20/04/2021
Tổng hợp những cách ủ thức ăn cho lợn hiệu quả nhất
Làm thế nào để chế biến được thức ăn giúp lợn đảm bảo năng suất mà lại tiết kiệm được chi phí luôn là vấn đề mà nhiều bà con nông dân băn khoăn, lo lắng. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi tổng hợp những cách ủ thức ăn cho lợn trong bài viết sau đây. Chỉ cần tham khảo và áp dụng ngay tin rằng vấn đề thức ăn cho lợn nói riêng và thức ăn cho gia súc, gia cầm nói chung không còn là điều khó khăn như trước nữa.
1. Ủ thức ăn cho lợn là gì?
Ủ thức ăn cho lợn được hiểu chính là giải pháp ủ thức ăn bằng các kỹ thuật thô sơ nhằm giúp bảo quản cũng như dự trữ thức ăn chăn nuôi hiệu quả nhất. Hiện nay, có nhiều cách ủ thức ăn cho lợn khác nhau, có thể kể đến như kỹ thuật ủ chua thức ăn xanh hay dung men ủ thức ăn chăn nuôi.
Tuy mỗi phương pháp đều có đặc điểm và quy trình thực hiện khác nhau. Song điểm chung của các kỹ thuật ủ thức ăn cho lợn chính là giúp vật nuôi hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Đồng thời cũng là cách giúp bà con dự trữ được thức ăn lâu dài, tiết kiệm nhiều chi phí hơn trong quá trình chăn nuôi.
Ví dụ: Người nông dân thường có nhiều cám ngô, cám gạo, dây sắn, thân cây ngô,… mà không sử dụng hết thì có thể thực hiện phương pháp ủ chua để dự trữ thức ăn được lâu hơn.
2. Những cách ủ thức ăn cho lợn
2.1. Ủ chua thức ăn xanh cho lợn
Đây là biện pháp giúp bảo quản và dự trữ thức ăn bằng cách lên men yếm khí. Theo đó, thức ăn xanh có thể bảo quản và dự trữ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Từ đó giúp thức ăn thừa được bảo quản tốt hơn, tránh lãng phí. Ngoài ra, khi trải qua quá trình ủ thì thức ăn thô cứng cũng sẽ mềm hơn, giúp lợn dễ tiêu hóa, hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
+ Vì sao cần phải ủ chua thức ăn xanh?
Bên cạnh cỏ tươi thì nguồn thức ăn xanh trong tự nhiên có rất nhiều. Việc sử dụng chỉ mỗi cỏ không sẽ không thể nào đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi, đặc biệt là với trang trại quy mô lớn. Trong khi đó, những loại thức ăn xanh như cây ngô, cây chuối,… lại dồi dào mà khó ăn. Vậy nên làm thế nào để tận dụng được nguồn thức ăn thô xanh này chính là câu hỏi mà rất nhiều hộ nông dân đặt ra.
Ủ chua thức ăn thô xanh là cách hiệu quả giúp dự trữ được thức ăn cả năm mà không sợ thiếu thức ăn theo mùa. Ngoài ra, thức ăn thô cứng cũng được làm mềm hơn, giúp vật nuôi dễ ăn và đảm bảo chất dinh dưỡng cho gia súc. Do đó, thay vì bỏ đi nguồn thức ăn này gây lãng phí thì bà con có thể dự trữ bằng kỹ thuật ủ chua đơn giản.
+ Ủ chua thức ăn xanh cần gì?
Nguyên liệu: Tương tự như cách ủ chua thức ăn cho cá, cho gà, khi ủ chua thức ăn xanh cho lợn bà con có thể dùng bằng nguyên liệu tươi hay khô đều được miễn là không bị hư, mốc và lẫn tạp chất.
Hố ủ hoặc túi ủ: Nếu chọn hố ủ thì phải đảm bảo hố ủ chắc chắn, cứng cáp, khô ráo và được đậy kín để nước và côn trùng không xâm nhập vào trong được. Còn với túi ủ thì bạn nên ưu tiên túi bạt để dễ cho nguyên liệu vào trong và bị kín để không khí không thể lọt được vào bên trong.
Độ ẩm: Cách ủ thức ăn cho lợn này yêu cầu độ ẩm tiêu chuẩn đạt từ 60 đến 70%. Trường hợp bà con sử dụng nguyên liệu khô thì nên bổ sung thêm rỉ mật.
Kỹ thuật nén: Đưa từng lớp nguyên liệu vào trong hố ủ hoặc túi ủ. Sau khi nén chặt được một lớp thì mới cho lớp tiếp theo và cứ như vậy thực hiện cho đến khi hết nguyên liệu.
