14/12/2017
Thưa bà con nông dân thân mến, qua 30 năm đổi mới, ngành Nông nghiệp của Việt Nam có những bước phát triển nhảy vọt. Nước ta hiện, xuất khẩu nông sản đến 180 quốc gia trên thế giới. Nhiều năm liền, Việt Nam luôn đứng trong top 15 quốc gia xuất khẩu nông sản nhiều nhất. Năm 2016, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt 32 tỷ USD. Dự kiến, năm nay (2017) con số này sẽ lên tới 36 tỷ USD.
Nông dân Việt Nam vốn cần cù, chịu khó sáng tạo làm giàu trên đồng ruộng quê hương. Trong số đó, có những người khao khát vươn lên nhưng khó khăn về đồng vốn. Trước nhu cầu lập hồ sơ dự án xin Nhà nước hỗ trợ vốn nuôi trồng của nhiều nông dân, Công ty CP Đầu tư Tuấn Tú (thương hiệu máy nông nghiệp 3A) xin giới thiệu tới mẫu nội dung hồ sơ lập Dự án xin vốn sản xuất, để bà con tham khảo, ứng dụng phù hợp với thực tế của mình:
DỰ ÁN XIN VỐN THÀNH LẬP TRANG TRẠI
Chương I: Mở đầu
Đặt vấn đề:
- Kính gửi cơ quan chức năng (UBND huyện…; UBND xã…):
- Trình bày lý do xin thành lập Dự án
- Bà con nêu rõ địa điểm xin lập Dự án, mục đích nuôi trồng cây, con gì; thời gian dự kiến triển khai Dự án, khẳng định mong muốn được cấp vốn thành lập Dự án tại địa điểm đó.
- Các hạng mục thực hiện như: Hệ thống đê bao canh tác, hệ thống tưới tiêu; mở đường vận chuyển.
Chương II: Mục tiêu Dự án
- Hình thành khu trồng trọt, sản xuất chuyên nghiệp, hiệu quả
- Lợi ích Dự án mang lại: Dự kiến số lao động thường xuyên, lương trung bình. Khẳng định ý nghĩa góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động địa phương.
Chương III: Địa điểm Dự án và điều kiện KTXH tại khu vực triển khai Dự án
I. Địa điểm thực hiện Dự án
- Vị trí khu đất
- Qui mô, diện tích.............(ha)
- Bà con nêu rõ sử dụng trồng trọt được bao nhiêu ha.
II. Nguồn nước
- Nêu rõ đặc thù nguồn nước, dồi dào hay khan hiếm, phương án khai thác, sử dụng
III. Dân cư xung quanh
- Thể hiện vị trí Dự án cách xa khu dân cư xung quanh (khoảng cách cụ thể), khẳng định dự án không gây ô nhiễm môi trường, tuyệt đối không ảnh hưởng đời sống dân cư.
- Tái khẳng định ý nghĩa dự án.
Chương IV: Quy mô và nội dung Dự án
I. Nội dung
Trình bày 4 giai đoạn thực hiện đầu tư và thiện mô hình canh tác:
+) Giai đoạn 1:
- Cải tạo đất và cải thiện cơ sở hạn tầng (như điện, đường, trạm, Nhà điều hành)
- Thời gian thực hiện:
- Dự trù kinh phí
+) Giai đoạn 2:
- Gieo trồng: Gồm thời vụ, dự trù kinh phí, thời gian thực hiện.
+ Giai đoạn 3:
- Chăm sóc và bảo quản (nêu rõ cách chăm sóc, chi phí, cách bảo vệ)
+) Giai đoạn 4:
- Thu hoạch (thời vụ thu hoạch, phương thức thu hoạch và bảo quản, tiêu thụ- đơn vị bao tiêu, đầu ra ổn định).
Lưu ý: Bà con nên khẳng định, dự án kéo dài và có thể điều chỉnh để đạt hiệu quả cao nhất. Trường hợp có điều chỉnh sẽ trình các cơ quan chuyên môn xem xét, hỗ trợ đem đến kết quả thiết thực.
II. Đầu tư
1. Lập kế hoạch Dự án trình cơ quan chức năng phê duyệt, hỗ trợ.
2. Khi được phê duyệt sẽ tiến hành thực hiện gồm:
- Cải tạo đất
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Hệ thống tưới tiêu, Nhà điều hành, kho, bãi, mở đường, kéo điện
- Dự toán các chi phí: Gồm chi phí xây dựng hạ tầng, chi phí mua trang thiết bị, chi phí sản xuất (giống, vốn, phân bón… nhân công…)
Chương V: Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội sau 1 năm Dự án hoạt động
I. Dự kiến doanh thu
- Sản lượng, giá bán
- Doanh thu, lợi nhuận
II. Hiệu quả xã hội
- Dự kiến số lao động ổn định, mức lương trung bình
- Lao động phổ thông, tiền công chi trả
- Ý nghĩa góp phần tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động địa phương.
Chương VI: Khái quát và kiến nghị
- Tái khẳng định qui mô, ý nghĩa Dự án bằng câu chữ ngắn gọn, xúc tích.
- Bày tỏ kiến nghị cơ quan chức năng xem xét phê duyệt Dự án.
- Viết lời cảm ơn.
- Ngày tháng năm lập Dự án
- Người lập Dự án ký tên.
- Thông tin liên hệ: Tên, địa chỉ, số điện thoại.
Bà con kính mến, qua bài viết này, Công ty CP Đầu tư Tuấn Tú mong rằng giúp bà con hoạch định được kế hoạch, hồ sơ xin vốn phát triển sản xuất. Một lần nữa, xin kính chúc bà con lời chúc thành công, hạnh phúc!
Nhóm tác giả.
0 nhận xét