26/03/2021
Cách ủ bã mía nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao
Mía là một trong những loại cây trồng phổ biến tại Việt Nam và thường được dùng để sản xuất đường, quá trình này sẽ tạo ra bã mía từ việc ép lấy nước với hàm lượng từ 80% đến 90% bên trong thân cây. Một điều khá bất ngờ là phụ phẩm tưởng chừng chỉ có thể bỏ đi này lại rất có ích trong lĩnh vực nông nghiệp, khi bà con có thể áp dụng cách ủ bã mía nuôi tôm để đạt được hiệu quả kinh tế cao khi nuôi trồng thủy sản.
1. Những ứng dụng tuyệt vời của bã mía
Bã mía là phần sẽ thu được sau quá trình ép thân cây lấy nước, chúng có giá trị năng lượng cũng như protein rất thấp nhưng lại là nguồn cung cấp chất xơ hết sức hữu ích. Với đặc tính này, chúng ta có thể tái sử dụng bã mía và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống, có thể kể đến như:
- Được cho vào máy xay nhuyễn, đem sấy rồi cho vào máy ép để tạo ra những viên nén có độ rắn chắc cao, sau đó dùng làm nguồn cung cấp chất đốt với mức nhiệt lượng đạt từ 4.200 đến 4.700 kcal/kg.
- Được dùng làm nguyên liệu sản xuất bột giấy, làm ván ép,…
- Dùng làm đệm lót chuồng trại chăn nuôi.
- Thông qua phương pháp xử lý phù hợp có thể dùng làm vật liệu lọc nước tự nhiên rất tốt.
- Làm thức ăn gia súc thay thế cho rơm, cỏ thông qua quá trình lên men.
- Dùng bã mía trồng cây bằng cách lên men tạo thành phân bón.
- Áp dụng cách ủ bã mía trồng nấm để làm giá thể trồng nấm.
- Ủ bã mía làm thức ăn cho tôm.
Máy nghiền xơ dừa, rơm, bã mía kiểu ống tròn 3A16Hp
Có thể thấy rằng, bã mía có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khi có thể tạo ra một loại thức ăn với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo độ dinh dưỡng, giúp tôm cá sinh trưởng, phát triển tốt đồng thời tạo ra nguồn cung thực phẩm sạch cho thị trường. Cũng nhờ vậy, người nuôi tôm sẽ có thu nhập cao và ổn định hơn so với sử dụng các loại thức ăn công nghiệp.
2. Cách ủ bã mía nuôi tôm như thế nào?
Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ một số nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết, bà con có thể dễ dàng ủ bã mía làm thức ăn thủy sản ngay tại nhà với chi phí thấp.
2.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu
Một số nguyên liệu cần thiết mà bà con cần chuẩn bị bao gồm:
- 70 kg bã mía, bà con có thể tìm gom tại các điểm thu mua bã mía hoặc liên hệ người thân quen.
- 30 kg cám gạo.
- Men ủ vi sinh.
Trong các nguyên liệu nói trên, men vi sinh sẽ là phần quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của quá trình ủ lên men. Để đạt kết quả tốt nhất, bà con có thể chọn men ủ vinh sinh BTV do thương hiệu 3A thuộc công ty CPĐT Tuấn Tú phân phối. Đây là chế phẩm men vi sinh chuyên dùng để ủ lên men các loại thức ăn gia súc, gia cầm cùng nhiều loài vật nuôi khác.
Hiện nay, sản phẩm đang được 3A phân phối với mức giá hết sức hợp lý với hầu hết bà con để tự sản xuất thức ăn chăn nuôi tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm, bà con có thể liên hệ với công ty Tuấn Tú để được tư vấn tận tình và chuyên nghiệp nhất.
Ngoài những nguyên liệu nói trên, bà con cũng cần chuẩn bị túi nilon hoặc bao có lớp lót nilon bên trong nhằm đảm bảo môi trường yếm khí, cùng với đó là cuốc, xẻng để trộn nguyên liệu hoặc nếu có thể trang bị máy băm nghiền đa năng 3A thì càng tốt hơn nữa, vì thiết bị sẽ giúp băm nhuyễn các loại nguyên liệu, phụ phẩm nông nghiệp một cách dễ dàng.
2.2. Tiến hành ủ bã mía làm thức ăn nuôi tôm
Cách ủ bã mía nuôi tôm cũng khá đơn giản và gồm các bước như sau:
- Bước 1: trộn bã mía và cám gạo với nhau theo tỉ lệ 70/30, tức cứ 70kg bã mía thì trộn với 30kg cám gạo.
- Bước 2: cho thêm 2% men ủ vi sinh BTV vào hỗn hợp nói trên.
- Bước 3: cho vào túi nilon hoặc bao tải rồi nén chặt, sau đó đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào để đảm bảo tình trạng yếm khí.
- Bước 4: sau 3 tuần ủ thì đã có thể sử dụng làm thức ăn cho tôm.
2.3. Cách thức cho tôm ăn
Như đã đề cập, sau khi ủ được 3 tuần thì bà con đã có thể sử dụng sản phẩm thu được làm thức ăn cho tôm, được dùng để thay thế cho một số loại thức ăn công nghiệp với lượng từ 40% đến 60%. Bà con cũng cần lưu ý là cho tôm ăn đến đâu thì lấy đến đó, không nên lấy ra quá nhiều và tiếp tục phủ kín phần còn lại để tránh làm hỏng thức ăn.
Một trong những bí quyết thành công dành cho bà con là hãy bổ sung thêm một lượng nhỏ carbonhydrate dễ lên men, chẳng hạn như rỉ mật, xác mì, khoai lang, cám,… để gia tăng khả năng tiêu hóa chất xơ của vật nuôi.
Trên đây là cách ủ bã mía nuôi tôm đơn giản và mang lại hiệu quả kinh tế cao, khi có thể tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu là phụ phẩm nông nghiệp với chi phí thấp, để từ đó tạo ra một loại thức ăn giúp vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, mau ăn chóng lớn và cho hiệu quả nuôi trồng cao hơn.
Chúc bà con thành công và nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với 3A để được tư vấn tận tình nhé!
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: http://maychannuoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong
0 nhận xét