+ Chuẩn bị nguyên liệu ủ chua thức ăn xanh
Thức ăn xanh để ủ chua cho lợn khá đa dạng, có thể kể đến như thân cây ngô, đọt chuối, cỏ voi,… Ngoài ra cũng cần thêm cám gạo hay bột ngô không bị ẩm mốc, hư hỏng. Cuối cùng là muối ăn nhằm mục đích bổ sung thêm chất khoáng và giúp vật nuôi ăn ngon hơn.
+ Quy trình ủ chua thức ăn xanh
Bước 1: Thái nhỏ nguyên liệu và trộn đều
Bạn cần thái nhỏ nguyên liệu với kích thước từ 3 đến 5cm. Sau đó đem trộn nguyên liệu cùng với muối và bột cám gạo hay cám ngô. Điều cần lưu ý trước khi phối trộn đó là thức ăn xanh phải được phơi để đảm bảo độ ẩm đạt tiêu chuẩn như chia sẻ ở trên.
Bước 2: Tiến hành ủ
Với cách ủ bằng túi ủ thì bà con cần cho thức ăn vào trong túi ủ càng nhanh càng tốt. Nên nhớ phải cho từng lớp vào túi, tránh nhét hỗn độn. Sau khi nhét lớp đầu tiên vào thì hãy tiến hành nén chặt cho hết không khí rồi mới nén tiếp lớp thứ 2. Nén xong đến khi hết nguyên liệu và túi ủ đầy thì hãy buộc chặt lại để không khí không lọt vào bên trong gây hư hỏng thức ăn. Đặt túi ủ ở nơi khô ráo để tránh côn trùng xâm nhập làm thủng túi, không khí xâm nhập vào làm thức ăn không được ủ chua thành công.
Riêng đối với nguyên liệu là cỏ voi thì khi ủ trong hố ủ phải có lớp rơm khô lót bên dưới và bao tải dứa xung quanh. Nén nguyên liệu cũng tương tự như khi thực hiện với túi ủ. Điều bạn cần lưu ý đó là trước khi ủ phải làm vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước rồi mới được cho nguyên liệu ủ vào. Xếp nguyên liệu đầy hố xong hãy cho một lớp dạ lên trên cùng rồi đậy kín lại, đảm bảo không để nước và không khí có cơ hội xâm nhập vào bên trong.
+ Lưu ý khi ủ chua thức ăn cho lợn
Thức ăn xanh sau khi được ủ chua được 6 đến 8 ngày thì có thể mang ra dùng được.
Trong quá trình ủ chua tuyệt đối không được tháo mở nắp hố ủ hay dây buộc túi ủ nhiều lần vì không khí tiếp xúc vào sẽ làm hư hỏng thức ăn.
Bạn có thể sử dụng máy hút chân không để hút hoàn toàn không khí ra ngoài, đảm bảo thức ăn đặt được chất lượng đúng như ý.
2.2. Ủ thức ăn cho lợn bằng men vi sinh
Hiện nay, kỹ thuật ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh cũng được khá nhiều người áp dụng. Mặc dù quy trình thực hiện của nó có phần phức tạp hơn so với việc ủ chua, song chỉ cần thực hiện đúng hướng dẫn bên dưới thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
+ Ủ thức ăn cho lợn bằng men vi sinh là gì?
Đây là phương pháp làm chín thức ăn mà không cần phải sử dụng nhiệt đun nấu. Bà con có thể ủ cám ngô, ủ bã đậu, dùng men ủ thức ăn chăn nuôi dạng khô hay men ướt đều được. Với cách ủ thức ăn bằng men vi sinh như thế này sẽ giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi, đồng thời cũng đảm bảo năng suất đúng như ý muốn.
+ Lợi ích khi ủ thức ăn cho lợn bằng men vi sinh?
Giúp cho đàn lợn phát triển nhanh chóng mà chỉ cần sử dụng đến nguồn thức ăn tự nhiên, không cần phải sử dụng đến thức ăn công nghiệp.
Giảm lượng thức ăn cần trong chăn nuôi mà lợn vẫn đảm bảo no, lớn nhanh, cắt bớt được nhiều chi phí chăn nuôi.
Bà con có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, giá rẻ như chuối, khoai, rau, cám,… kết hợp cùng men ủ vi sinh để chế biến thức ăn cho lợn.
Bổ sung các vi sinh vật có lợi cho đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm khả năng nhiễm bệnh về đường ruột, tăng sức đề kháng, giảm chi phí thuốc men gia súc.
Hạn chế phế thải ra ngoài môi trường, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tối đa.
+ Mua men vi sinh ở đâu?
