khay mạ ném
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: http://maychannuoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
Máy sạ lúa kéo tay mua ở đâu, gia bao nhiêu
30/05/2017