Hiện nay trên thị trường không hiếm địa chỉ phân phối loại men ủ thức ăn chăn nuôi, song công ty CPĐT Tuấn Tú vẫn là một địa điểm lý tưởng dành cho khách hàng. Hiện nay công ty của chúng tôi đang phân phối loại men ủ vi sinh BTV với giá phải chăng, cho phép ủ lên men được nhiều loại thức ăn để phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm mà không phải loại men ủ vi sinh nào trên thị trường cũng đáp ứng được.
Khi dùng men vi sinh BTV của công ty CPĐT Tuấn Tú để ủ thức ăn sẽ đảm bảo giúp vật nuôi tiêu hóa tốt, hỗ trợ việc hấp thụ dinh dưỡng có trong thức ăn, tăng cảm giác ngon miệng, mau lớn, đẻ sai, tăng khả năng tiết sữa, không bị còi xương, da trơn, lông mượt, tăng trọng nhanh.
+ Chuẩn bị nguyên liệu ủ thức ăn với men vi sinh
Bà con cần chuẩn bị các chế phẩm giàu tinh bột như cám ngô, khoai, cám gạo,…Tốt nhất là hãy kết hợp phối trộn từ 2 đến 3 loại chế phẩm này để giúp thức ăn đảm bảo chất lượng cao hơn.
Bà con nên dùng bột ngô để thực hiện cách ủ cám ngô chua đơn giản hơn, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp thêm các phụ liệu như bột sắn, cám gạo,… Song cần phải đảm bảo nguyên liệu bột ngô chiếm tỉ lệ cao nhất từ 60 đến 65%.
Bột sắn sẽ chiếm ít hơn trong thành phần các nguyên liệu ủ thức ăn, khoảng 30% trong hỗn hợp.
Bã sắn, bã đậu chỉ nên duy trì tỉ lệ dưới 25% trong hỗn hợp.
+ Cách thực hiện ủ thức ăn bằng men vi sinh
Có hai cách ủ thức ăn cho lợn bằng men vi sinh là ủ bằng men ướt hoặc ủ bằng men khô. Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản như sau:
Phương pháp lên men khô
Đây là phương pháp thích hợp ứng dụng trong các mô hình trang trại, yêu cầu lượng thức ăn nhiều và nên ủ trong bao tải để tiết kiệm. Nhìn chung, kỹ thuật ủ thức ăn cho lợn này có yêu cầu cao, vì thế mà tốn nhiều công sức và kén nguyên liệu. Bà con chỉ được phép sử dụng các loại bột như bột cám gạo, bột cám ngô,… Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 100kg bột ngô hoặc cám gạo. Lượng thức ăn dùng cho 1 lợn một ngày sẽ được cho vào 1 thùng hoặc 1 túi ủ riêng.
Bước 2: Đổ vào thùng ủ khoảng 40 đến 45 lít nước. Tiếp đó cho thêm 0.5kg men ủ vi sinh BTV và 2kh bột ngô hay bột cám gạo. Khuấy tất cả đều ra và để nguyên trong thời gian 1 giờ.
Bước 3: Đổ hết nguyên liệu còn lại vào rồi đánh cho hỗn hợp được tơi ra. Sau đó cho hỗn hợp vào thùng hay bao nhưng nên nhớ không được nén quá chặt. Đậy kín và buộc miệng túi chặt sau khi để hở miệng được từ 5 đến 6 giờ.
Bước 4: Nếu điều kiện nhiệt độ trên 30 độ thì thời gian ủ yêu cầu là 24 đến 36 giờ. Còn nếu nhiệt độ dưới 25 độ thì bạn nên từ 36 đến 48 giờ.
Lưu ý khi ủ men khô: Không được xếp chồng các bao nguyên liệu lên nhau. Trong quá trình cho nguyên liệu vào thùng hay bao cũng không được nén. Đảm bảo duy trì nhiệt độ ủ ổn định, tránh để lọt không khí vào bên trong túi ủ, hố ủ vì như vậy sẽ xuất hiện nấm mốc trắng.
Phương pháp lên men ướt
Đây là phương pháp ủ thức ăn được đánh giá là đơn giản, dễ làm và cũng không tốn quá nhiều thời gian, công sức. Theo đó, thức ăn được lên men ướt có thể tiến hành nhanh chóng trong mọi điều kiện khác nhau. Bạn cũng có thể kết hợp các loại bột cùng bã đậu, sắn, rau,… để ủ thức ăn. Lúc này chất lượng của thức ăn chẳng những không thay đổi mà thậm chí còn tốt hơn. Về quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 100kg bột ngô, 0.5kg men vi sinh BTV và thùng ủ thức ăn. Nếu không có bột ngô bạn có thể thay bằng bột cám gạo hay bã đậu.
Bước 2: Đổ 100 lít nước sạch vào trong thùng ủ thức ăn rồi cho tiếp 0.5kg men và 4kg bột ngô vào. Khuấy tất cả cho đều rồi để nguyên trong vòng 1 giờ.
Bước 3: Đợi 1 giờ sau thì cho nốt phần bột ngô còn lại vào. Khi đổ nên nhớ phải từ từ và kết hợp với thao tác trộn để hỗn hợp nguyên được đều nhau. Quan sát thấy nước hơi ngập mặt bột nghĩa là đã đạt yêu cầu. Còn nếu thấy nước ít quá thì có thể thêm vào và khuấy từ từ.
Bước 4: Ngâm hỗn hợp bột, men vi sinh BTV và nước trong thời gian 6 đến 8 giờ liên tục rồi đậy kín lại.
Bước 5: Vào mùa hè nên để thùng ủ ở nơi khô ráo, thoáng mát. Còn vào mùa đông nên để thùng ủ thức ăn cho lợn ở nơi ấm áp.
Lưu ý về thời gian ủ sẽ kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày tùy theo điều kiện của nhiệt độ. Nếu nhiệt vượt quá 30 độ C thì thời gian ủ chỉ cần 1 ngày. Còn nếu nhiệt độ dưới 30 độ thì nên ủ từ 1 đến 2 ngày, mở ra nếu thấy thức ăn có mùi thơm và chua nhẹ thì nghĩa là bạn đã thực hiện đúng kỹ thuật.
+ Một số lưu ý trong quá trình ủ
Quá trình lên men sẽ sinh ra khí. Vậy nên khi đổ nguyên liệu vào thùng không được đầy miệng mà hãy cách 15cm để khi thức ăn nở ra vừa miệng, không bị tràn khỏi thùng ủ hay túi ủ.
Trong điều kiện thời tiết se lạnh vào mùa thu đông thì nên tiến hành ủ thức ăn 1 lần và sử dụng trong vài ngày. Còn nếu điều kiện thời tiết trên 30 độ C thì nên cho lợn ăn khi cám đã ủ được 2 ngày.
Tránh để không khí bên ngoài lọt vào trong dễ gây nấm trắng xuất hiện trên thức ăn. Tốt nhất chỉ nên dùng một lượng thức ăn vừa đủ dùng 1 đến 2 ngày cho vào một thùng và đậy kín lại. Trong trường hợp nấm xuất hiện ở thức ăn ủ chua nhưng ít, không đáng kể thì có thể dùng cho lợn ăn mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.
3. Cách cho lợn ăn thức ăn đã được ủ chua
Sau khi thực hiện việc ủ thức ăn cho lợn thì nhiệm vụ tiếp mà bà con cũng cần phải lưu ý đó là cho ăn làm sao cho đúng cách và hiệu quả nhất. Theo đó bà con có thể lưu ý những vấn đề sau:
Trước khi cho lợn ăn phải trộn đều thức ăn lên.
Nếu lợn thích ăn thức ăn khô thì hãy trộn thức ăn đã ủ với thức ăn đậm đặc. Còn nếu lợn thích ăn thức ăn ướt thì có thể pha thêm nước để thức ăn thành dạng lỏng.
Cách ủ thức ăn cho lợn thực chất giải pháp làm tăng lượng tinh bột ở trong nguyên liệu đem ủ và không cần phải sử dụng nhiệt để làm chín thức ăn. Vậy nên khi dùng thức ăn đã ủ cho lợn bà con cũng nên kết hợp cùng thức ăn đậm đặc để bổ sung thêm chất đạm, chất béo, vitamin và một số vi lượng khác để giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, tiết kiệm thức ăn.
Bà con nên chọn loại thức ăn đậm đặc có hàm lượng trên 45% để mang lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất. Sau khi trộn thức ăn ủ chua cùng thức ăn đậm đặc cần cho lợn ăn ngay.
Cho lợn ăn một ngày 2 bữa hoặc có thể tăng thêm tùy theo nhu cầu của vật nuôi.
Thay vì sử dụng thức ăn công nghiệp thì áp dụng kỹ thuật ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh hay ủ chua thức ăn xanh chính là giải pháp tiết kiệm chi phí đầu vào và kiểm soát được chất lượng nguồn thức ăn, giúp đàn vật nuôi tăng trọng nhanh, tăng sức đề kháng. Vì vậy còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào thực hiện những cách ủ thức ăn cho lợn mà chúng tôi chia sẻ ở trên đây chứ?
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: http://maychannuoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét